Vì sao nàng dâu thường nói xấu mẹ chồng?
Cuộc chiến cứ thế kéo dài mãi, ai cũng cho rằng mâu thuẫn mẹ chồng-nàng dâu là điều khó tránh khỏi và không bận tâm tìm hiểu nguồn cơn của vấn đề.
Ảnh minh họa
Nhiều cô dâu hay thắc mắc với nhau rằng: “Tại sao bà ấy cũng đi làm dâu, lại không hiểu nỗi khổ của người làm dâu, nhưng cứ thích hành hạ chị em chúng ta?”.
Những bà mẹ chồng thì: “Chúng ta đã làm dâu rất vất vả, nên nó cũng phải vất vả mới hiểu được thế nào là làm dâu”.
Con dâu: “Mình rất muốn quý mẹ chồng, nhưng không thể nào làm được vì bà ấy không giống mẹ mình”.
Mẹ chồng: “Tôi không ghét con dâu, nhưng mà nó không hiểu sự quan tâm của tôi nên tôi mặc kệ”.
Một nghiên cứu mới đây về quan hệ mẹ chồng nàng dâu của tác giả Terri Apter (Anh) đưa ra trong cuốn sách vừa xuất bản đã lý giải được điều đó: Sự xung đột muôn thuở giữa mẹ chồng và nàng dâu có nguyên nhân rất khoa học: các bà vợ được lập trình sẵn trong não để không ưa mẹ chồng.Dù một người vợ mong muốn yêu mến mẹ của bạn đời, thì cô ấy vẫn luôn có sẵn tư tưởng rằng hai người sẽ không hòa hợp với nhau. Tư tưởng này được hình thành từ trước khi cô ấy bước qua ngưỡng cửa về nhà chồng.
Nghiên cứu này cũng chỉ ra: “Một phần của vấn đềđôi khi bắt nguồn từ chính những rắc rối giữa người mẹ và con trai. Trong khi những rắc rối này chưa được giải quyết hết khi anh ta bắt đầu một mối quan hệ mới”, đồng nghĩa với điều đó là anh ta “tặng” mẹ mình một mối quan hệ mới, một mâu thuẫn tương lai. Thay vì dàn xếp mối căng thẳng giữa mẹ và vợ, thì người chồng lại đứng sang một bên và để mặc hai người chiến đấu với nhau.
Hơn 200 người, trong đó có 49 cặp vợ chồng, được phỏng vấn để lấy dữ liệu cho quyển sách thì khoảng 70% số phụ nữ than phiền rằng họ bị ức chế lâu ngày do mâu thuẫn với mẹ chồng. Và ngược lại, hầu hết các bà mẹ chồng đều cảm thấy bị đẩy ra ngoài cuộc sống của con trai mình khi có con dâu.
Video đang HOT
Tiến sĩ Apter, nhà tâm lý tại Đại học Newnham, Cambridge ở Anh, cho rằng cả hai người phụ nữ đều tự cho rằng người kia đang ngầm phá hoại cuộc sống của mình. “Sự bất an này thực ra không bắt nguồn từ những cư xử thực tế, mà chủ yếu liên quan tới những định kiến đã tồn tại từ quá lâu. Cả bà mẹ và người vợ đều tìm cách tranh giành vị trí người chủ trong gia đình”. Bà mẹ cảm thấy người con dâu đã chiếm mất vị trí, công việc, tình cảm của mình. Do đó bà mẹ mới nghĩ con dâu cố tình “lấn sân”, nhưng thực ra cô ấy chỉ cố gắng làm tròn bổn phận của một người con dâu.
Việc chấm dứt mối bất hòa này sẽ trở nên dễ dàng nếu người chồng xác định rõ vai trò của mỗi người phụ nữ. Giáo sư Đại học South Australia- Alison Mackinnon nhận định: “Nếu các bà mẹ chồng đi làm lâu hơn và có cuộc sống của riêng mình thì họ sẽ ít can thiệp vào cuộc sống của con trai hơn”.
Theo TPO
Giật mình nhìn thứ trên tay chồng khi anh bước ra từ nhà vệ sinh
Cảnh tượng hiện ra khiến tôi không tin nổi vào mắt mình. Nhìn thứ trong tay chồng mà tôi rơi nước mắt.
Chào độc giả mục Tâm sự, tôi là người thường xuyên vào mục đọc những chia sẻ của mọi người. Ngày nào vào cũng xem hết người này chia sẻ chuyện chồng ngoại tình đến việc vợ người kia cặp bồ, thấy cuộc đời sao mà tăm tối thế.
Hôm nay, tôi xin viết đôi dòng về điều ấp ủ từ lâu, hy vọng mọi người có thể bớt chút thời gian đọc và tranh luận cùng.
Chồng tôi hơn tôi 5 tuổi, ấy thế nhưng nhìn vẻ ngoài còn trẻ hơn cả tôi, nhìn anh 30 tuổi mà chẳng khác gì trai trẻ 20. Cũng bởi từ nhỏ anh đã được bố mẹ yêu chiều, cưng như quý tử. Vì vậy mà chồng tôi chẳng biết làm một việc gì, đến khi lấy tôi về cũng vậy.
Lúc còn yêu nhau, khi dẫn tôi đến nhà chơi, nhìn căn phòng đẹp mắt với những chiếc bóng đèn hiện đại được treo trên trần nhà, tôi trầm trồ ngắm nghía. Lập tức, anh ấy chạy đến chỉ trỏ lên bảo: 'Đây, đây, đây... tất cả những cái bóng đèn này đều do anh mày mò treo lên cả đấy'.
Ấy vậy mà lúc tôi về sống cùng, một cái bóng đột nhiên tắt ngúm. Mãi không thấy chồng thay hay chỉnh sửa gì, đến lúc mẹ chồng tôi cầm cái bóng vào bắc ghế lắp, tôi phải chạy theo ngay để học hỏi. Rồi mẹ chồng lắc đầu ngao ngán: 'Con trai nhà này đến cái bóng đèn cũng phải mẹ lắp với sửa hết, chẳng biết làm cái việc gì'. Lúc đó tôi mới vỡ lẽ...
Ảnh minh họa
Rồi ngày tôi chửa đẻ, hai vợ chồng ở trên tận tầng 3, mẹ chồng chăm chút cho con dâu ở cữ đột nhiên bận việc ra ngoài vài tiếng. Trước khi đi, mẹ dặn chồng tôi chạy xuống trông cái nồi gà hầm giúp mẹ, chồng tôi gật đầu vâng dạ ngay.
Vậy mà, đang lúc cho con ti ngủ, tôi giật bắn người khi nghe thấy tiếng chồng la hét ầm ĩ dưới bếp: 'Vợ ơi, xuống nhanh cứu chồng ngay. Thịt cháy hết rồi'. Thì ra, đến cái bếp ga chồng tôi cũng không biết tắt mọi người à. Tôi lại há hốc kinh ngạc tiếp lần thứ 2.
Rồi ngày tôi hết ở cữ, chồng tôi được mẹ chồng giao cho nhiệm vụ bê chậu quần áo lên tầng 5 để giặt. Còn tôi được mẹ phái đi theo chồng để chỉ chỗ đặt máy giặt và... hướng dẫn cách sử dụng.
Từ ngày sinh ra đến lúc có con, chồng tôi chưa một lần nào biết cầm quần áo để giặt. Thậm chí, anh ấy còn không biết máy giặt để ở đâu và làm sao cho máy giặt hoạt động. Thế mà ngay tối hôm đó, tranh thủ lúc mẹ chồng trông con giúp, tôi đã huấn luyện chồng phơi đồ thành công.
Chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói cho đến một hôm, khi tôi nhờ chồng trông giúp con để xuống ăn cơm. Hôm đó, cả nhà chồng tôi đều ra ngoài vì có việc bận. Tôi đang ngồi lúi húi ăn cơm vội vàng để lên trông con thì nghe thấy tiếng chồng la hét thất thanh: 'Vợ ơi lên nhanh lên, nhanh nhanh nhanh'.
Tôi hoảng hốt lo sợ con có chuyện gì nên thả ngay bát cơm, phóng như bay lên phòng. Ai ngờ, vừa vào đến nơi thì chồng tôi bịt miệng chạy ra ngoài, hỏi gì cũng chỉ lắc đầu rồi chạy đi. Nhìn xuống thì con bé đang nằm một mình trên giường đi vệ sinh.
Thì ra chồng tôi sợ mùi sản phẩm của con đến mức phải chạy vào nhà vệ sinh nôn thốc nôn tháo, mặc tôi một mình lau dọn cho con đến khi phòng hết sạch mùi mới dám lò dò bước vào.
Quá bực tức và tủi thân, tôi đã khóc và ngay tối hôm đó gọi mẹ chồng lên nói chuyện. Sau gần 1 tiếng trao đổi, tôi và mẹ đã đi đến quyết định sẽ huấn luyện chồng công tử của tôi làm việc nhà.
Sau 3 tháng được mẹ chồng hỗ trợ, chồng tôi đã biết rửa bát, lau nhà, nấu nướng giúp vợ. Đến cái bóng đèn cũng đã biết tháo ra tháo vào để thay. Tôi mừng không tả xiết.
Đêm hôm đó, tôi viết ngay dòng status lên Facebook rằng: 'Ai bảo phụ nữ hơn nhau ở tấm chồng? Mình nghĩ, hơn nhau ở cách huấn luyện chồng mới đúng'.
Sau đó là hàng loạt bạn bè, người quen nhảy vào bình luận, tranh cãi. Ai cũng bảo tôi may mắn mới lấy được chồng hiền lành, được mẹ chồng thương. Người mỉa mai bảo: 'Xin chút bí kíp huấn luyện chồng'. Còn duy nhất một người bạn đã ly hôn thì tỏ vẻ hiểu chuyện hơn khi chia sẻ: 'Ngày trước mình không biết huấn luyện chồng, lúc nào cũng ôm đồm hết việc nên mới nhận kết quả ngày hôm nay'.
Ảnh minh họa
Rồi đi làm, chị em trong cơ quan túm tụm hỏi biệt tài huấn luyện chồng đặc biệt của tôi. Nhìn vào ánh mắt của họ, tôi nhận ra người ta chỉ hỏi cho có chuyện để buôn dưa lê, rồi sau đó khi vắng tôi lại ngồi với nhau bình phẩm, nói xấu sau lưng mà thôi.
Mọi chuyện cũng lắng xuống cho đến hôm qua, khi tôi đi làm về và vừa đặt cái túi xách lên bàn. Bất ngờ, cảnh tượng hiện ra khiến tôi không tin nổi vào mắt mình. Từ trong phòng vệ sinh bước ra, chồng tôi đang cầm cái chổi đánh bồn cầu rồi hỏi tôi: 'Vợ ơi, nước tẩy bồn cầu đâu rồi nhỉ? Anh đánh mãi chẳng sạch được'.
Tôi cảm động đến rơi nước mắt khi sau mấy tháng huấn luyện cuối cùng, chồng tôi cũng đã biết làm việc đáng sợ nhất của anh ấy.
Đến bây giờ thì tôi có thể tự tin để bảo rằng, những chị em nào còn than vãn chuyện chồng lười, rồi đăng tải mấy dòng 'Phụ nữ hơn nhau ở tấm chồng' lên mạng, là những người thất bại vì bản thân họ chứ không phải do ai khác. Chưa thử huấn luyện chồng thì chớ có kêu than và ghen tỵ mà ném đá tôi.
Đôi dòng chia sẻ mong nhận được chia sẻ của các chị em.
Theo Người Đưa Tin
Dù hết lòng nhưng vẫn bị mẹ chồng nói xấu Tôi cũng không ngờ rằng những hành động quan tâm đến mẹ chồng lại trở nên công cốc trong con mắt người thân dưới lời kể của mẹ. Ngày anh đưa tôi về ra mắt, mẹ chồng tôi đã tỏ ra không hài lòng vì tôi không có công ăn việc làm ổn định, gia đình không giàu có, nhan sắc tầm thường....