Vì sao Nga chưa muốn giao “viên ngọc quý” Su-35 cho TQ?
Nga chưa chính thức ký hợp đồng bán chiến đấu cơ Su-35S Flanker-E và tên lửa phòng không S-400 cho Trung Quốc mà mới chỉ đồng ý về mặt nguyên tắc.
Su-35 là mẫu chiến đấu cơ Trung Quốc rất muốn sở hữu.
“Đầu tiên, nói một cách rõ ràng thì chúng tôi chưa bán những loại vũ khí này”, Trung tướng về hưu Eveny Buzhinsky, chủ tịch Trung tâm PIR Nga phát biểu ngày 15.11. “Nga và Trung Quốc đang bước vào giai đoạn đàm phán căng thẳng và có những khó khăn trong vấn đề hợp đồng”.
Moscow về cơ bản đồng ý bán vũ khí cho Bắc Kinh nhưng thương vụ vẫn chưa “chốt”. Cùng lúc, Điện Kremlin và các nhà lãnh đạo Trung Quốc ký thỏa thuận bảo vệ tài sản trí tuệ Nga. Thỏa thuận là hy vọng giúp ngăn Trung Quốc sao chép công nghệ quân sự Nga.
“Chúng tôi ký thỏa thuận bảo vệ tài sản trí tuệ, như điều kiện tiên quyết trước khi cung cấp Su-35″, ông Buzhinsky nói.
Tuy vậy, Moscow cũng hiểu rằng thỏa thuận này có thể chỉ mang ý nghĩa biểu tượng. Ông Buzhinsky nói Nga không muốn bàn giao viên ngọc quý về công nghệ cho Trung Quốc mà không có biện pháp đề phòng.
Phiên bản Su-35 Trung Quốc sẽ không thể sánh với mẫu máy bay sử dụng trong không quân Nga. “Chúng tôi có mẫu xuất khẩu riêng và phiên bản khác để sử dụng. Trung Quốc rất giỏi trong việc làm nhái các sản phẩm”, ông Buzhinsky nói.
Nga tin tưởng công nghệ tiên tiến sẽ an toàn khi nằm trong tay Trung Quốc, đặc biệt đối với động cơ Saturn AL-41F1S. “Họ không thể chế tạo động cơ”, ông Buzhinsky nói. “Chúng tôi đồng ý cấp động cơ cho Su-35. Theo những người bạn làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật, Trung Quốc không thể sao chép động cơ này dù họ có mở tung hết mọi thứ ra”.
Video đang HOT
Su-35 phóng tên lửa đối không trong một lần diễn tập.
Trung Quốc dự kiến sở hữu 24 chiến đấu cơ Su-35 hiện đại từ Nga. Đa số các nhà quan sát nhận định, mục đích chính của Bắc Kinh chỉ là sao chép công nghệ.
Các máy bay tàng hình thế hệ 5 Trung Quốc như J-20 hay J-31 đang rất thiếu những động cơ mạnh mẽ. Hiện tại, phiên bản J-20 Bắc Kinh giới thiệu mới chỉ sử dụng động cơ Salut AL-31FN của Nga. Động cơ này vốn sử dụng cho các đời máy bay Su-27 đã cũ.
Vấn đề động cơ cũng được cho là nguyên nhân chính khiến các máy bay chiến đấu J-10 Trung Quốc “rụng như sung” trong thời gian gần đây.
Ngày 12.11, nữ phi công quân sự Yu Xu thiệt mạng trong một vụ rơi tiêm kích J-10. Kể từ khi tiêm kích này ra mắt vào năm 2005, Trung Quốc đã chứng kiến ít nhất 11 vụ rơi máy bay J-10.
Trong khi Nga tự tin rằng Trung Quốc sẽ không thể sao chép công nghệ Su-35 và S-400, Bắc Kinh lại tỏ ra rất giỏi trong việc đánh cắp công nghệ. Chiến đấu cơ J-20 Trung Quốc mới ra mắt được cho là phát triển nhờ bí mật quân sự của F-35 Mỹ.
Chỉ có thời gian mới có thể khẳng định liệu Điện Kremlin có bảo vệ thành công các bí mật quân sự trên S-400, Su-35 và động cơ hiện đại hay không, National Interest kết luận.
Theo Danviet
Nga chưa chốt hợp đồng bán tiêm kích Su-35 cho Trung Quốc
Moscow khẳng định vẫn đang đàm phán với Bắc Kinh về hợp đồng bán tiêm kích Su-35 và tên lửa S-400.
Tiêm kích Su-35 Nga. Ảnh: Sputnik.
Nga vẫn chưa chính thức ký hợp đồng bán tiêm kích Su-35S Flanker-E và hệ thống tên lửa đất đối không S-400 cho Trung Quốc, mà mới chỉ đồng ý trên nguyên tắc bán các vũ khí tối tân này, theo National Interest.
"Trước hết, cần làm rõ rằng chúng tôi vẫn chưa bán chúng mà mới chỉ đang trong tiến trình đàm phán rất cam go và khó khăn về vấn đề này", trung tướng nghỉ hưu Evgeny Buzhinsky, chủ tịch hội đồng điều hành Trung tâm PIR, Nga nói hôm 15/11.
Tuyên bố trên của ông Buzhinsky cho thấy triển vọng Trung Quốc sở hữu hai loại vũ khí tối tân này của Nga vẫn chưa thể trở thành hiện thực trong tương lai gần.
Thông tin Trung Quốc có ý định mua 24 chiến đấu cơ Su-35 bắt đầu xuất hiện từ cuối năm 2012. Đến tháng 3/2014, tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport Nga xác nhận việc bán hệ thống phòng không S-400 cho Trung Quốc.
Giới quan sát cho rằng động cơ của Bắc Kinh trong thương vụ này là sở hữu công nghệ tiêm kích Nga, đặc biệt là động cơ. Bắc Kinh đang phát triển tiêm kích tàng hình tiên tiến như J-20 và J-31 nhưng chưa thể phát triển công nghệ động cơ phản lực đẩy. Trên thực tế, tiêm kích J-20 được cho là đang sử dụng động cơ AL-31FN, vốn được Nga thiết kế dành cho biến thể tiêm kích Su-27 Flanker.
Lường trước điều đó, Nga đã yêu cầu Trung Quốc ký thỏa thuận bảo vệ quyền sợ hữu trí tuệ nhằm ngăn chặn tình trạng sao chép công nghệ như một tiền đề để thực hiện hợp đồng bán Su-35.
Theo chuyên gia quân sự Dave Majumdar, có lẽ Nga ý thức rõ được việc ký thỏa thuận bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ này có thể không đủ để ngăn tình trạng sao chép công nghệ. Ông Buzhinsky cũng khẳng định Nga sẽ không chuyển giao những công nghệ tối tân nhất của mình cho Trung Quốc mà không đề phòng, trong đó phiên bản Su-35 bán cho Trung Quốc sẽ khác với phiên bản không quân Nga sử dụng.
"Chúng tôi có phiên bản xuất khẩu và phiên bản dành cho quân đội. Trung Quốc rất giỏi sao chép mọi thứ", Buzhinsky nói.
Tuy nhiên, Nga rất tự tin rằng công nghệ của họ sẽ an toàn, đặc biệt là động cơ quan trọng Saturn AL-41F1S trên Su-35 bán cho Trung Quốc.
"Họ không thể sản xuất các động cơ này. Việc sao chép công nghệ động cơ trên tiêm kích Su-35 gần như không thể bởi họ không có khả năng nắm bắt được công nghệ này nếu không tháo dỡ hoàn toàn", Buzhinsky khẳng định.
Su-35 là tiêm kích một chỗ ngồi thế hệ 4 , phiên bản nâng cấp của chiến đấu cơ đa nhiệm Su-27. Su-35 có tải trọng cất cánh tối đa 34,5 tấn, tốc độ tối đa 2.390 km/h, tầm bay 3.600 km, có thể đạt tới 4.500 km khi bay tuần tiễu mang theo thùng dầu phụ.
S-400 Triumf là hệ thống tên lửa phòng không thế hệ mới, có thể đánh chặn nhiều loại mục tiêu trên không, gồm máy bay, trực thăng, thiết bị bay không người lái cũng như tên lửa đạn đạo chiến thuật có vận tốc 4.800 m/s.
Theo Itar Tass, tên lửa S-400 có thể phóng 72 tên lửa và tiêu diệt 36 mục tiêu cùng lúc. Quân đội Nga đã được biên chế 9 hệ thống tên lửa S-400 từ tháng 4/2007 để thay thế S-300.
Dù Nga rất tự tin rằng Trung Quốc sẽ không thể nắm bắt được công nghệ tối tân trên Su-35 và S-400, Bắc Kinh đã chứng tỏ họ rất giỏi trong việc sao chép công nghệ. "Vấn đề còn lại là xem liệu các biện pháp bảo vệ của Nga có hiệu quả trong việc ngăn chặn Trung Quốc sao chép hệ thống S-400 và tiêm kích Su-35 hay không", Majumdar nhận định.
Duy Sơn
Theo VNE
Tranh cãi về khả năng không chiến của F-35 trước tiêm kích đời cũ Do tập trung vào công nghệ tàng hình, F-35 không thể cơ động nhanh và mang nhiều vũ khí như Su-35 và Typhoon, khiến khả năng không chiến bị hạn chế. Tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ. Ảnh: USAF Sau một cuộc diễn tập tập kích được thực hiện gần đây ở căn cứ không quân bang Vermont, Mỹ, các phi công...