Vì sao Mỹ và đồng minh không bắn hạ tên lửa liên lục địa Triều Tiên?
Mặc dù thời gian phóng tên lửa được cho là tên lửa liên lục địa hôm 4/7 của Triều Tiên khá dài, quân đội Mỹ và đồng minh đã phát hiện và theo dõi ngay từ đầu nhưng vẫn quyết định không bắn hạ.
Mỹ xác nhận tên lửa Triều Tiên phóng ngày 4/7 là tên lửa liên lục địa. (Ảnh: Reuters)
NBC ngày 5/7 dẫn lời phát ngôn viên Lầu Năm Góc Jeff Davis cho biết, tên lửa đạn đạo liên lục địa 2 tầng mà Triều Tiên phóng hôm 4/7 là vũ khí mà Mỹ chưa từng thấy Bình Nhưỡng sử dụng trước đó.
Người phát ngôn này cũng xác nhận thêm, tên lửa Triều Tiên sau khi được phóng đi từ một bãi phóng mới đã có dấu hiệu tái xâm nhập khí quyển. Ông Davis nói, tên lửa này có khả năng bay được chặng đường hơn 5.500km, nghĩa là đã được coi là tên lửa đạn đạo liên lục địa và đủ để có thể tạo ra mối đe dọa đối với khu vực Alaska của Mỹ.
Tuy nhiên, ông Davis lý giải, Mỹ và đồng minh quyết định không bắn hạ tên lửa bởi vì họ không đánh giá đó là mối đe dọa thực sự, đặc biệt là khi hiện chưa có bằng chứng cho thấy Triều Tiên có khả năng gắn đầu đạn hạt nhân vào tên lửa hay liệu tên lửa đã có thể tái xâm nhập khí quyển hoàn toàn chưa.
Những đánh giá trên của Lầu Năm Góc được đưa ra sau khi Triều Tiên tuyên bố phóng thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên. Tên lửa này bay được chặng đường khoảng 933km, cao 2.802km và đánh trúng mục tiêu giả định trên biển Nhật Bản.
Trong khi Mỹ và Hàn Quốc xác nhận đây là tên lửa đạn đạo liên lục địa, Bộ Quốc phòng Nga cho rằng đó chỉ là tên lửa tầm trung với chặng bay chỉ khoảng hơn 500km.
Video đang HOT
Giới chuyên gia trong khi đó chỉ ra một điểm bất thường của vụ phóng đó là khoảng thời gian phóng dài tới 39 phút. Dựa vào phân tích góc bay của tên lửa, các chuyên gia Mỹ cho rằng, tên lửa này có tầm bắn khoảng gần 6.000km, có thể bắn tới Alaska của Mỹ.
Minh Phương
Theo NBC
Tới tấp phóng tên lửa, Triều Tiên muốn gì?
Năm 2017 chứng kiến sự tiến bộ vượt bậc của Triều Tiên về phát triển vũ khí. Nước này phóng 17 tên lửa trong 11 vụ thử kể từ tháng 2, hoàn thiện dần công nghệ tên lửa sau mỗi lần thử.
Ảnh: Daily News
Ngày 4/7, Triều Tiên đã phóng thành công một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mà nước này khẳng định có thể bắn tới "bất cứ nơi nào trên thế giới".
Theo hãng tin CNN, các tên lửa mà Triều Tiên đã thử thuộc đủ loại tầm ngắn, tầm trung, thậm chí không rõ tầm nào. Có 4 tên lửa phóng ngày 8/6 được tin là tên lửa hành trình đất đối hạm.
Trong chưa đầy 6 năm cầm quyền, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã cho phóng nhiều hơn tổng số tên lửa thử dưới thời cha và ông nội ông cộng lại.
Trong những tháng đầu tiên ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ, Bình Nhưỡng tiến hành số vụ phóng ngang với cùng kỳ năm 2016. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng không có vụ thử nào trong 2 tháng từ lúc Donald Trump thắng cử đến khi ông nhậm chức.
Theo các chuyên gia, cuộc khủng hoảng chính trị ở Hàn Quốc - vốn dẫn tới việc bà Park Geun Hye bị phế truất - có thể là nhân tố góp phần vào quyết định của Bình Nhưỡng. Bình Nhưỡng thử tên lửa với tần suất mỗi tuần một vụ trong liên tiếp 3 tuần qua, sau khi ông Moon Jae In lên thay bà Park.
Vì sao?
CNN dẫn nhận định của nhiều chuyên gia cho rằng, Triều Tiên cần tiến hành các vụ thử nghiệm để hoàn thiện công nghệ. Một số cho rằng, Mỹ đã tìm cách can thiệp vào chương trình tên lửa của Triều Tiên bằng cách sử dụng các biện pháp không gian mạng.
Các vụ thử tên lửa của Triều Tiên thường vào những dịp gây tác động chính trị tối đa. Một vụ thử hồi tháng 5 trùng với Hội nghị "Một Vành đai Một Con đường" ở Bắc Kinh - dự án quan trọng đối với Chủ tịch Tập Cận Bình.
Một vụ hồi tháng 2 được thực hiện đúng lúc Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đang gặp gỡ Tổng thống Mỹ Donald Trump. Vụ thử ICBM ngày 4/7, trùng ngày Quốc khánh Mỹ.
Triều Tiên muốn gì?
Một tên lửa mang đầu nổ hạt nhân và có tầm bắn tới Mỹ được cho là mục tiêu tối thượng của Triều Tiên. Họ tin rằng, Washington sẽ không dám gây hại cho Bình Nhưỡng, nếu Bình Nhưỡng đủ năng lực thực hiện một vụ tấn công hạt nhân.
Đó là lý do Triều Tiên coi trọng vũ khí hạt nhân.
CNN dẫn lời John Delury - giáo sư Trường Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Yonsei ở Seoul - nhận định, tên lửa tầm xa thực sự khiến Mỹ lo ngại, bởi nó đồng nghĩa với mối đe dọa hiện hữu về một vụ tấn công hạt nhân.
Michael Hayden, giám đốc CIA từ năm 2006 đến năm 2009, nhận định nếu Bình Nhưỡng tiếp tục đà tiến hiện nay thì nước này có thể chế tạo được một tên lửa có tầm bắn tới Seattle và mang một đầu nổ hạt nhân tự chế tạo trước khi ông Trump kết thúc nhiệm kỳ.
Đến nay, các chuyên gia về Triều Tiên tin rằng Bình Nhưỡng vẫn chưa đạt tới năng lực phóng một tên lửa vượt ra ngoài châu Á. Nhưng các quốc gia nằm sát Triều Tiên như Hàn Quốc và Nhật Bản rõ ràng đang là những mục tiêu rất dễ bị tấn công.
Theo Thanh Hảo
Vietnamnet
Ông Kim Jong-un: Vụ phóng tên lửa là quà tặng Mỹ dịp quốc khánh Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA nói rằng, vụ phóng tên lửa sáng nay 4/7 đánh dấu lần đầu tiên Bình Nhưỡng thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa này có thể tấn công bất cứ mục tiêu nào, ở bất cứ đâu. Tên lửa phóng đi sáng 4/7 của Triều Tiên. (Ảnh: KCTV) Hãng tin Yonhap của...