Vì sao Nga bất ngờ “nhe mọi nanh vuốt”?
Gần như mọi đơn vị, từ lực lượng nhảy dù đến lực lượng chống tàu ngầm, đều được Nga tung ra để phô diễn sức mạnh. Vì sao Nga lại bất ngờ “nhe mọi nanh vuốt” ra như vậy? Màn phô diễn sức mạnh chưa từng có của Moscow được cho là nhằm nhiều mục đích, không chỉ để đáp trả việc NATO rầm rộ “dương oai diễu võ” ngay sát nách Nga mà còn để răn đe phương Tây về ý định tung thêm đòn trừng phạt nhằm vào Nga.
Ảnh minh họa
Máy bay ném bom chiến lược được triển khai đến bán đảo Crimea, tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân Iskander được tung vào Kaliningrad, và những cuộc tập trận chưa từng có ở vùng viễn bắc của Nga: Gần như tất cả các đơn vị, từ lực lượng nhảy dù đến lực lượng chống tàu ngầm, dường như đều được tung ra để phô diễn sức mạnh trong sự kiện mà Bộ Quốc phòng Nga gọi là “cuộc tập trận đột xuất” để thử thách khả năng sẵn sàng đối phó, đương đầu với một loạt “thách thức mới”.
Điện Kremlin nhấn mạnh, sự huy động lực lượng của họ – lớn nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh, đơn giản chỉ là một cuộc kiểm tra nội bộ nhằm đảo bảo rằng chương trình tái vũ trang kéo dài suốt thời gian qua của Nga đang đem lại kết quả. Thậm chí đang trong bối cảnh kinh tế khó khăn và cắt giảm lớn chi tiêu ngân sách của chính phủ, ngân sách dành cho quân đội Nga dự kiến sẽ tiếp tục tăng ở mức 30% trong năm nay.
Tuy nhiên, một số lãnh đạo Châu Âu tin rằng, màn phô diễn sức mạnh rầm rộ chưa từng có đợt này của Nga có thể là nhằm để doạ dẫm họ khi các nước thành viên Liên minh Châu Âu đang bàn việc liệu có nên mở rộng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga vì cái mà họ miêu tả là sự can dự của Nga vào cuộc nội chiến ở Ukraine.
“Tôi chắc chắn là Nga đang tung ra những động thái đó… nhằm để gây ảnh hưởng ít nhiều đến quyết định của Hội đồng Châu Âu”, Thủ tướng Ba Lan Ewa Kopacz đã nói như vậy với báo giới.
Một số chuyên gia cho rằng, thông điệp chính trị chắc chắn là một phần của màn phô diễn sức mạnh hoành tráng của Nga. Tuần này, Nga đang ăn mừng lễ kỷ niệm 1 năm ngày bán đảo Crimea xinh đẹp sáp nhập vào nước này và Moscow đang thể hiện một lập trường thách thức rằng không có gì có thể làm thay đổi thực tế là Crimea đã trở thành một phần của Nga.
Nga đáp trả các cuộc tập trận của NATO
Ngoài những lý do trên, đợt phô trương sức mạnh hoành tráng của Nga cũng là nhằm để trả đũa những cuộc tập trận sát nách họ của NATO.
Bộ Ngoại giao Nga tuần này đã thể hiện sự “quan ngại” trước số lượng các cuộc tập trận ngày càng gia tăng của NATO ở sát biên giới của nước này.
Video đang HOT
“Những hành động của NATO dẫn tới việc gây bất ổn cho tình hình và làm gia tăng căng thẳng ở khu vực đông bắc Châu Âu”, hãng tin Itar-Tass dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexei Meshkov cho biết.
“Giới chức Nga có thể nói rằng những cuộc diễn tập quân sự của chúng tôi không có liên quan gì đến các hành động của NATO nhưng làm sao quân đội của chúng tôi có thể thờ ơ trước tất cả những cuộc tập trận như vậy đang diễn ra ở sát các đường biên giới của mình. Đây là sự thể hiện sức mạnh của cả hai phía”, ông Viktor Litovkin – biên tập viên lĩnh vực quân sự của hãng tin Itar-Tass, đã nói như vậy.
Các hành động của NATO, hầu hết ở những quốc gia thành viên mới của NATO và cũng chính là các nước láng giềng của Nga, cũng diễn ra ở mức chưa từng có, ít nhất là tính từ thời Chiến tranh Lạnh.
“NATO đang chủ động, tích cực hơn gấp 10 lần so với quá khứ. Họ tiếp tục đưa ra những tuyên bố đầy hoang tưởng về điều mà họ nghĩ là Nga phải có nhiệm vụ tuân theo” để làm cái cớ cho các hoạt động triển khai ngày càng gia tăng ở miền đông Ukraine, ông Viktor Baranets – một cựu phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Nga và cũng là một chủ bút của mục quân sự, đã đưa ra nhận định như vậy.
Về phần diện mạo, tính chất mới của quân đội Nga, mọi người nên quen với điều đó, ông Baranets nói. “Quân đội Nga cần phải mạnh và cần phải sẵn sàng cho bất kỳ bước ngoặt nào trong các sự kiện vào bất kỳ thời điểm nào. Vì thế, giống như một vận động viên giỏi, quân đội Nga cần phải tập luyện, rèn rũa hàng ngày”.
Vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine, mối quan hệ giữa Nga với Mỹ và NATO đang rơi vào một cuộc đối đầu nghiêm trọng nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Sau khi Nga tiến hành sáp nhập bán đảo Crimea, NATO đã tuyên bố cắt đứt mối quan hệ với Moscow. Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương ra sức cáo buộc Nga can thiệp vào tình hình ở Ukraine. Bất chấp việc Nga kiên quyết bác bỏ cáo buộc trên, NATO vẫn đẩy mạnh sự hiện diện quân sự của mình tại các quốc gia nằm sát biên giới với Nga như Ba Lan, một số quốc gia vùng Baltic thuộc Liên xô cũ như Latvia, Lithuania và Estonia. NATO còn tăng cường tiến hành các cuộc tập trận quân sự và đang đối phó với Nga bằng cách tăng cường phòng thủ ở sườn phía đông của Châu Âu với một đội quân mũi nhọn gồm 5.000 binh lính với các trung tâm chỉ huy được lập lên ở các nước Baltic, Bulgari, Ba Lan và Rumani.
Những động thái trên của Mỹ và NATO khiến Nga không thể ngồi yên. Moscow cũng đang nỗ lực tăng cường sức mạnh quân sự để đối phó với kế hoạch thúc đẩy sự hiện diện quân sự của NATO ở Châu Âu. Đồng thời, Nga cũng tiến hành những cuộc tập trận rầm rộ để đáp trả loạt cuộc phô trương sức mạnh quân sự của NATO ngay sát nách họ. Ngoài ra, Moscow cũng tăng cường các chuyến bay quân sự trên bầu trời Châu Âu để phát đi thông điệp cảnh báo với NATO.
Theo Vnmedia
Nga "xoay trục" lên phương Bắc, sẽ làm chủ Bắc Cực?
Quân đội Nga mới đây đã xây dựng một Bộ chỉ huy phương Bắc mới để triển khai các đơn vị lính bộ, hải quân và không quân, nhằm mở lại các căn cứ có từ thời Liên Xô cũ dọc biên giới phía Bắc của Nga, trong chiến lược "xoay trục" lên Bắc Cực.
Trong lịch sử, Liên Xô cũ từng có sự hiện diện mạnh mẽ tại Bắc Cực, với một loạt các căn cứ không quân để tiếp nhận các máy bay ném bom chiến lược tầm xa, cũng như lắp đặt các trạm radar và hệ thống tên lửa phòng không, sẵn sàng ứng phó với máy bay ném bom Mỹ.
Nhiều đơn vị lính Nga đang tăng cường hiện diện tại Bắc Cực (Ảnh: Bộ quốc phòng Nga)
Và với việc ngày càng nhiều nước đang chạy đua để khẳng định chủ quyền với khu vực được đánh giá phong phú tài nguyên dưới đáy biển này, Mátxcơva thời gian qua đã thúc đẩy trở lại sự hiện diện quân sự trong khu vực và mở cửa trở lại các căn cứ từ thời Liên Xô, cũng như xây dựng những căn cứ mới.
"Những nỗ lực này không thể được lý giải bởi bất kỳ đòi hỏi nào hiện hữu, hoặc sẽ phát sinh trong tương lai", Anton Lavrov, nhà phân tích tại Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ viết trên tờ Moscow Defense Brief, ấn bản ra hàng tháng của trung tâm này.
"Nga hiện không đối mặt với bất kỳ mối đe dọa quân sự trực tiếp nào từ phía Bắc. Sự tăng cường hiện diện quân sự của họ tại Bắc Cực nhằm theo đuổi các mục tiêu dài hạn chứ không phải nhằm các mục tiêu trước mắt", Lavrov khẳng định.
Bộ chỉ huy chiến lược hỗn hợp phương Bắc
Chiến lược "xoay trục" lên Bắc Cực của Nga được Tổng thống Vladimir Putin công bố tháng 4/2014, theo đó công trình Bộ chỉ huy Bắc Cực mới sẽ được xây dựng để điều phối mọi đơn vị quân đội hoạt động trong khu vực. Và đến ngày 1/12 vừa qua, Bộ chỉ huy chiến lược hỗn hợp phương Bắc đã chính thức đi vào hoạt động.
Được xây dựng trên nền tảng Hạm đội Phương Bắc, bộ chỉ huy mới sẽ hoạt động bên ngoài thành phố cảng Murmansk, và hiện đã sở hữu một lực lượng hải quân lớn.
Hạm đội phương Bắc, với truyền thống hoạt động trong các vùng biển đầy tranh chấp tại Bắc Cực, có một lực lượng hùng hậu các tàu mặt nước và tàu ngầm, ước tính khoảng 40 chiếc mỗi loại.
Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga (Ảnh: Xinhua)
Dù không ít tàu được cho là đã đến tuổi "nghỉ hưu", hạm đội vẫn có thể thực hiện khoảng 5 đợt điều động mỗi năm tới Bắc Cực, với nhiều tàu lớn như tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov, tàu hộ vệ chiến đấu Pyotr Veliky, hai tàu khu trục lớp Udaloy, 5 tàu tuần tiễu lớp Grisha và lớp Nanuchka, hai tàu đổ bộ lớp Ropucha và 5 tàu nhỏ hơn, chuyên gia hải quân Nga Dmitry Gorenburg, đến từ CNA Corp, có trụ sở tại Virgina, Mỹ cho biết.
Các lực lượng này được hỗ trợ bởi một lực lượng không quân của hải quân, với những chiến đấu cơ Su-33 được thiết kế cho tàu sân bay, cùng các chiến đấu cơ trinh sát, chống ngầm và truyền tin, cũng như nhiều trực thăng.
10 trạm tìm kiếm và cứu nạn hiện đang được xây dựng để hỗ trợ cho 16 hải cảng dọc theo tuyến bờ biển Bắc Cực dài 22.000 km của Nga.
Và để tăng cường cho lực lượng tuần tra bờ biển của Cơ quan biên phòng Nga, nhiều tàu tuần tra đang được nước này đặt hàng.
"Để phục vụ hoạt động tại phương Bắc của lực lượng tuần tra bờ biển, những tàu tuần tra biên giới lớn thuộc Dự án 22100 với lượng giãn nước chuẩn 2700 tấn đang được đóng", Mikhail Barabanov, một chuyên gia hải quân và quân sự Nga tại CAST cho biết. ""Chiếc đầu tiên, tàu PolyarnayaZvezda, đã được hạ thủy tại nhà máy Zelenodolsk tháng 5/2014".
Ngoài ra, Nga cũng đang có kế hoạch đóng 3 tàu phá băng hoạt động bằng năng lượng hạt nhân cùng 4 tàu phá băng động cơ diesel để hỗ trợ các tàu tuần tra.
Không chỉ các lực lượng trên biển được đầu tư, lực lượng trên bộ tại Bắc Cực của Nga cũng đang được cải tổ. Nhằm đáp ứng yêu cầu của Bộ chỉ huy phương Bắc đối với lực lượng trên bộ, Lữ đoàn súng trường mô tô độc lập số 200 tại Murmansk cùng hai Lữ đoàn súng trường mô tô Bắc Cực đặc biệt mới thành lập đã được sáp nhập về Bộ chỉ huy này, Moscow Defense Brief cho biết.
"Các lữ đoàn Bắc Cực đang phát triển một loạt các khí tài quân sự mới, bao gồm các xe bọc thép vận tải và chiến đấu mọi địa hình thuộc dòng xe Arktika", Barabanov cho biết.
Lực lượng Bắc cực mới của Nga sẽ đồn trú tại 3 căn cứ mới, với khả năng đón 5000 binh sỹ, được tạo thành từ các modul tiền chế, tương tự như những trạm nghiên cứu Bắc Cực hiện có.
Quân đội Nga cũng đang xây dựng nhiều căn cứ không quân để chứa các máy bay tiêm kích, máy bay ném bom chiến lược và các máy bay khác. Hiện chỉ còn 6 trong tổng số 12 căn cứ không quân như vậy còn hoạt động. Dù vậy, 6 căn cứ còn lại đang được khôi phục và nâng cấp, đồng thời một căn cứ không quân hoàn toàn mới đang được xây tại New Siberian Islands. Bên cạnh đó, 10 trạm radar phòng không đang được xây dựng nhằm phòng thủ trước máy bay ném bom của kẻ thù.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ Defense
Báo Nga tiết lộ 7 vũ khí mới sẽ được ra mắt lần đầu tại lễ diễu binh 9/5 Cuộc diễu binh kỷ niệm 70 Ngày Chiến thắng trên Quảng trường Đỏ vào ngày 9/5/2015 hứa hẹn sẽ được tổ chức với quy mô lớn nhất trong lịch sử hiện đại của Nga. Tờ RG của Nga hôm 4/3 đưa tin cho biết, cuộc diễu binh kỷ niệm 70 Ngày Chiến thắng trên Quảng trường Đỏ vào ngày 9/5/2015 hứa hẹn sẽ...