Vì sao NATO phải khiếp sợ tên lửa Tor-M2U Nga?
Giới quân sự phương Tây đặt biệt danh thần sấm sét Thor cho tổ hợp tên lửa phòng không Tor-M2U của Nga vì sự đáng sợ của loại vũ khí tầm thấp này.
Tor không phải là một tổ hợp phòng không tầm ngắn mới của Quân đội Nga, mà nó được phát triển từ thời Liên Xô. Tuy nhiên các biến thể hiện đại hóa của nó – Tor-M2U lại là một trong những nền tảng chính tạo hệ thống phòng không đa lớp của nước Nga ngày nay. Thậm chí nhiều chuyên gia quân sự Phương Tây còn đặt biệt danh cho tổ hợp phòng không này là “Thor” một vị thần sấm sét trong truyền thuyết Bắc Âu.
Trong các đợt duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng phát xít trong những năm gần đây, tổ hợp tên lửa phòng không Tor-M2U luôn xuất hiện trong đội hình các tên lửa phòng không hiện đại nhất của Nga như Buk-M2E, Pantsir-S1 và S-400.
Tổ hợp tên lửa phòng không Tor-M2U được sản xuất bởi nhà máy quốc phòng Kupol ở thành phố Izhevsk. Đây cũng là một trong những công ty con của Tập đoàn tên lửa chiến thuật Nga Almaz-Antey. Được biết Almaz-Antey cũng là cái nôi của hàng loạt tổ hợp tên lửa phòng không đình đám nhất của Nga và cả thị trường vũ khí thế giới.
Theo Fanil Ziyatdinov – Tổng giám đốc Kupol cho biết, Tor-M2U là một trong những tổ hợp tên lửa phòng không độc đáo của Nga nó có khả năng đánh chặn hầu hết các loại vũ khí tấn công chính xác và mục tiêu bay của đối phương từ khoảng cách 15km.
Video đang HOT
Để làm được điều này, Tor-M2U được trang bị 8 tên lửa đất đối không 9M331 với ống phóng thẳng đứng. Nnó có thể tiêu diệt bất cứ mục tiêu nào từ tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo, bom thông minh, tên lửa dẫn đường, các loại máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang cho đến phương tiện bay không người lái. Bên cạnh đó Tor-M2U cũng có thể vừa di chuyển vừa triển khai các tên lửa càng khiến nó trên nên độc nhất vô nhị.
Cũng theo Ziyatdinov, Tor-M2U có khả năng hoạt động ở môi trường khắc nghiệt từ -50 đến 50 độ C và nó vẫn có thể hoạt động trước mọi biến pháp áp chế điện tử của đối phương. Tổ hợp tên lửa phòng không này có thể theo dõi cùng lúc 48 mục tiêu trên không và tấn công đồng thời 4 mục tiêu trong số đó.
Từ năm 2008, Bộ Quốc phòng Nga cũng đã đẩy mạnh quá trình sản xuất Tor-M2U nhằm phục vụ nhu cầu trong nước nước cũng như dành cho xuất khẩu. Hiện tại Almaz-Antey cũng đang phát triển biến thể phòng không trên hạm của Tor-M2U.
Bên cạnh các tính năng kỹ chiến thuật, thiết kế của Tor-M2U cũng khá đặc biệt, toàn bộ tổ hợp tên lửa phòng không này được đặt trên một nền tảng khung gầm duy nhất gồm trung tâm chỉ huy, hệ thống ống phóng tên lửa thẳng đứng, hệ thống radar trinh sát và dẫn bắn.
Ngoài nền tảng khung gầm đặc chủng 9A331, Tor-M2U cũng có thể được triển khai trên nhiều nền tảng khác nhau như trên khung gầm bánh lốp MZKT-6922, trên một toa tàu hỏa hay thậm chí là một tàu chở hành. Và dù được đặt trên bất cứ nền tảng nào khả năng tác chiến của Tor-M2U vẫn không thay đổi với tỉ lệ bắn trúng mục tiêu từ 97%-100%. Đây là điều ít có hệ thống tên lửa phòng không nào của Phương Tây không làm được.
Đặc biệt, Tor-M2U có khả năng bắn loạt ngắn 3 quả đạn chỉ trong 5 giây. Tên lửa 9M331 được thiết kế đăc biêt đê chông lai cac muc tiêu co kha năng thao diễn va tiêt diên phan xa tin hiêu radar nhỏ. Mỗi tên lửa 9M331 có trọng lượng 167kg dài 3m và được trang bị một đầu đạn nặng 15kg với tốc độ bay tối đa là Mach 2.8.
Theo_Kiến Thức
Vì sao Nga thay thế toàn bộ Su-25 bằng trực thăng tấn công ở Syria?
Kể từ giữa tháng 3, Tổng thống Nga Putin đã ra lệnh rút phần lớn máy bay Syria. Ảnh vệ tinh chụp sau đó cho thấy, không quân Nga đã rút 3 trên 15 máy bay ném bom Su-24, 4 trên 8 máy bay Su-34 và toàn bộ phi đội 12 máy bay Su-25.
Nga đã để lại toàn bộ máy bay chiến đấu Su-30 và Su-35, trong khi triển khai thêm ít nhất 4 trực thăng tấn công Mi-28 và Ka-52. Kể từ tháng 1 đến tháng 3-2016, số trực thăng Nga đã tăng từ 4 lên 14 chiếc.
Chiến đấu cơ Su-25
Điều này có nghĩa là Nga đang thay đổi cơ cấu lực lượng ở Syria thay vì rút quân. Những máy bay cánh cố định được thay đổi bằng máy bay trực thăng. Su-25 và máy bay trực thăng tấn công có khả năng khác nhau, tuy nhiên, đều mang nhiệm vụ chính là hỗ trợ mặt đất. Su-25 là loại chiến đấu cơ cũ, đã hoạt động liên tiếp trong vòng 5 tháng qua và cần trở về để bảo dưỡng. Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân chính khiến Nga thay đổi chúng bằng các trực thăng tấn công do Moscow hoàn toàn có thể triển khai một đội Su-25 khác tới Syria một cách dễ dàng.
Theo trang Russia Insider, lí do Nga làm việc này là vì lo ngại việc các phiến quân ở Syria đang sở hữu nhiều hệ thống tên lửa phòng không vác vai (MANPAD). Gần đây, ít nhất 2 máy bay chiến đấu của quân đội Syria đã bị loại vũ khí này bắn hạ và điều này hoàn toàn có thể xảy ra với máy bay Nga.
Ngoài việc là một máy bay cũ, Su-25 được thiết kế để tấn công kẻ thù dưới mặt đất ở tầm gần, do đó nó rất dễ dính các tên lửa săn máy bay có tầm bắn lớn hơn 4.000 - 5.000m.
Trực thăng tấn công Ka-52
Tuy nhiên, nếu so sánh Su-25 với trực thăng tấn công, nó vẫn có khả năng sống sót cao hơn nhiều. Su-25 được bọc thép, tốc độ lớn hơn và chỉ hạ thấp độ cao khi tấn công, cũng như thực hiện được các động tác bay lượn mà trực thăng không thể làm nổi.
Theo trang Russia Insider lí giải, Nga quyết sử dụng trực thăng tấn công thay vì Su-25 do họ rất tự tin vào hệ thống phòng thủ máy bay President-S trang bị cho các trực thăng này. Hệ thống này đã từng đánh lạc hướng được đầu dò mục tiêu của MANPADS như Strela-2, Strela-3, Igla và chỉ chịu thua những loại tên lửa vác vai thế hệ mới như Verba.
Các phiên bản Su-25SM3 mới cũng được Nga trang bị hệ thống làm nhiễu sóng Vitebsk-25 tương tự President-S tuy nhiên vẫn chưa được vào trong biên chế.
Như vậy, tính toán của Nga là họ có các hệ thống làm nhiễu sóng đầu dẫn tên lửa, trang bị trên các trực thăng tấn công nên nó có khả năng sống sót cao hơn một "xe tăng bay" như Su-25.
Theo_An ninh thủ đô
Tên lửa S-300PMU-1 của Iran thừa sức khiến Israel chết khiếp Dẫu cho không có S-300PMU-2, mà thay vào đó là nhận tên lửa phòng không S-300PMU-1, Iran vẫn khiến cho Israel, Mỹ phải lo sợ. Theo truyền thông Nga, hôm 11/4 Iran đã nhận được tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU-1 đầu tiên từ công ty Rosoboronexport (Nga). Đáng lưu ý, trước đó phía Nga từng công bố sẽ chuyển giao 4...