Vì sao NATO mở rộng liên minh sau chiến tranh lạnh
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói: “Chúng ta cần hiểu rằng trong 40 năm, NATOđã không hành động bên ngoài lãnh thổ của mình.
Ảnh minh họa.
Trong những năm này, chúng ta chỉ làm một điều là kiềm chế Liên Xô – đó là tất cả. Và chúng tôi đã làm điều đó rất thành công, bởi vì chiến tranh lạnh đã kết thúc mà không có một phát súng nào được bắn ra và thế giới được bảo tồn”.
Những chia sẻ đó được ông Stoltenberg nói chuyện với các sinh viên ở New Zealand, nơi ông đến thăm và làm việc. Hồ sơ bài phát biểu của ông được công bố bởi truyền thông của liên minh.
Theo ông, khi bức tường Berlin sụp đổ, khi chiến tranh lạnh kết thúc mọi người bắt đầu hỏi liệu liên minh có còn cần thiết không, “vì Hiệp ước Warszawa, một tổ chức đối lập với NATO đã không còn tồn tại, Liên Xô đã bị giải thể”.
Video đang HOT
“Và câu hỏi đặt ra là liệu NATO có nên chấm dứt tồn tại hay không. NATO có nên giải thể hoặc vượt ra khỏi lãnh thổ của mình ở châu Âu và Bắc Mỹ. Và chúng tôi quyết định lựa chọn đi ra ngoài khu vực để ngăn chặn các cuộc chiến tranh sắc tộc ở Balkan, giúp chống cướp biển ở châu Phi, chống khủng bố ở Afghanistan…”, ông nói.
Theo ông, đây là những ví dụ về các hành động của NATO bên ngoài lãnh thổ, nhưng liên minh không có vai trò chịu trách nhiệm giải quyết mọi xung đột.
“Chúng tôi không yêu cầu NATO tham gia vào tất cả các cuộc xung đột trên thế giới. Nhiệm vụ chính của liên minh là tự vệ để chống lại sự tấn công”, ông nói.
Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác và Tương trợ lẫn nhau được ký kết tại Warszawa (Ba Lan) vào năm 1955, giữa 8 nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa ở Trung và Đông Âu, gồm Liên Xô, Albania, Ba Lan, Bulgaria, Đông Đức, Hungary, România và Tiệp Khắc. Đại diện của tám quốc gia đã giải thích về việc ký kết hiệp ước là sự cần thiết để làm đối trọng với việc thành lập NATO (bao gồm cả Tây Đức).
Vào tháng 2/1991, một quyết định đã được đưa ra để bãi bỏ các cấu trúc quân sự của Hiệp ước Warszawa. Vào tháng 7, một giao thức đã được ký kết tại Praha về việc chấm dứt hoàn toàn hiệp ước.
Đức Văn
Theo giaoducthoidai/Ria.ru
Tin nóng quân sự: Thổ Nhỹ Kỳ tuyên bố đánh Syria, Mỹ "nổi đóa"
Mỹ giận dữ cảnh báo đồng minh NATO chống lại bất kỳ cuộc tấn công nào của nước này vào phía đông bắc Syria.
Ngay sau khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố sẽ khởi động chiến dịch quân sự ở phía đông Euphrates của Syria.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đe dọa sẽ tấn công khu vực phía đông Euphrates của Syria.
Một vòng đàm phán khác giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu diễn ra hôm nay 5/8 về tương lai của vùng đông bắc Syria, hiện nằm dưới sự kiểm soát của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do người Kurd lãnh đạo sau khi SDF đánh bại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) trong chiến dịch quân sự kéo dài 4 năm và được Mỹ hậu thuẫn.
Trước đó 1 ngày hôm 4/8, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan lên tiếng dọa sẽ tấn công khu vực trên. "Chúng tôi đã chiếm Afrin, Jablus, al-Bab", ông Erdogan nói về các thị trấn ở tây bắc Syria, nơi Mỹ không có sự hiện diện quân sự. "Và bây giờ chúng tôi sẽ tiến vào phía đông Euphrates", ông Erdogan tuyên bố bất chấp khu vực phía đông Euphrates là nơi các lực lượng Mỹ đóng quân cùng với các đối tác SDF của họ.
"Chúng tôi đã chia sẻ kế hoạch này với Nga và Mỹ", ông Erdogan nói thêm.
Tuy nhiên, cùng ngày Mỹ đã lên tiếng đáp trả Ankara, cảnh báo chống lại bất kỳ động thái nào như vậy.
Lực lượng Mỹ tuần tra bên ngoài Manbij, Syria ngày 24/6/2018
"Bất kỳ hoạt động quân sự đơn phương nào của Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ đe dọa đến an ninh và sự ổn định của khu vực", Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus nhấn mạnh.
"Những hành động quân sự đơn phương như vậy nhắm vào phía đông bắc Syria - đặc biệt là khi các nhân viên Mỹ hiện diện trong hoặc ở khu vực lân cận để giúp các đối tác Syria của chúng tôi chống lại khủng bố IS vẫn đang tiếp tục - là mối lo ngại nghiêm trọng", bà Ortagus tuyên bố.
Theo Danviet
Các quốc gia NATO không muốn Ukraine gia nhập Liên minh Bắc Đại Tây Dương Cựu Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice đã đưa ra một tuyên bố trong đó bà nhấn mạnh rằng các quốc gia thành viên của Liên minh Bắc Đại Tây Dương không có ý định chấp nhận Ukraine là thành viên mới của NATO cả ở hiện tại và trong tương lai gần. Ảnh minh họa. "Tôi nghĩ rằng hiện giờ điều đó là...