Vì sao nên hạn chế dùng thức uống năng lượng?
Các chuyên gia sức khỏe cho biết tuy thức uống năng lượng (thường gọi là nước tăng lực) có thể tăng cường sự tỉnh táo, tập trung, chú ý và mức năng lượng hoạt động tức thời, nhưng tiêu thụ thường xuyên loại đồ uống này có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe người dùng.
Lạm dụng nước tăng lực có thể dẫn đến nhiều hệ lụy sức khỏe về sau.
Theo Lauren Popeck – chuyên gia dinh dưỡng tại Viện Y tế Orlando (Mỹ), một số thành phần thường có trong thức uống năng lượng gồm: caffeine, đường, vitamin B, các loại thảo mộc tăng hương vị (như nhân sâm, gừng), các dẫn xuất axít amin (như L-carnitine và taurine). Việc tiêu thụ quá nhiều hoặc thường xuyên nước tăng lực có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim, đau đầu, huyết áp cao và lo lắng cho người dùng.
Dưới đây là một số lý do chúng ta nên hạn chế dùng các loại thức uống năng lượng:
Gây hại cho tim . Caffeine – thành phần chính mang lại công dụng tăng cường tỉnh táo cho thức uống năng lượng – không có lợi cho sức khỏe tim mạch khi tiêu thụ quá mức. ơn cử, khi tiêu thụ trên 400mg/ngày, caffeine khiến tim đập nhanh, tăng huyết áp, tăng nhịp tim và rối loạn nhịp tim.
Video đang HOT
Theo khuyến cáo của Cục Quản lý Thực – Dược phẩm Mỹ, định mức tiêu thụ caffeine an toàn cho người trưởng thành là tối đa 400mg/ngày. Viện Nhi khoa nước này thì khuyến cáo trẻ em dưới 12 tuổi không nên tiêu thụ caffeine, trong khi định mức tiêu thụ caffeine cho trẻ từ 12 đến 18 tuổi là dưới 100mg/ngày. Thông thường, mỗi phần đồ uống năng lượng chứa từ 70-240mg caffeine và một ly cà phê chứa khoảng 100mg caffeine.
Chứa rất nhiều đường. a số các loại nước tăng lực đều chứa khoảng 27-31gr đường trong mỗi lon khoảng 230ml. Trong khi đó, Hiệp hội Tim Mỹ khuyến nghị phụ nữ không dùng quá 25gr đường (6 muỗng cà phê)/ngày và 36gr đường (9 muỗng cà phê)/ngày đối với nam giới.
ược biết, dung nạp quá nhiều đường có thể gây ra viêm, một số bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường và bệnh tim, cũng như làm tăng nguy cơ béo phì và bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.
Rất nguy hại khi pha với rượu. Nhiều người thích pha nước tăng lực vào rượu để tạo ra thức uống có hương vị hấp dẫn hơn. Tuy cách pha chế này khiến bạn lâu say hơn nhưng vẫn có các dấu hiệu bị ảnh hưởng vì chất cồn như nói lắp bắp, khó kiểm soát hành vi và suy giảm trí nhớ. Hơn nữa, việc pha chế như thế làm tăng nguy cơ uống quá nhiều rượu, dẫn đến nhiều bệnh mãn tính như cao huyết áp, đột quỵ, đau tim và bệnh gan, ung thư vú, miệng, họng, thực quản, gan và ruột kết, trở ngại trong khả năng ghi nhớ và học tập, các rối loạn về sử dụng rượu.
Bất lợi cho sức khỏe thanh thiếu niên. Chuyên gia Mohamad Moussa tại ại học Toledo (Mỹ) cho hay thức uống năng lượng đặc biệt có hại đối với thanh thiếu niên, đối tượng vẫn đang trong quá trình phát triển và không thể xử lý các tác dụng phụ của nước tăng lực. Theo Trung tâm quốc gia về Y học bổ sung và tích hợp Mỹ, thanh thiếu niên tiêu thụ nước tăng lực tăng nguy cơ mắc một số bệnh như dị tật hệ thần kinh – tim mạch, nhận thức kém phát triển, các bệnh tâm thần và rối loạn giấc ngủ.
Tăng cường năng lượng cơ thể như thế nào mới đúng cách?
Về bản chất, nước tăng lực là thức uống không lành mạnh đối với sức khỏe. Song chuyên gia Popeck cho biết thức uống năng lượng vẫn an toàn với sức khỏe nếu được tiêu thụ vừa phải và người dùng không có bệnh lý nền.
Song thay vì dùng nước tăng lực, chúng ta vẫn có nhiều phương án thay thế tốt hơn để tăng cường năng lượng cho cơ thể. Một số cách đơn giản và dễ thực hiện là dùng thức ăn nhẹ chứa đạm và tinh bột – đường, nhâm nhi sô-cô-la đen (chứa hai hóa chất tăng cường chức năng não là flavonoid và caffeine), ngủ 7-8 tiếng/đêm và thường xuyên tập thể dục.
Nói tóm lại, để cải thiện sự tập trung và mức năng lượng hoạt động một cách lành mạnh, chúng ta hạn chế uống nước tăng lực và nên tập trung vào việc ăn uống đủ chất, ngủ đủ giấc.
Người đàn ông sút 15 kg vì bệnh hiếm gặp
Bệnh nhân B.D.T., nam, 47 tuổi (ở Tây Hồ, Hà Nội) đi khám vì thấy mình gầy sụt cân nhiều, giảm 15 kg trong một năm. Bệnh nhân nghĩ mình mắc bệnh ung thư, nhưng thực tế nguyên nhân gây ra tình trạng sút cân của anh là do một bệnh lý khác.
(Ảnh minh họa)
Anh T. cho biết, khoảng một năm nay, anh thấy người mệt mỏi nhiều, khả năng làm việc trí óc và vận động thể lực đều giảm nhiều, người gầy. Anh thường xuyên mất ngủ, chỉ ngủ được 2-3 giờ/ đêm, hay thấy tim đập nhanh và run chân tay. Tuy nhiên, ăn uống vẫn ngon miệng, đại tiểu tiện vẫn bình thường.
Anh đã từng đi khám nhiều lần tại các bệnh viện khác vì nghĩ mình có thể bị ung thư, rất lo lắng vì tìm không ra bệnh, nhưng được sự động viên của vợ và gia đình nên vẫn kiên trì đi tìm bác sĩ điều trị được bệnh cho mình.
Tại BV đa khoa Medlatec, anh được ThS, BS Nguyễn Quỳnh Xuân - Chuyên khoa Nội tiết thăm khám và cho làm các xét nghiệm. BS Xuân cho biết, anh T. vào viện với thể trạng rất gầy và muốn kiểm tra mình mắc ung thư gì. Qua thăm khám ban đầu và dựa vào kết quả khám những lần trước của bệnh nhân, bác sĩ nghĩ nhiều đến bệnh lý tuyến giáp hơn ung thư. Do đó, các bác sĩ đã thuyết phục bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm và thăm dò chức năng cần thiết để chẩn đoán chính xác bệnh.
Sau khi thực hiện những xét nghiệm trên, kết quả cho thấy, bệnh nhân T., mắc basedow, một trong những bệnh lý cường giáp ít gặp ở nam giới với tỷ lệ mắc nữ/nam là 9/1. Anh T., được tư vấn điều trị ngoại trú tại Medlatec. Thật may, sau sáu tháng điều trị, anh đã tăng 13 kg, không còn thấy tim đập nhanh, tay hết run và kết quả hồi phục tốt.
Bác sĩ Xuân cho biết, bệnh thường gặp ở người trong độ tuổi 21 - 40 tuổi, nữ gặp nhiều hơn nam. Bệnh basedow có nhiều dấu hiệu nhận biết như: Hồi hộp, tim đập nhanh hoặc loạn nhịp, dù đang nghỉ ngơi vẫn có cảm giác khó thở; Yếu cơ, có tình trạng run bàn tay, thậm chí có dấu hiệu yếu cơ, teo cơ; Thường xuyên mệt mỏi, thay đổi tâm lý, dễ xúc động, bất an, khó ngủ và không thể tập trung;
Hay nóng, có cảm giác dễ chịu hơn khi trời lạnh, nhiều mồ hôi, nhất là ở lòng bàn tay và bàn chân, mặt lúc đỏ lúc tái, khó nuốt hoặc nói nghẹn; Sụt cân nhanh không rõ lý do, hay có cảm giác buồn nôn, nôn, tiêu chảy; Lồi mắt; Người lớn tuổi mắc bệnh có thể gặp biến chứng như: gãy xương tự nhiên, bị viêm quanh các khớp hoặc bị xẹp đốt sống.
Ngoài ra, bệnh nhân có các dấu hiệu khác như đi tiểu nhiều lần, rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn tình dục, khó có con, nam giới mắc bệnh có thể gặp phải chứng ngực to, sắc tố da thay đổi, người bệnh hay bị ngứa, tóc khô, dễ rụng.
Để phòng bệnh, bác sĩ Xuân khuyến cáo, người dân nên ăn uống đầy đủ, chăm chỉ vận động để giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng. Giữ tinh thần luôn vui vẻ, lạc quan, tránh căng thẳng. Bên cạnh đó, cần khám sức khỏe định kỳ tối thiểu sáu tháng/lần, kiểm tra chức năng tuyến giáp để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh. Khi thấy dấu hiệu cảnh báo nêu trên nên đến cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả.
Lý do một số người đỏ mặt khi uống rượu Do chất độc sản sinh từ rượu tích tụ trong cơ thể, các mạch máu trên mặt giãn ra để phản ứng lại. Mặt của một số người hơi đỏ hoặc đỏ bừng sau khi họ uống rượu. Tác dụng phụ của việc uống rượu này không gây ra các vấn đề sức khỏe ngay lập tức. Tuy nhiên, tình trạng đó có...