Vì sao Nga khôi phục đoàn tàu lửa phóng tên lửa liên lục địa?
Trước môi đe doạ từ cơ sở phòng thủ tên lửa đạn đạo tại Romania mà NATO vừa triên khai, những đoàn tàu phóng tên lửa chiên lược của Nga sẽ là vũ khí đáp trả hữu hiêu.
Đoan tau lửa Barguzin phong tên lưa liên luc đia thời Liên Xô. SPUTNIK
TASS gần đây dẫn nguồn tin cho biết Nga đang thiết kế những thành phần của tổ hợp tên lửa đường sắt, còn gọi là Barguzin nhằm vận chuyển và phóng các tên lửa hạt nhân chiến lược.
Năm 2014, tướng Sergei Karakayev, chỉ huy Lực lượng tên lửa chiến lược Nga (SMF) thông báo theo quyết định của tổng thống, Nga đã khôi phục việc sản xuất các đoàn tàu lửa dùng phóng tên lửa liên lục địa Barguzin.
Hãng thông tấn Regnum dẫn nguồn tin quân sự cho hay dự án đoàn tàu phóng tên lửa sẽ được hoàn thành vào đầu năm 2018, theo Sputnik ngày 14.5. Regnum tiết lộ quân đội Nga có thể sẽ nhận 5 đoàn tàu Barguzin vào năm 2020. Hồi cuối tháng 2, đài Tiếng vọng Moscow dẫn lời ông Viktor Nesterov, lãnh đạo Cục giáo dục quân sự thuộc SMF nói các đoàn tàu phóng tên lửa liên lục địa sẽ được biên chế vào quân đội Nga từ năm 2020.
Các chuyên gia quân sự Nga nhận xét hệ thống này là công cụ cân bằng sức mạnh nhằm đối phó hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo mà NATO vừa triển khai tại Đông Âu. Nga cáo buộc Mỹ và NATO cố bao vây Nga, vô hiệu hoá khả năng răn đe hạt nhân của Nga. Tuy nhiên với những đoàn tàu Barguzin phóng tên lửa hạt nhân, mối đe doạ của NATO sẽ được giảm thiểu.
Đoàn tàu Barguzin có vẻ ngoài tương tự những đoàn tàu lửa bình thường và không thể bị kẻ địch phát hiện. Tổ hợp phóng tên lửa hạt nhân này có thể di chuyển liên tục ở toàn hệ thống đường sắt Nga vốn có chiều dài thứ 2 thế giới. Theo Sputnik, đoàn tàu lửa chiến đấu này có thể di chuyển đến 1.000 km mỗi ngày.
Đoàn tàu phóng tên lửa lần đầu được sử dụng trong quân đội Liên Xô năm 1987 nhưng bị ngưng sử dụng hoàn toàn vào năm 2007 theo Hiệp ước giải trừ vũ khí chiến lược (START II) giữa Nga và Mỹ. Tuy nhiên, việc Nga hiện đại hoá đoàn tàu Barguzin không vi phạm điều khoản của START mới, ký vào năm 2010.
Đoàn tàu phòng tên lửa sẽ là biện pháp đối phó hữu hiệu của Nga trước hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis của NATO mà Nga cho là “mối đe doạ”TASS
Mỗi đoàn tàu chở được 6 tên lửa liên lục địa RS-24 Yars và có thể vào vị trí khai hoả chỉ trong vài phút. Hơn nữa, đoàn tàu Barguzin sẽ được trang bị các hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến và công nghệ tàng hình hiện đại.
Sputnik dẫn lời chuyên gia quân sự Nga Leonid Nersisyan nhấn mạnh việc Mỹ đơn phương rút khỏi hiệp ước chống tên lửa đạn đạo vào đầu những năm 2000 khiến Nga cực lỳ lo ngại và buộc phải tìm cách đối phó với mối đe doạ.
Theo ông Nersisyan, khái niệm hệ thống tấn công nhanh toàn cầu (PGS) của Mỹ lập ra cũng là một yếu tố gây bất ổn tình hình. PGS là hệ thống có thể tiến hành các cuộc không kích với độ chính xác cao, nhắm vào các mục tiêu ở mọi nơi chỉ trong 1 giờ bằng các vũ khí bội siêu thanh. Ông Nersisyan nhấn mạnh đoàn tàu Barguzin sẽ giúp vô hiệu hoá mối đe doạ từ hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO tại Romania cũng như khái niệm PGS.
Video đang HOT
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
RS-20 (SS-18 "Satan") tên lửa chiến lược không đối thủ
26.03.2015. Lực lượng chiến lược tiến hành phóng thành công tên lửa đẩy RS-20B (định danh NATO - "SS-18 Satan") tại bãi phóng Orenburg. Tên lửa có nhiệm vụ đưa vào quỹ đạo vệ tinh Hàn Quốc KOMPSAT3A.
Vệ tinh KOMPSAT3A kết nối thành một tổ hợp 3 vệ tinh, có sứ mệnh quan sát ngày đêm bề mặt trái đất trong mọi điều kiện thời tiết. Với các vệ tinh này có thể nhận được các thông tin chi tiết về các tình huống khẩn cấp và điều kiện môi trường trên toàn bộ hành tinh.
Phóng vệ tinh Hàn Quốc lên quỹ đạo được thực hiện bằng tên lửa vận tải có khối lượng đến 210 tấn, tầng thứ nhất và tầng thứ 2 của RS-20B. Được sử dụng trực tiếp không sửa đổi bổ xung.
Theo hiệp ước START-1, liên quan đến việc phá hủy 50% tổng số tên lửa đạn đạo chiến lược RS-20 (SS-18 "Satan"). Một lựa chọn được đề xuất là chuyển đổi các tên lửa đẩy này trở thành các tên lửa thương mại đưa các vệ tinh vào không gian.
Để thực hiện chương trình phát triển tên lửa vận tải "Dnepr" theo quyết định của Cơ quan Vũ trụ Nga và Cơ quan vũ trụ quốc gia Ukraine đã thành lập Công ty cổ phần liên danh " International Space Kosmotras." bao gồm các doanh nghiệp, tổ chức từ Nga và Ukraine có sứ mệnh cải tạo và hiện đại hóa tổ hợp tên lửa RS -20, bảo hành và giám sát quá trình hoạt động. Các đơn vị gồm có: Trung tâm thiết kế "Miền Nam", cơ quan phát triển của tên lửa đạn đạo ICBM RS-20, Công ty cổ phần "Khartron" có nhiệm vụ xây dựng hệ thống quản trị, và những cơ sở công nghiệp tên lửa và phụ trợ khác....
Tên lửa vận tải Dnepr - RS-20
Cơ sở căn bản của chương trình "Dnepr" là hơn 150 tên lửa RS-20, phù hợp cho việc chuyển đổi thành tên lửa đẩy vận tải. Đặc trưng của tên lửa là có độ tin cậy rất cao, đã được khẳng định qua 160 lần phóng, trong đó có 5 lần tên lửa bay vào quỹ đạo không gian gần trái đất. Do có số lượng tên lửa đẩy dự phòng rất lớn RS-20, tập đoàn "Kosmotras" ngoài việc đưa tên lửa đẩy chính vào hầm phóng còn sẵn sàng một tên lửa dự phòng trong kho, có thể đưa vào phóng các trang thiết bị lên quỹ đạo trong vòng 30 ngày, hoàn thành bất cứ hợp đồng đưa trang thiết bị lên vũ trụ trong thời gian cho phép. Hiện chưa có một công ty vận tải hàng không vũ trụ nào trên thế giới đạt được dịch vụ này.
Khoang hàng hóa của tên lửa vận tải Dnepr - RS-20
Tên lửa đạn đạo chiến lược từ thời kỳ Xô viết RS-20A (SS-18), được thiết kế và chế tạo bởi nhóm kỹ sư thiết kế do Vladimir Utkin, giám đốc Cục thiết kế "Miền Nam" Ukraine lãnh đạo, theo những tính năng kỹ thuật và các thông số vượt trội hơn tên lửa đạn đạo Mỹ "Minuteman-3. RS-20A là một trong những hệ thống tên lửa chiến lược lớn nhất và có hiệu quả tác chiến cao nhất. Không ngạc nhiên khi Phương Tây đặt tên cho hệ thống là "Satan"
Tên lửa có chiều dài 34,6 m, đường kính 3m, khối lượng 211 tấn, tải trọng hữu ích (đầu đạn hạt nhân) 7,3 tấn.
Tên lửa đạn đạo chiến lược RS-20 "SS-18 Satan"
RS-20A phóng thử lần đầu tiên vào tháng 2 năm 1973. Được đưa vào biên chế trong Lực lượng tên lửa chiến lược Liên xô ngày 30.12.1975.
Tên lửa có cấu trúc 2 tầng phóng sử dụng động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng. Các tầng phóng lắp đặt theo sơ đồ "tandem". Nhiên liệu: chất oxy hóa - nitrogen tetroxide, nhiên liệu cháy - UDMH (dimethyl phi đối xứng). Hệ thống điều khiển - đạo hàng quán tính.
Các tên lửa chiến lược này được nâng cấp và hiện đại hóa thành phiên bản RS-20B (SS-18 Mod.2) vào những năm 1980. Phiên bản RS-20B được thử nghiệm vào tháng 10.1977. Đưa vào biên chế năm tháng 12. 1980.
Tên lửa đạn đạo chiến lược RS-20 (SS-18) là nguyên nhân gây ra sự lo ngại sâu sắc của phương Tây do đây thực sự là hệ thống tên lửa đạn đạo mạnh nhất từng được phát triển. Tên lửa được phóng "nguội" từ các hầm phóng silo. Lần phóng thử nghiệm đầu tiên vào tháng 4 - tháng 5 .1972. Nâng cấp lần 2 - tháng 9.1973, nâng cấp lần 3 - năm 1975, nâng cấp lần 4 - năm 1977. Đến năm 1981, đã có 308 tên lửa ICBM RS-20 được triển khai, độ sai lệch điểm rơi đầu đạn là 200 m.
Tên lửa RS-20 được phát triển ý tưởng vào năm 1964; nghiên cứu khoa học và thiết kế áp dụng thử vào giai đoạn năm 1964-1969. Thử nghiệm kỹ thuật vào những năm 1969-1974 ; Phóng thử RS-20 lần thứ nhất là tháng 4/5.1974, lần thứ hai là RS-20A (SS-18 Mod2) năm 1976, RS-20A (SS-18 Mod3) năm 1976 và RS-20B (SS-18 Mod4) năm 1979.
Theo tính năng kỹ chiến thuật: RS-20 có mục đích tấn công các công trình quân sự kiên cố, các hầm phóng tên lửa đạn đạo, sân bay quân sự và các trung tâm chỉ huy cao cấp.
Quỹ đạo bay tên lửa có độ chính xác rất cao. Độ sai lệch so với tâm mục tiêu là khoảng từ 260 đến 190 m.
Mặc dù vậy, những block chia tách của RS-20A có những nhược điểm nghiêm trọng. Năm 1985, Bộ tư lệnh lực lượng tên lửa chiến lược đã đưa vào biên chế hệ thống tên lửa đẩy RS-20B (SS-18 Mod5) có khả năng mang các đầu đạn hạt nhân có đương lượng nổ khoảng từ 550 - 750 kT, độ sai lệch mục tiêu - 250 mm. Phiên bản nâng cấp tiếp theo là tên lửa mang tên RS-20V - Voevod. Đến năm 1974, hệ thống RS-20 Satan đã được phóng thử nghiệm 35 lần, trong đó có 18 lần phóng vào năm 1974.
Tên lửa RS-20B (SS-19 Satan) là tên lửa đạn đạo chiến lược ICBM thế hệ thứ tư sử dụng nhiên liệu nặng, đầu đạn tên lửa được trang bị hệ thống dẫn đường chủ động. Tên lửa được thiết kế tại trung tâm CB Yangelya và được sản xuất hàng loạt tại nhà máy chế tạo tên lửa ở vùng Dnepropetrovsk, Ukraine.
Đầu đạn tên lửa mang theo 10 đầu đạn hạt nhân thứ cấp, tổng đương lượng nổ khoảng 500-550 kT.
Hầm phóng tên lửa RS-20B
Đưa tên lửa đạn đạo RS-20B Satan SS-18 vào hầm phóng
Quá trình phóng tên lửa
Tên lửa đạn đạo được phóng lên khỏi hầm
Tương tự như các tên lửa đạn đạo chiến lược khác, tên lửa RS-20B được vận chuyển trong các thùng container và phóng đạn từ các hầm silo gia cường SS-9; RS-20B được triển khai trên 6 căn cứ tên lửa chiến lược: Aleisk; Dambarovsky; nông trang mang tên Gastello; Carpathian Mountains; Uzhur (64 hầm phóng); Zhangiz Tobe;
Các silo của tên lửa RS-20 được cho là các hầm phóng tên lửa đạn đạo kiên cố nhất thế giới, theo tông tin có được độ kiên cố của hầm phóng là - 2500-4500 psi, một số hầm phóng đạt đến - 6000-7000 psi.
Ngày nay những tên lửa đã được triển khai là - 308 tên lửa (tính đến năm 1988 ), chủ yếu là hệ thống tên lửa RS-20V;
Theo Infonet
Tên lửa đạn đạo 'khủng' nhất thế giới của Nga Nga sẽ sớm thử nghiệm tên lửa hạt nhân đủ sức hủy diệt một khu vực có diện tích tương đương bang Texas của Mỹ. Nguyên mẫu tên lửa RS-28 Sarmat. ẢNH: RUSVESNA RS-28 Sarmat là tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) sử dụng nhiên liệu lỏng mới nhất đang được phát triển cho quân đội Nga, nhằm thay thế tên...