Vì sao năm nay ít game đóng cửa?
Đã hơn nửa năm trôi qua nhưng mới chỉ có 3 MMO đóng cửa tại Việt Nam, tình hình này khác hẳn so với cách đây 1 năm.
Đóng cửa game – Đây là chuyện không thể tránh khỏi với bất kỳ thị trường trò chơi nào trên thế giới. Đơn giản vì MMO cũng như một món hàng, có lúc thịnh và có lúc suy, có lúc đông khách và có lúc ảm đạm không còn nguồn thu. Có điều với các fan hâm mộ thì chẳng dễ gì chấp nhận được chuyện này.
Còn nhớ đúng giờ này năm ngoái (15/06), thị trường game online Việt Nam phải đóng cửa 6 game liền (trung bình mỗi tháng 1 game). Trong đó có không ít sản phẩm gây nhiều “đau đớn” như Cửu Long Tranh Bá, Maple Story, Xích Bích… Thế nhưng năm nay mọi chuyện có vẻ đi theo chiều hướng tốt hơn.
Thông báo đóng cửa Band Master.
Cụ thể, suốt 6 tháng gần đây mới chỉ có 3 ứng viên phải nói lời chia tay là Band Master, HotStepvà Truyền Thuyết Rồng. Lý do nào dẫn tới việc các NPH “giữ hàng” tốt hơn hẳn như vậy?
Năm ngoái đóng cửa quá nhiều
Nguyên nhân đầu tiên và có lẽ là cốt yếu nhất dẫn đến việc số lượng game online đóng cửa tại Việt Nam trở nên ít hơn thời gian qua là vì năm 2010 đã… ra đi quá nhiều. Tính tổng cộng có 20 MMO nói lời vĩnh biệt giới trẻ nước nhà trong giai đoạn khủng hoảng của dải đất hình chữ S.
Chính động thái trên khiến đa phần các sản phẩm ảm đạm hoặc vắng khách đã bị “quét” hết. Thậm chí ngay cả một số tựa game còn triển vọng nhưng nguy hiểm về mặt pháp lý cũng nhanh chóng tuyên bố ngừng vận hành (như Special Force hay Sudden Attack). Các NPH bắt đầu trở nên “rảnh tay” hơn, họ đủ nhân lực để duy trì dự án cũ chứ không đến nỗi bi đát mà đóng cửa.
Năm 2010 đã quét sạch những MMO ảm đạm.
Hãy nhìn vào danh sách 3 MMO vừa được khai tử, có thể thấy ngoài Band Master có chút “thoi thóp”, cả HotStep và Truyền Thuyết Rồng đều đã bị lãng quên trong trí nhớ của gamer Việt. Việc chúng ra đi chỉ là vấn đề thủ tục chứ chẳng ảnh hưởng gì tới cộng đồng, cũng chẳng gamer nào lên tiếng kêu ca như trường hợp của Maple Story hay Zing Dance năm ngoái.
Không cần thiết phải ngừng vận hành
Như đã phân tích ở trên, lượng game đóng cửa nhiều khiến nhân lực tại các NPH trở nên thừa thãi. Điển hình là Asiasoft đã sa thải tới 50% nhân viên và hãng này cũng chỉ còn nắm trong tay vài đầu game mà thôi, hiện tại việc duy trì số sản phẩm còn lại là điều hoàn toàn nằm trong tầm tay nên chẳng cần khai tử làm gì.
Video đang HOT
Lượng nhân viên đã đủ để duy trì các game còn lại.
Nên nhớ rằng không phải mọi MMO tại Việt Nam đều có một đội ngũ GM hay vận hành đầy đủ, thông thường họ bị thuyên chuyển thường xuyên tới các dự án mới khiến “hàng cũ” rơi vào quên lãng. Thậm chí có game chỉ còn đúng… 1, 2 người trực và đến khi nào nguồn thu tăng lên họ mới được tăng thêm số lượng để update phiên bản mới.
Càng nhập game về nhiều mà lượng nhân viên không tăng thì dĩ nhiên dẫn đến thiếu thốn, còn khi game đã đóng cửa gần hết thì mọi chuyện trở nên tươi sáng hơn nhiều. Đó là chưa kể tới việc với một số NPH, số tiền bỏ ra để duy trì vài ba dự án đã thoi thóp là điều không quá khó khăn (thực ra chúng cũng chỉ còn 1, 2 server mà thôi).
Ngay cả một game đã rệu rã như Chúa Tể Phục Sinh nhưng vẫn chưa cần đóng cửa.
Ngày nay, quá nhiều webgame cập bến Việt Nam cũng khiến số lượng đóng cửa giảm xuống. Điểm lại từ trước đến nay cũng chỉ có vài ba webgame nói lời chia tay, đơn giản vì duy trì chúng ít tốn kém chứ không khổ sở như MMO cài đặt client thông thường. Với một số webgame, chỉ cần… 1 người phụ trách kỹ thuật là ổn.
Danh dự
Vẫn biết tại thị trường game Việt thì bức xúc của game thủ gần như không “xi nhê” gì với NPH, tuy nhiên với mỗi doanh nghiệp, họ cũng không muốn mình mất đi niềm tin nơi khách hàng. Trường hợp điển hình như Asiasoft trước đây, do đóng cửa quá nhiều game nên cứ nhắc đến NPH này là gamer đã tỏ ra sợ sệt.
Với VLTK, dù ảm đạm có lẽ VNG cũng không khai tử.
Ngoài ra còn là vấn đề danh dự, phải đóng cửa trò chơi đồng nghĩa với việc “sức mạnh” của mình giảm xuống trong mắt các đối thủ, thậm chí còn ảnh hưởng cả tới hình ảnh đã tốn công gây dựng nhiều năm. Trường hợp này giống với Võ Lâm Truyền Kỳ, có thể nói VNG sẽ không bao giờ rút ống thở MMO này vì nó gắn liền với lịch sử công ty
Nửa năm còn lại thì sao?
Năm ngoái, nếu như 6 tháng đầu chỉ tiễn đưa 6 đầu game thì 6 tháng cuối cùng gamer Việt phải chia tay tới… 14 ứng viên. Chính vì thế không có gì đảm bảo rằng thời gian còn lại của năm 2011 này mọi chuyện không diễn ra theo chiều hướng đó. Tuy nhiên với những phân tích bên trên, điều xấu nhất rất khó xảy ra.
6 tháng còn lại của năm 2011 khó có “biến” xảy ra.
Nên biết rằng với gần chục đầu game mới cập bến gần đây, dẫu có thứ thành công và có thứ ảm đạm, nhưng chắc chắn không NPH nào vội vàng đóng cửa chúng. Nói cách khác, tín đồ ảo nước nhà có thể yên tâm trải nghiệm mà không lo lắng mình mất cả chì lẫn chài.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Níu kéo game đóng cửa tại Việt Nam là rỗi hơi vô ích
Những cố gắng từ phía game thủ khi kêu gọi NPH rút lại tuyên bố khai tử trò chơi chỉ mang tính chất hão huyền.
"Đóng cửa game", đó là cụm từ đã được nhắc đi nhắc lại đến 20 lần trong năm 2010, sang năm 2011, trải qua gần 3 tháng đầu yên ả, cuối cùng sản phẩm tiếp theo phải nói lời giã biệt cũng lộ diện (Band Master của VTC Game). Bên cạnh sự thất vọng và bất lực từ phía NPH, cộng đồng game thủ, đặc biệt là fan hâm mộ của trò chơi là người đau đớn dằn vặt nhất.
Thông thường, phản ứng của họ khi vừa đọc được thông báo sắp ngừng vận hành là tức giận, bức xúc và không tiếc lời mắng nhiếc NPH vô trách nhiệm... trên diễn đàn. Sau đó trạng thái ấy bắt đầu chuyển sang xu hướng "thỏa hiệp" hoặc "hy vọng" BQT sẽ rút lại quyết định của mình. Điển hình như trường hợp của Maple Story năm ngoái hay hiện tại là Band Master khi thành viên forum liên tục lập topic hứa hẹn trò chơi sẽ... bội thu trong thời gian tới.
Dù không muốn nói thẳng, nhưng sự thật vẫn là sự thật, tất cả những cố gắng như trên chỉ là vô ích (ít nhất là tại Việt Nam). Đơn giản vì có quá nhiều lý do xác đáng dẫn tới kết luận ấy.
Lịch sử nói "không"
Trong gần 1 thập kỷ phát triển của game online Việt, chưa từng có trường hợp một NPH tuyên bố đóng cửa game rồi sau đó vài ngày lại rút lại lời nói của mình (ở đây không tính tới những lời đồn đại thất thiệt từ phía nội bộ công ty rồi sau đó được đính chính). Với khoảng 40, 50 đầu sản phẩm đã ra đi, lịch sử cho thấy rõ việc thay đổi quyết định khai tử trò chơi là không thể.
Chưa từng có game tuyên bố đóng cửa rồi rút lại.
Hiện tại, chỉ có duy nhất Xích Bích Online là MMO bị VTCz-one tuyên bố đóng cửa rồi sau đó VTC Game phát hành lại. Tuy nhiên đây là 2 NPH khác nhau, bất chấp việc thuộc chung tổng công ty VTC. Hơn nữa, cho tới lúc này vẫn chưa thể chắc chắn 100% nó sẽ được hồi sinh trong thời gian tới, ngoại trừ lời hứa hẹn từ phía đại diện NPH.
Fan hâm mộ thường hão huyền
Thông báo đóng cửa game có thể được NPH tung ra một cách chóng vánh, nhưng trên thực tế nó là hệ quả của cả một thời gian dài ảm đạm của trò chơi. Thường chỉ có các fan hâm mộ mới cảm thấy hụt hẫng còn gamer bên ngoài hầu như đã mặc nhiên coi game chết từ lâu, họ chỉ tặc lưỡi khi nghe thấy tin ngừng vận hành mà thôi.
Chính vì quá yêu game nên đa phần gamer gắn bó lâu dài sẽ vạch ra hàng loạt lý do để không phải nhìn nhận sự thật là món ăn ưa thích của mình đã kiệt quệ hoàn toàn (cả về mặt doanh thu lẫn lượng người chơi). Điều này từng được chứng kiến khi cộng đồng Cabal (hay mới đây là Band Master) vì quá đau đớn trước quyết định đóng cửa nên thi nhau khẳng định trò chơi vẫn còn sức sống.
Fan hâm mộ thường khó chấp nhận sự thật bẽ bàng.
Ngoài ra, họ cũng thường "tưởng" rằng lý do hết hợp đồng với đối tác do các NPH đưa ra là sự thật (đây cũng là lý do phổ biến nhất) nên cố níu kéo hoặc kêu gọi BQT... ký gia hạn hợp đồng lâu hơn. Rõ ràng đó chỉ là hành động hoàn toàn vô vọng vì không đi đúng thực chất vấn đề.
Không phải ngẫu nhiên đóng cửa
Phải biết rằng chẳng NPH nào đang yên đang lành lại khai tử MMO của mình, chỉ cần tựa game đó còn sống tốt (tức có sinh lãi) thì chẳng phải thúc giục họ cũng chủ động ký tiếp hợp đồng với NSX. Cuối năm 2009 từng chứng kiến sự việc VNG "suýt" giành quyền phát hành Audition vì VTC Game chậm ký gia hạn hợp đồng, chừng đó đủ để hiểu chuyện này hiển nhiên đến thế nào.
Thường sau khi nhận ra sự thật trên, gamer sẽ bắt đầu quy tội cho NPH là "hám tiền của" hoặc "bỏ mặc khách hàng". Nhưng thực tế là với hầu hết các doanh nghiệp tại Việt Nam, lợi nhuận luôn là vấn đề sống còn trước khi nghĩ tới uy tín với gamer, ngay trên thế giới đó cũng chẳng phải là chuyện lạ lùng gì.
Game đã quá kiệt quệ mới phải đóng cửa.
Quyết định đóng cửa game thường cũng là quyết định sau cùng, khi mọi hy vọng đã tắt và phía BQT bất lực trong việc vực dậy tình hình đây hoàn toàn không phải là ý tưởng bột phát để mà nhận ra sai lầm và rút lại sau khi đã tuyên bố chính thức trên trang chủ. Vì thế việc níu kéo hoặc vận động họ làm thế chỉ là vô ích.
Vấn đề danh dự, uy tín
Là một doanh nghiệp làm ăn theo luật, sẽ chẳng có NPH nào muốn mình vừa quyết định hôm trước rồi lại rút lại hôm sau. Nó không những không làm họ có uy tín hơn trong mắt gamer mà còn giảm sút nhiều. Nên nhớ rằng đã một lần tuyên bố đóng cửa game thì dù có thay đổi thì sau này khách hàng mới cũng "sợ" không dám chơi vì họ lo lắng rằng sớm muộn game cũng tử nạn thật.
Không NPH nào muốn "đùa" trong quyết định khai tử game.
Ngoài ra, thường các game đã có tuyên bố đóng cửa thì toàn bộ team phụ trách nó đã được luân chuyển sang dự án mới nào đó, việc tuyển thêm người là điều không phải có thể làm trong một sớm một chiều. Giai đoạn 3 tháng trước khi ngừng vận hành gần như dự án chỉ còn 1 người "trông nom" (nhiều khi còn không có ai), trò chơi coi như bỏ mặc và những lời kêu ca, mong mỏi từ phía gamer cũng chẳng có ai lắng nghe.
Tóm lại, các tín đồ ảo không nên phí sức hy vọng làm gì một khi NPH đã ra thông báo khai tử chính thức trên website thì "ván đã đóng thuyền". Họ cũng chẳng mấy khi lo sợ mình sẽ mất khách trong tương lai vì với phong cách và suy nghĩ dễ dãi của đa phần gamer Việt, mọi chuyện lại đâu đóng đấy mà thôi.
Theo PLXH
Đói game mới - Dân cày Việt lại là những người hưởng lợi Khô game online mới vềước nhà, cà tốt? Tuy ít như các MMO mới vềều kháon Tíh từầu năm 2011ế nay, dạo qua thị trườ game online Việt, chú taã khô cò thấy cảh gamer Việt náo loạ trước việc hằ hà sa số các MMO chíh cốưc liê tục cho ra mắt như giaioạ 2008-2009 hayầu 2010 nữa. Thị trườ game online...