Vì sao Nga không muốn chiến tranh với Ukraina
Các cuộc biểu tình đòi ly khai trên khắp miền đông Ukraina đã dấy lên mối lo ngại về một cuộc sáp nhập giống như Crưm với việc tình báo Mỹ loan tin có khoảng 40.000 binh sĩ Nga đóng dọc biên giới Ukraina.
Nhưng tờ New York Times của Mỹ dẫn lời các nhà phân tích, cho hay các mục đích của Moscow ẩn ý hơn rất nhiều, và tập trung vào chiến lược lâu dài nhằm ngăn Ukraina thoát khỏi quỹ đạo kinh tế và quân sự của Nga.
Cộng hòa tự trị Crưm sáp nhập vào Nga.
Để đạt tới đó, Kremlin đã đưa ra một yêu cầu trọng tâm mà mới nhìn qua, điều này không phải là quá vô lý. Moscow muốn Kiev chấp nhận một hệ thống chính quyền liên bang, và người đứng đầu các bang trên khắp Ukraina sẽ được trao nhiều quyền hơn.
“Một cấu trúc liên bang sẽ đảm bảo rằng Ukraina không chống lại Nga” – ông Sergei A. Markov, một chiến lược gia chính trị người Nga thân Kremlin, nhận định.
Các quan chức Nga nói rằng họ có tầm nhìn về một hệ thống ở Ukraina mà trong đó, các vùng sẽ bầu nên các lãnh đạo của mình và bảo vệ lợi ích kinh tế, văn hóa cũng như truyền thống, tôn giáo, bao gồm cả việc gây dựng quan hệ kinh tế độc lập với Nga.
Nhưng rất nhiều chuyên gia bác bỏ kế hoạch này. “Đây là một hình thức khác nhằm làm suy yếu và buộc Ukraina phải phụ thuộc” Lilia Shevtsova, một nhà phân tích tại Trung tâm Carnegie Moscow nhận định.
Một chính trị gia đối lập của Nga là Vladimir A. Ryzhkov nhận định: Tổng thống Putin muốn &’Ukraina một là tuyệt đối trung lập, hai là phụ thuộc vào Moscow’. “Nếu anh có một chính quyền trung ương yếu và các tỉnh trưởng mạnh, anh có thể làm việc trực tiếp với các tỉnh trưởng thay vì với Kiev”.
Mỹ một mặt ủng hộ việc phân quyền, mặt khác lại phản đối việc giao phó quá nhiều quyền lực cho các vùng.
Rất nhiều nhà phân tích nói rằng vấn đề đang phủ bóng lên Ukraina không đơn giản là mâu thuẫn Đông – Tây. Quyền lực thực tế của Nga nằm ở chỗ, Ukraina phải hành xử khéo léo, linh hoạt, sao cho vẫn vừa lòng Nga trong khi vẫn bảo toàn được độc lập của mình. Điều này sẽ là tâm điểm trong vấn đề liên bang hóa ở Ukraina.
Các quan chức Nga thì rất rõ về mục đích của mình. “Một chính quyền tập trung sẽ chỉ có lợi cho những người cấp tiến” – Sergei A. Zheleznyak, phó phát ngôn viên của Quốc hội Nga, phát biểu.
Nhiều nhà phân tích cho rằng nếu Hiến pháp Ukraina không có sự cân bằng hơn (giữa cả hai miền đông – tây) thì Nga có thể sẽ có biện pháp trước kỳ bầu cử Tổng thống Ukraina vào ngày 25/5 tới – khi mà chính quyền và hiến pháp mới sẽ hình thành.
Người biểu tình thân Nga tại Donetsk đòi ly khai. Ảnh: RT
Dù rằng hiện nay không ai có thể dự đoán được Kremlin sẽ làm gì trong những tuần kế tiếp, các nhà phân tích vẫn chỉ ra ba kết quả có thể xảy ra.
Video đang HOT
Trước tiên, Nga có thể sẽ tác động vào bầu cử Tổng thống ở Ukraina với một ứng viên mà họ thiện cảm, hoặc họ có thể thành công trong việc đặt ra thể chế liên bang mà họ cần nhằm nắm quyền phủ quyết chính sách kinh tế và quân sự.
Cho tới lúc này chưa có ứng viên nào đứng hẳn về phía Moscow. Nhưng cũng không có lãnh đạo nào ở Ukraina liều lĩnh gây hiềm khích với Nga vì 1/3 hàng hóa của Ukraina lúc này đang xuất khẩu sang Nga.
Nga muốn Ukraina có một hiến pháp trao quyền nhiều hơn cho các tỉnh trưởng. Các nhà phân tích cho rằng dàn xếp ổn thỏa nhất có thể là thứ gì đó gắn liền với điều mà mọi người hay gọi là việc &’liên bang hóa và Phần Lan hóa’ Ukraina. Sau Thế chiến II, Phần Lan đã có một cách tiếp cận rất thực tế đối với láng giềng khổng lồ của mình – vẫn không gia nhập NATO, và tránh gia nhập Liên minh châu Âu mãi cho tới năm 1991, tức là sau khi Liên Xô sụp đổ.
Kết cục thứ hai có thể là một vụ sáp nhập kiểu Crưm – phiên bản II, với việc cư dân ở miền đông và nam Ukraina bỏ phiếu trưng cầu dân ý sáp nhập vào Nga. Những người biểu tình ở Donetsk đã tuyên bố rằng họ muốn làm cách này vào ngày 11/5, nhưng Moscow chưa thể hiện sự đồng tình.
Điều khiến quan chức Ukraina lo ngại là Kremlin có thể đổi ý và yêu cầu một cuộc trưng cầu dân ý nếu họ thấy rằng hiến pháp mới là không hiệu quả. Điều này đổi lại có thể dẫn tới một cuộc tấn công quân sự bất ngờ. Giả thiết này chắc chắn là gây bất ổn cho Ukraina và đẩy Kiev chuyển hướng hẳn sang phương Tây, nhưng lại quá rủi ro cho Moscow.
Trước tiên là vì chẳng có gì đảm bảo rằng Nga có thể nắm được cả vùng miền đông rộng lớn của Ukraina mà không mất viên đạn nào như ở Crưm. Thêm vào đó, tấn công quân sự chắc chắn chỉ khiến trừng phạt của Mỹ và châu Âu thêm nặng nề, khiến nền kinh tế Nga thêm điêu đứng.
Đồng thời, hành động này có thể khiến chính người dân Nga phản đối, và miền tây Ukraina có thể gắn kết hơn nữa nhằm chống lại Nga – trong khi nơi này không quá xa biên giới Nga.
Còn có một lý do nữa để tin rằng trong một cuộc bỏ phiếu công bằng thì trưng cầu dân ý sẽ cho ra kết quả không có lợi vì đa phần người dân ở đây không phải là người Nga như ở Crưm.
Và có thể, điều quan trọng nhất là các tài phiệt ở miền đông Ukraina mà một số trong đó hiện đang là tỉnh trưởng vẫn phản đối việc trở thành một phần của Nga.
Kết cục thứ ba và cũng khó xảy ra nhất là một cuộc tấn công toàn diện. Tuy nhiên, các nhà phân tích nói rằng khả năng này vẫn không thể loại trừ. Bởi nếu ông Putin bị thôi thúc bởi mong muốn tạo dựng lại đế chế Nga, hoặc những người nói tiếng Nga bị tàn sát với thương vong lớn, thì ông có thể cảm thấy chẳng còn cách nào khác là phải đáp trả bằng vũ lực.
Ông Markov cho rằng: “Tốt hơn hết là giải quyết vấn đề khi tình hình còn đang lắng dịu”.
Ukraina có vị trí chiến lược giữa Nga và châu Âu. Putin coi Ukraina là nền tảng cho liên minh thuế quan Âu- Á. Phần lớn học giả vẫn nghi ngờ cuộc khủng hoảng sẽ dẫn tới giải pháp về quân sự.
Sergei Karaganov – hiệu trưởng Trường Kinh tế Quốc tế và Đối ngoại, từng là cố vấn của Kremlin, cho rằng Nga có đủ mọi phương tiện kinh tế và biện pháp khác để vận dụng mà chưa cần tới vũ lực, chẳng hạn như khí đốt. Ông Karaganov hay nói về học thuyết rằng Moscow nên bảo vệ lợi ích của hàng triệu người gốc Nga và nói tiếng Nga bên ngoài lãnh thổ Nga kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ.
“Có nhiều người muốn hợp nhất lại với Ukraina, nhưng tôi nghĩ rằng số đông, thậm chí cả Kremlin cũng không muốn vậy” – Karaganov nói.
Lê Thu
Theo_VietNamNet
Miền Đông Ukraine: Crimea mới hay cách mạng sắc màu kiểu Putin?
Phương Tây cho rằng diễn biến miền Đông Ukraine do điện Kremlin thao túng. Vì đâu V.Putin có cơ hội thực hiện cuộc cách mạng này?
Đến thời điểm này, ba thành phố lớn ở miền đông Ukraine là Donetsk, Luhansk và Kharkiv rơi vào tình trạng bạo loạn, không chính phủ. Những người thân Nga đang chiếm lấy những cơ quan đại diện cho chính quyền Kiev, họ yêu cầu sự tự trị tương tự như của bán đảo Crimea. Và sau tự trị, họ cần có một lực lượng gìn giữ hòa bình như những vệ binh giấu mặt để tiến hành trưng cầu dân ý về việc sáp nhập Nga hay không.
Một kịch bản Crimea méo mó
Những gì đang diễn ra ở miền đông Ukraine khiến phương Tây liên tưởng đến một kịch bản Crimea lặp lại. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, miền đông quốc gia này đang là một phiên bản Crimea đầy lỗi.
Xét lại vấn đề trên bán đảo Crimea, khi chính quyền Kiev kịp nhận thấy ý tưởng sáp nhập Nga trên vùng lãnh thổ tự trị này, thì các tự vệ giấu mặt đã phủ kín bán đảo, phong tỏa cửa ngõ, bao vây doanh trại... Ngay sau đó, Crimea về với Nga bằng một cuộc trưng cầu dân ý "khách quan, minh bạch, công bằng" như lời Tổng thống Putin. Và nước Nga có viên ngọc quý Crimea không một hòn tên mũi đạn.
Nhưng miền đông Ukraine hoàn toàn khác. Họ không ở tư thế tự trị như bán đảo Crimea. Với những người thuộc dân tộc Nga, nói tiếng Nga, hoặc thân Nga, dù họ chiếm phần lớn, nhưng sẽ phải đối diện với một lực lượng quân đội, cảnh sát đã có sự chuẩn bị từ trước và quyết tâm cao hơn nhiều lần.
Đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát Ukraine
Để có được một cuộc trưng cầu dân ý không tiếng súng như Crimea, là một điều xa xỉ, nếu không muốn nói là bất khả thi.
Sự leo thang ở miền đông có thể hiểu là hệ quả từ tấm gương Crimea. Trước một chính quyền Kiev đầy bất ổn, chủ nghĩa bài Nga dâng cao, hiện hữu bóng hình của tư tưởng phát xít, những người Nga hoặc thân Nga cho rằng mình đang hoặc đã bị đe dọa.
Có thể nói, người Ukraine đã quen với việc dựng lên chính quyền từ vỉa hè, từ bom xăng, vũ khí tự chế, đụng độ với cảnh sát, quân đội... Họ được đào tạo, tôi luyện từ cuộc cách mạng Cam năm 2008, hay những tháng ngày khói lửa vừa qua. Tới thời điểm này, họ tiếp tục công việc này một lần nữa để đòi tự trị là điều hoàn toàn dễ hiểu và trong khả năng.
Còn trách nhiệm của Nga trong bối cảnh này, Phó Chủ tịch Thượng viện Nga Ilyas Ukhmanov hôm 7/4 đã bày tỏ, tình hình khu vực miền đông Ukraine này không giống với kịch bản Crimea.
"Do khác biệt về chính trị và văn hóa nên tình hình ở khu vực Donetsk cần phải xem xét riêng biệt một cách kĩ lưỡng. Nó không hoàn toàn giống với những gì đã xảy ra ở Crimea hay ở thành phố cảng Sevastopol" - Nghị sĩ Ukhmanov nhận định.
Một tòa nhà công quyền của Ukraine bị người thân Nga chiếm giữ và cố thủ
Tuy nhiên, từ hai tháng trước, quân đội Nga đã trong tư thế sẵn sàng chiến đấu ở biên giới miền đông Ukraine, tiếp giáp với các thành phố lớn đang đòi tự trị. Theo thông tin từ chính quyền Kiev, khoảng 40.000 lính Nga chỉ cách biên giới 30km. Và nhiều nhà phân tích của NATO cho rằng, với lực lượng tinh nhuệ này, chỉ 2 tiếng đồng hồ, Nga có thể làm chủ toàn bộ Ukraine.
Và cũng từ hai tháng trước, những người miền đông cũng đã nhen nhóm và dần leo thang các hoạt động bài Kiev và ủng hộ sáp nhập vào Nga.
Đặt những trường hợp này cách nhau, khó có thể không liên tưởng đến một kế hoạch mà Kremlin đã định sẵn mang tên "kịch bản Donetsk" với sắc màu riêng, nhưng kết quả sẽ như "kịch bản Crimea."
Cách mạng màu sắc của Putin?
Phương Tây đã chụp mũ Moscow về việc bơm tiền và hậu thuẫn cho những hoạt động của người biểu tình tại miền đông Ukraine. Họ không ngần ngại nói thẳng điện Kremlin, hay cụ thể là Tổng thống Putin đang là người tạo nên toàn bộ những diễn biến này.
Tuy nhiên, một Ukraine đang yên bình dưới thời Tổng thống Yanukovich vì đâu nên sự đao binh? Nếu không có bàn tay nhào nặn của phương Tây với chiêu bài cách mạng sắc màu quen thuộc, liệu Nga có cơ hội nhìn thấy cái dây để giật?
Trong trường hợp của Ukraine, Washington đã khuyến cáo các đồng minh EU của mình với một cụm từ "kinh nghiệm Crimea". Tuy nhiên, bản thân lời giải cho những nước cờ của Putin, có vẻ như các lãnh đạo EU vẫn đang lỡ nhịp.
Nhiều nhà phân tích thế giới nhận định, trường hợp miền đông Ukraine sẽ tiến triển theo chiều hướng: người biểu tình thân Nga, mà đa số trong đó là người dân tộc Nga tại miền đông sẽ phải đối đầu với lực lượng an ninh và quân đội Ukraine. Sẽ có thương vong trong những màn đụng độ này.
Khi con số chỉ đến vạch đỏ báo động, quân đội Nga sẽ nhanh chóng hành động với danh nghĩa "bảo vệ công dân, bảo vệ dân tộc" hoặc gìn giữ hòa bình. Chỉ sau vài tiếng triển khai, miền đông Ukraine sẽ tràn ngập quân Nga, và lúc này, điều kiện tiên quyết để tạo ra một cuộc trưng cầu dân ý công khai, minh bạch đã đầy đủ.
Đã có người bị thương trong quá trình biểu tình đòi tự trị tại thành phố Donetsk
Lúc này, Kiev và trên đó là phương Tây đang phải đối diện với một cục diện, sẽ có rất nhiều khu vực tại Ukraine đứng lên đòi tự trị. Và Kiev cũng không che giấu quyết tâm sẽ dập tắt những yêu cầu này của nhân dân.
Tuy nhiên, nhà phân tích chính trị Ukraine, Sergei Mikheyev khẳng định rằng liên bang hóa là phương tiện duy nhất để giữ gìn sự thống nhất của Ukraine.
"Kiev sợ rằng sau các cuộc trưng cầu dân ý, bước tiếp theo sẽ là đòi sát nhập vào Nga. Nhưng theo ý kiến của tôi, đây là một chính sách thiển cận. Bởi vì một cuộc trưng cầu dân ý về liên bang hóa có thể giảm căng thẳng và giữ Ukraina trong biên giới hiện tại. Trên thực tế, đây là phương tiện duy nhất."
"Đối với phương Tây, như thường lệ, họ luôn sử dụng tiêu chuẩn kép. Chẳng hạn, Mỹ cũng là Liên bang, trong đó các bang có quyền hạn rất độc lập, đến mức mà mỗi bang có luật hình sự riêng. Cộng hòa Đức đang quan tâm đến tình hình Ukraina cũng là Liên bang. Không hiểu tại sao phương Tây lại cho rằng liên bang hóa đối với họ là chuyện hoàn toàn chấp nhận được, còn Ukraine thì phải là một nhà nước đơn nhất, mặc dù có những xung đột và mâu thuẫn nội bộ rõ rệt." - Ông Mikheyev nhận định.
Có thể thấy, ông chủ điện Kremlin đã tương kế tựu kế, biến cách mạng sắc màu, quân bài tủ của phương Tây trở thành một cuộc cách mạng đòi tự trị mang phong cách của riêng mình. Mấu chốt của phương pháp Putin là lợi dụng mâu thuẫn sắc tộc, quyền lợi của các nhóm người để từ đó chia tách và thu nhận.
Theo Báo Đất Việt
Chiến tranh ủy thác Trung-Nhật có lợi cho Mỹ? Một cuộc chiến tranh ủy thác Trung-Nhật có thể ngăn chặn Trung Quốc trở thành cường quốc biển thách thức sự thống trị của Mỹ. Đó là nhận định của nhà phân tích người Nigeria, John Thomas Didymus , trong một bài báo viết cho trang mạng Allvoices có trụ sở tại San Francisco. Tập trận hải quân Mỹ-Nhật mang tên "Thanh kiếm...