Vì sao Mỹ trở thành mục tiêu khủng bố?
NướcMỹ phải hứng chịu những vụkhủng bố đẫm máu như không tặc 11/9/2001,thảm sát Sandy Hookvà mới nhất làđánh bom Bostonbởi chính mâu thuẫn nội bộ cũng như loạt động thái “gây hấn” vớithế giớiHồi giáo.
Nước Mỹ chưa nguôi nỗi kinh hoàng của vụ khủng bố 11/9/2001 khiến gần 3.000 người thiệt mạng thì lại phải chứng kiến các vụ khủng bố lẻ như vụ xả súng vào rạp chiếu phim Người Dơi, thảm sát trường học Sandy Hook và tiếp đến là vụ đánh bom gần đích đường đua marathon Boston ngày 15/4.
Yếu tố Hồi giáo đóng vai trò chính trong số những động cơ này. Theo Wiki, PBS (mạng truyền thông công cộng bất vụ lợi gồm 349 đài truyền hình làm thành viên ở Mỹ) ước tính năm 2009, cộng đồng Hồi giáo có khoảng từ 1,2 đến 1,57 tỷ người trên thế giới, chiếm khoảng 20% dân số thế giới. Khoảng 13% số người Hồi giáo sinh sống tại Indonesia, 20% tại Nam Á, 2% tại Trung Á, 4% tại các quốc gia Đông Nam Á khác, và 15% tại châu Phi hạ Sahara. Ở Trung Đông, số người Hồi giáo chiếm khoảng 20% tổng số tín đồ Hồi giáo trên toàn thế giới. Trong khi đó người Hồi giáo chiếm đến 90% dân số ở Trung Đông.
Mỹ không có thuộc địa ở Trung Đông nhưng lại có mặt ở các nước này để khai thác dầu mỏ, chẳng hạn như Ả-rập Xê-Út, đất nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới. Sự có mặt của Mỹ ở Ả-rập Xê-Út không phải là lực lượng quân đội mà là các công ty khai thác dầu dựa trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Lối sống tự do, phóng túng của người Mỹ đi ngược lại với lối sống khép kín của người Hồi giáo và khiến người Hồi giáo khó chịu. Chưa cần phải làm điều gì có hại, chỉ riêng sự xuất hiện của người Mỹ trong vai trò các nhà đầu tư, khai thác theo quan niệm của người Hồi giáo đã gieo rắc văn hóa phương Tây, đi ngược lại những gì được cho là nền tảng luân lý xã hội của người Hồi giáo. Thêm vào đó là ý nghĩ, Mỹ đến đất nước của họ để khai thác nguồn tài nguyên dầu mỏ mà thiên nhiên ban tặng cho họ. Điều đó đã khiến người Hồi giáo thấy thực sự không thoải mái và ghét Mỹ.
Sự cuồng tín tôn giáo khiến họ càng khép kín với thế giới và đời sống kinh tế của họ trở nên lạc hậu. Nhiều phần tử Hồi giáo cực đoan quy những thất bại của họ là do phương Tây và Mỹ. Do đó họ nung nấu lòng thù hận và xây dựng tổ chức khủng bố để rửa hận.
24/7 Wall St tháng trước đăng tải kết quả khảo sát của Gallup về 10 quốc gia ghét chính quyền của Tổng thống Obama nhất, trong đó có nhiều nước ở Trung Đông nơi người Hồi giáo sinh sống, đứng đầu là Pakistan, 79% người dân ghét Mỹ, tiếp đó là Palestine 77%, Algeria 67%, Lebanon 64%, Ai Cập 62%, Iran 61%, Iraq 60%, Yemen 59%, Hy Lạp 57% và Serbia 57%.
Ngoài ra, nhiều phần tử Hồi giáo cực đoan cho rằng Mỹ và phương Tây tấn công họ. Một bài viết trên Christian Post dẫn lời của ông Denison, người sống trong thế giới Hồi giáo trong suốt 30 năm cho hay, những phần tử Hồi giáo cực đoan cho rằng, phương Tây đã tấn công họ từ thời Thập tự chinh khi Giáo hoàng Urban II tuyên bố cuộc chiến chống lại người Hồi giáo năm 1095. Tấn công vào bất kỳ tín đồ đạo Hồi nào đều bị coi là tấn công vào cả cộng đồng người Hồi giáo trên thế giới.
Như vậy, việc Mỹ hỗ trợ Israel, đất nước Do Thái, trong cuộc chiến với người Palestine được coi như Mỹ tấn công vào toàn bộ thế giới Hồi giáo.
Theo Wiki, sau Thế chiến thứ 2, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đề xuất việc phân chia Palestine thành 2 nhà nước, một nhà nước Ả Rập và một nhà nước Do Thái với Jerusalem sẽ thuộc quyền quản lý của Liên Hiệp Quốc. Đa số người Do Thái tại Palestine ủng hộ đề xuất này trong khi đó người Ả Rập Hồi giáo lại phản đối. Ngày 14/5/1948, nhà nước Israel của người Do Thái được thành lập. Trong cuộc chiến 6 ngày (1967), Israel đã chiếm Jerusalem, thành phố quan trọng với cả người Hồi giáo và người Do Thái.
Jerusalem là thánh địa quan trọng nhất đối với người Do Thái bởi vì theo Kinh Thánh Do Thái, chính nơi đây vua David của Israel đã xây dựng Thủ đô của vương quốc Israel thống nhất và vua Solomon xây Đền thờ đầu tiên. Còn trong truyền thống Hồi giáo dòng Sunni, đây là thành phố quan trọng thứ 3 (sau Mecca và Medina). Vụ Israel chiếm đóng Jerusalem càng khiến người Hồi giáo thêm phẫn nộ.
Osama bin Laden trong Lá thư gửi Mỹ ngày 24/11/2002 cũng đưa ra lý do vì sao al-Qaeda lại tấn công Mỹ: “Câu trả lời rất đơn giản. Bởi vì chúng (Mỹ) không ngừng tấn công chúng tôi”.
Những kẻ Hồi giáo cực đoan không chỉ buộc tội Mỹ hỗ trợ Israel, cho quân hiện diện ở Trung Đông mà còn cho rằng Mỹ “xuất khẩu” văn hóa sang nơi sinh sống của người Hồi giáo qua các bộ phim, âm nhạc, Internet và các phương tiện truyền thông đại chúng khác.
Phần lớn người Hồi giáo là người yêu chuộng hòa bình. Theo thống kê của Gallup, sau vụ tấn công 11/9/2001 làm rung chuyển nước Mỹ, 93% người Hồi giáo thể hiên là những người yêu chuộng hòa bình, 7% là những kẻ cực đoan. Tuy nhiên, chỉ 7% của khoảng 1,5 tỷ tín đồ đạo Hồi trên toàn thế giới thôi cũng tương đương với 100 triệu kẻ cực đoan, điều đó thật nguy hiểm.
Lý do tiếp theo là chính sách ngoại giao của Mỹ, như việc Mỹ tiến hành các cuộc chiến ở Iraq, Afghanistan khiến vô số người Hồi giáo vô tội thiệt mạng khiến họ tích tụ thù hận. Sự phẫn nộ của người Mỹ biến thế giới Hồi giáo trở thành môi trường thuận lợi giúp các nhóm khủng bố tuyển chọn chiến binh thánh chiến. Một bằng chứng rất rõ đó là việc trùm khủng bố bin Laden có thể hoạt động tại Pakistan suốt một thời gian dài mà vẫn qua mặt được Mỹ.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Mỹ là một quốc gia đa sắc tộc, tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn cao (theo thống kê của Bộ Lao Động, tới tháng 3, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ là 7,6%), khoảng cách giàu nghèo vẫn còn lớn. Trong lòng xã hội Mỹ có những kẻ cực đoan, không hòa nhập vào cuộc sống không hài lòng với chính sách của Chính phủ và cảm thấy mình bị cô lập và tự cực đoan hóa bản thân.
Nguy cơ của các cuộc khủng bố tự phát
Sau khi nước Mỹ bị rung chuyển bởi vụ tấn công 11/9/2001, an ninh Mỹ đã vô hiệu hóa được nhiều mạng lưới khủng bố có quy mô trên đất Mỹ như tiêu diệt bin Laden, trùm khủng bố al-Qaeda. Nhất cử nhất động của bọn khủng bố đều khó có thể qua mặt được an ninh Mỹ, nước Mỹ có vẻ yên ả hơn. Thế nhưng vụ đánh bom ở sự kiện marathon ở Boston lại một lần nữa khiến người Mỹ cảm thấy bất an trong chính đất nước của mình.
Vụ tấn công của anh em nhà Tsarnaev người gốc Chechnya (Nga) cho thấy, cuộc chiến chống lại những kẻ cực đoan riêng lẻ trong lòng nước Mỹ là vô cùng khó khăn và rất khó phát hiện. Chúng chọn thời điểm là Ngày yêu nước của Mỹ và chọn sự kiện thể thao marathon lớn ở Mỹ để đánh bom nhằm gây thiệt hại khó có thể lường trước được.
Theo vietbao
Đời điệp viên ba đào của một hoa hậu Ba Lan
Người phụ nữ trẻ xinh đẹp nhìn xung quanh một cách bình thản khi đám lính lăm lăm tay súng lục soát từ khoang này sang khoang khác. Con tàu lắc lư trên vùng đất Ba Lan đang nằm dưới sự đàn áp của Đức quốc xã.
Thái độ bình thản của cô khiến ai nhìn thấy cũng khó nghĩ rằng hành lý cô mang theo chứa tài liệu nhạy cảm. Rất nhiều tờ rơi tuyên truyền được in ở Anh rồi mang sang Ba Lan để kêu gọi người dân đẩy mạnh tinh thần đấu tranh chống kẻ thù. Vì thế, nếu bị bắt, người phụ nữ xinh đẹp cầm chắc án hành hình.
Christine Granville đã khiến biết bao người đàn ông say mê, được Thủ tướng Anh Winston Churchill coi là điệp viên yêu thích nhất. Cuộc đời của nữ điệp viên xinh đẹp người Ba Lan huyền thoại này từng được tái hiện trong bộ truyện trinh thám Điệp viên 007.
Trong tình huống đó, những người khác có thể hoảng sợ, nhưng không phải Christine Granville, cựu nữ hoàng sắc đẹp của Ba Lan, nữ điệp của Anh đầu tiên được cử ra vùng chiến trước khi Cục Đặc vụ Anh bắt đầu tuyển phụ nữ.
Cô gái luôn mang theo con dao dài 18cm trong chiếc bao da buộc vào đùi. Cô thích dùng lựu đạn cầm tay, vì "với một quả lựu đạn, bạn có thể chống lại 5, thậm chí 10 người cùng lúc", Christine giải thích.
Nhưng vũ khí lợi hại nhất của Christine không phải là dao hay lựu đạn, mà là khả năng quyến rũ đàn ông. Một người yêu mến từng ví ánh mắt của cô như "đèn pha, có thể làm mù mắt bất kỳ ai bằng chùm sáng quá mạnh". Cô cũng thường sử dụng lợi thế này vào việc có ích.
Khó từ chối mỹ nhân
Cười một cách tình tứ với viên sĩ quan mật vụ mặc đồng phục của Đức quốc xã đang ngồi đối diện, Christine chỉ vào hành lý có vấn đề của mình và "thú nhận" trong đó chứa đầy chè mua ở chợ đen mà cô đang mang sang biếu người mẹ bị ốm của mình ở thủ đô Wasaw, Ba Lan.
Cô nói, nếu đội lính phát hiện ra, cô sẽ vô cùng rắc rối, nên nhờ viên sĩ quan đặt túi hành lý của cô vào trong túi hành lý của anh ta cho đến khi hết nguy hiểm.
Giống như bao người đàn ông trước và sau đó, viên sĩ quan không thể cưỡng lại lời đề nghị của Christine. Họ tách nhau ra rồi sau đó gặp lại ở sân ga Warsaw, hành lý đựng "trà" được trả lại cho người phu nữ một cách êm đẹp.
Vũ khí lợi hại nhất của Christine là sự quyến rũ chết người
Tên thật của cô là Krystyna Skarbek, sinh năm 1908 tại Ba Lan. Con gái của một quý tộc Công giáo La Mã và người mẹ Do Thái, cô bị đuổi khỏi trường tu viện năm 14 tuổi vì tội châm lửa đốt áo của mục sư khi ông đang giảng đạo trước đám đông.
Thời trẻ, Granville chủ yếu ở khu resort trượt tuyết tại Zakopane. Năm 1931, Krystyna khi ấy 23 tuổi giành vương miện "Hoa hậu trượt tuyết" trong cuộc thi nhan sắc khu vực. Nhưng cô chỉ thích trượt tuyết sang nước láng giềng Czechoslovakia và qua mắt lực lượng tuần tra biên giới để mua lậu thuốc lá về Zakopane bán.
Trước khi Đức xâm lược Ba Lan vào ngày 1/9/1939, Krystyna đã kết hôn với Jerzy Gizycki, nhà ngoại giao giàu có hơn cô 20 tuổi đang là lãnh sự tại Đông Phi.
Trước sự xâm lược của Đức, họ rời châu Phi về London. Từ đây, Jery tiếp tục sang Pháp, nơi chính phủ Ba Lan tha phương lánh nạn. Với máu phiêu lưu trong người, Christine tiếp cận Cục mật vụ Anh bằng kế hoạch khác thường.
Táo bạo, đa tình
Cô đề xuất việc sẽ đi du lịch tới Hungary (thời ấy vẫn giữ quan điểm trung lập) rồi từ đó trượt tuyết sang Ba Lan. Cô mang theo nhiều tài liệu tuyên truyền, mà sau đó cô đã nhờ viên sĩ quan Gestapo cùng đi trên tàu qua mắt đội tuần tra như đã nói ở trên. Trên đường đi, Krystyna còn thu thập thông tin tình báo về quá trình đấu tranh phản kháng của người Ba Lan để cung cấp cho London.
Khi Kristine đến Ba Lan vào tháng 2/1940, nơi ấy không chỉ có chiến tranh mà đang trải qua mùa đông tồi tệ nhất vì nhiệt độ xuống tới -30 độ C. Những con chim tội nghiệp chết cóng trên cành cây, những giọt máu đỏ thẫm trên tuyết đánh dấu đường đi của bầy sói đói ăn giằng xé con mồi.
Những điều này không khiến Christine nản chí. Cô không chỉ mang tài liệu tuyên truyền sang Ba Lan trót lọt, mà còn có thời gian hẹn hò với Bá tước Wladimir Ledochowski, thành viên của lực lượng kháng chiến Ba Lan.
Tình cảm của họ nảy sinh trong nguy hiểm. Sau này, cô thường nhớ lại những ngón tay của Wladimir vẽ một cách vô thức những thông điệp mã hóa lên cơ thể cô trong khi anh đang ngủ.
Người phụ nữ gan dạ nhưng cũng rất đa tình sau đó lại bắt đầu mối quan hệ nghiêm túc hơn ở Hungary với Andrzej Kowerski, cựu trung úy quân đội Ba Lan.
Andrzej mất một chân trong vụ tai nạn đi săn, điều đó không cản trở anh trở thành thành viên tích cực của lực lượng cách mạng. Anh vận chuyển các tài liệu tình báo bằng cách giấu trong chân giả.
Hai người qua lại biên giới Ba lan nhiều lần để phân phát tài liệu chống Đức quốc xã, cùng với tiền và thuốc nổ để trợ giúp rất nhiều quan chức, phi công Ba Lan bỏ trốn.
Những cuộc phiêu lưu của họ giống như truyền thuyết. Có lần, Christine leo lên đỉnh dãy núi chia cắt Ba Lan và Czechoslovakia thì bị một phi công Đức quốc xã phát hiện và nã đạn. Christine giấu mình sau một tảng đá lớn nên thoát được.
Một lần khác, Christine cũng thoát hiểm một cách đứng tim khi bị lính canh nghi ngờ. Cô ứng phó kịp thời bằng cách nói dối mình đang đi picnic, thậm chí còn nhờ bọn chúng giúp đẩy hộ xe đang bị chết máy.
Bán thân cứu mẹ
Trong thời gian này, động lực giúp cô dũng cảm hoạt động trong lòng địch chính là lòng căm thù quân quốc xã. Lòng căm thù đó càng tăng lên khi mẹ cô bị bắt ở Warsaw vì là người Do Thái.
Christine tìm gặp một viên quan Đức quốc xã để nhờ cứu mẹ cô với giá 300 USD (tương đương gần 100 triệu đồng ngày nay), và phục vụ hắn một đêm. Nhưng sau khi phục vụ và đưa tiền cho hắn ta xong, Christine mới biết mẹ cô đã được chuyển tới trại tập trung Auschwitz rồi qua đời ở đó.
Vì thế, Christine quyết tâm hơn bao giờ hết để cống hiến cho cuộc cách mạng lật đổ đế chế Hitler. Nhưng vào tháng 1/1941, cô và Andrzej bị cảnh sát Hungary bắt với tư cách đại diện cho Đức quốc xã.
Trong lúc thẩm vấn, cô cắn thật mạnh vào lưỡi cho chảy máu, rồi ho rất nhiều để giả vờ bị ho ra máu.
Nghĩ rằng cô bị bệnh lao, những kẻ thẩm tra đã thả cả cô và Andrzej vì cho rằng anh này đã bị lây. Sau đó, cô không tiếp tục hoạt động ở Budapest nữa. Với sự giúp đỡ của công sứ Anh, hai người được làm giấy tờ giả với tên Andrew Kennedy và Christine Granville.
Tháng 7/1944, Christine nhảy dù xuống miền đông nam nước Pháp. Với cách ăn mặc và kiểu tóc giống người Pháp, Christine đóng vai trò chuyển tin giữa hai tổ chức cách mạng ở đó.
Cũng như thường lệ, cô dường như đã miễn nhiễm với nỗi sợ hãi. Một ngày, cô bị lính biên giới của Đức quốc xã chặn lại khi đang cầm tấm bản đồ nước Anh in trên lụa. Không thể chạy hay giấu tấm bản đồ trên tay, cô bình thản xé toạc tấm bản đồ làm dây buộc tóc, đưa tay chào toán lính và thuyết phục chúng rằng cô là dân địa phương, và đang đi mua vài thứ lặt vặt.
Một buổi tối, cô bị lính biên giới bắt gặp khi đang đi cùng một số người Pháp kháng chiến. Thấy bị phát hiện, Christine và các đồng đội trốn vào bụi rậm gần đó, nhưng lại bị con chó Alsatian hung dữ đánh hơi thấy. Loài chó này chuyên được huấn luyện để cắn và cấu xé cổ. Christine nhẹ nhàng ôm lấy cổ con chó để dỗ dành, kết quả là con vật đã ngoan ngoãn nằm xuống cạnh cô mà không thèm quay về với chủ.
Chẳng ai biết chính xác, Christine Granville có tổng cộng bao nhiêu người tình mặc dù kết hôn 2 lần. Có tài liệu nói rằng, Ian Flemming, nhân viên tình báo Anh, tác giả của những cuốn tiểu thuyết với nhân vật chính James Bond trong loạt phim hành động điệp viên 007 từng là người tình của Christine. Ian Flemming và Christine thường xuyên gặp nhau ở khách sạn Granville trong thành phố Dover, Mỹ.
Mối tình giữa hai người sâu sắc tới mức, Ian Flemming đã viết thư định chia tay người vợ sắp cưới. Tình cảm với Christine sâu đậm tới mức, Ian Flemming đã lấy hình mẫu của Hoa hậu Ba Lan để đưa vào nhân vật Bond Girl trong cuốn tiểu thuyết trinh thám 007 đầu tiên của mình.
Do chiến tranh, Christine mất hết gia sản ở Ba Lan, nên cô phải kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau, kể cả phục vụ trên tàu viễn dương. Năm 37 tuổi (1952), cô tái ngộ với George Murdoni, người tình cũ. Tuy George Murdoni vẫn yêu say đắm, nhưng Christine từ chối quay lại.
Vốn là người hay đố kỵ, ghen ghét và cuồng loạn nên ngày 15/6/1952, George Murdoni đã dùng dao đâm chết Christine tại nhà riêng của cô ở London. Vụ án này từng gây chấn động dư luận Anh thời bấy giờ. Còn hung thủ giết người đã phải nhận bản án tử hình.
Theo 24h
Một ngày khám phá thế giới Arab Những hình ảnh đẹp của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất hiện ra qua ống kính của một khách du lịch người Việt. Trong chuyến thăm ngắn ngủi Các tiểu vương quốc Arab thống nhất, chúng tôi có dịp đến Dubai, thành phố hiện đại với những tòa nhà chọc trời, nhìn từ biển. Đường phố ở đây rộng 7 đến 8...