Vì sao Nga lưỡng lự giao tên lửa S-300 cho Syria?
Dù ký hợp đồng 1,1 tỷ USD với Syria từ 2011 nhưng Nga vẫn im hơi và không hề có kế hoạch giao hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho nước này.
Dù ký hợp đồng 1,1 tỷ USD với Syria từ 2011 nhưng Nga vẫn im hơi và không hề có kế hoạch giao hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho nước này.
Truyền thông Nga cho biết, hôm 25/4 người đứng đầu Cơ quan hợp tác Kỹ thuật- Quân sự Liên bang Nga đã khẳng định, Nga hiện chưa hề có kế hoạch khôi phục lại hợp đồng chuyển giao các hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Syria.
S-300 được NATO định danh là SA-21 Growler là hệ thống tên lửa phòng không có khả năng phóng các tên lửa đất đối không tiêu diệt các mục tiêu trên không như trực tăng, máy bay chiến đấu và các tên lửa hành trình hoặc tên lửa đạn đạo, trong phạm vi từ 5-150 km. Đáng chú ý cùng một lúc S-300 có thể theo dõi lên tới 12 mục tiêu, tấn công 6 mục tiêu với tốc độ hành trình 1.800 m/giây.
Video đang HOT
Hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Nga. (Nguồn: Sputniknews).
Từ năm 2011, tức thời điểm trước khi khủng hoảng ở Syria dẫn tới cuộc nội chiến vào tháng 3 cùng năm, Nga và Syria đã ký kết một hợp đồng trị giá 1,1 tỷ USD về việc cung cấp 4 hệ thống S-300 cho Syria.
Nhưng cho đến nay hợp đồng đó vẫn đang trong tình trạng chết lâm sàng. “Không, chúng tôi không có kế hoạch khôi phục hợp đồng”, Alexander Fomin – người đứng đầu Cơ quan hợp tác Kỹ thuật- Quân sự Liên bang Nga trả lời trước báo chí.
Mặc dù ông Alexander Fomin không tiết lộ cụ thể lí do của việc trì hoãn hợp đồng trên, nhưng trước đó vào tháng 6/2013, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã xác nhận rằng hợp đồng bán S-300 được ký kết với Syria chưa được thực hiện để không làm phá vỡ sự cân bằng sức mạnh trên mặt đất.
Sự trì hoãn đó trước đây cũng từng làm Syria “ nóng ruột”. Theo TASS, vào năm 2014 chính phủ Syria đã kêu gọi Moscow chuyển giao tên lửa S-300 vì lo sợ sẽ thiếu vũ khí cần thiết để chống lại một cuộc tấn công tiềm năm của Mỹ vào nước này.
Văn Biên
Theo_Kiến Thức
Nga bàn giao máy bay huấn luyện Yak-130 cho Myanmar vào cuối năm 2016
Theo một nguồn tin quân sự, tập đoàn xuất khẩu quốc phòng Nga Rosoboroexport và nhà sản xuất Irkut có kế hoạch bàn giao 3 chiếc máy bay huấn luyện Yak-130 cho Myanmar vào cuối năm nay.
Vào tuần trước, trưởng phòng hợp tác quốc tế của công ty công nghệ quốc gia Rostec Nga, ông Viktor Kladov nói với hãng tin RIA Novosti rằng, Myanmar và các nước Mỹ Latin, Bắc Mỹ đang để ý đến mẫu máy bay huấn luyện Yak-130 mới của Nga.
Máy bay huấn luyện Yak-130
Đến nay, tờ Kommersant trích dẫn các nguồn tin quân sự khẳng định rằng, kế hoạch bàn giao một lô 3 chiếc Yak-130 cho Myanmar sẽ được thực hiện ngay cuối năm 2016. Ngoài ra, các chuyên gia Nga cũng sẽ hỗ trợ thành lập một trung tâm huấn luyện bay chuyên dụng ở Mynamar trước cuối năm 2017.
Bộ Quốc phòng Myanmar đã kí hợp đồng mua Yak-130 vào tháng 6-2015, 3 năm sau khi quốc gia Đông Nam Á này bày tỏ sự thích thú mới mẫu máy bay huấn luyện mới này. Hiện tại, công ty Irkut đang tiếp tục tiếp thị chiếc Yak-130 ra thị trường Đông Nam Á với kế hoạch cho phi công của nhiều nước bay thử nghiệm để làm quen với chiếc máy bay này.
Yak-130 là máy bay huấn luyện chiến đấu có các tính năng mô phỏng gần giống với các chiến đấu cơ 4 bao gồm Su-30, MiG-29, Eurofighter Typhoon, Rafale. Yak-130 có nhiều đặc tính nổi bật như buồng lái được trang bị các thiết bị cảnh báo kĩ thuật số và có khả năng vận hành bay giống với các mẫu máy bay tấn công hiện đại khác. Mặc dù, mẫu máy bay này nhỏ nhắn tuy nhiên lại có thể mang được 3 tấn vũ khí bao gồm bom KAB-500, tên lửa không đối không tầm ngắn R-73, tên lửa dẫn đường bằng laze Kh-25 và các hệ thống súng máy có sức công phá lớn.
Theo_An ninh thủ đô
Nga triển khai "binh hùng tướng mạnh" tới Bắc Cực Phó tư lệnh Lực lượng Phòng không Vũ trụ Nga cho biết, nước này đã triển khai các hệ thống tên lửa/pháo phòng không PantsirS1 và có kế hoạch triển khai máy bay đánh chặn MiG-31 tại Bắc Cực. Thiếu tướng Kirill Makarov nói với đài phát thanh Nga rằng: "Chúng tôi đã triển khai 3 hệ thống phòng không Pantsir và có...