Vì sao Mỹ trì hoãn tấn công Syria?
Các chiến hạm của Hải quân Mỹ dồn dập đổ về Địa Trung Hải, sẵn sàng chờ lệnh khai hỏa. Thế nhưng, khi nào Mỹ phát động tấn công? Quy mô của cuộc tập kích thế nào… hiện vẫn còn là ẩn số.
Trì hoãn để “giải quyết nội bộ”?
Nhiều toan tính của ông Obama trong việc trì hoãn tấn công Syria. Ảnh: AP
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 1/9 bất ngờ ra quyết định trì hoãn tấn công Syria, viện dẫn lý do muốn đợi Quốc hội bỏ phiếu về việc này.
“Tôi sẽ xin phép các đại biểu của nhân dân Mỹ trong Quốc hội về việc sử dụng lực lượng”, AP dẫn lời Tổng thống Obama cho biết.
Tổng thống Mỹ cho rằng, cuộc tấn công vào một vùng ngoại ô ở Syria làm hơn 1.400 người chết hôm 21/8 tàn ác đến nỗi, ông sẽ phải phản ứng bằng một cuộc tấn công quân sự hạn chế.
Nhiều ý kiến cho rằng, quyết định trên là “canh bạc” với Tổng thống Obama, khi ông có mối quan hệ khá xa cách với các nghị sĩ Cộng hòa trong một Quốc hội bị chia rẽ.
Báo giới cho rằng, Tổng thống Obama có thể sẽ thắng thế trong Thượng viện, vốn do người thuộc đảng Dân chủ điều khiển, và cả những người Cộng hòa như Thượng nghị sĩ John Mc Cain. Ông này từng ủng hộ hành động quân sự chống lại Syria.
Tuy nhiên, sẽ rất khó đoán về việc bỏ phiếu tại Hạ viện, nơi người Cộng hòa chiếm đa số ghế. Nơi đây có những người bảo thủ luôn chỉ trích Tổng thống và cản trở chương trình nghị sự của ông Obama
Trên thực tế, Luật Patriot (Đạo luật yêu nước) ra đời sau “sự kiện 11/9″, cho phép Tổng thống Mỹ, trên cương vị là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Mỹ, được phép ra lệnh tấn công bất cứ quốc gia nào mà Mỹ cho là có nguy cơ ảnh hưởng tới an ninh Mỹ.
Vậy, Quốc hội Mỹ có phải là lý do chính khiến Tổng thống Obama trì hoãn các hoạt động quân sự tấn công Syria?
Theo giới phân tích, việc Tổng thống Barck Obama ra quyết định trên một phần do tỉ lệ người dân Mỹ phản đối cao và nhiều nghị sĩ trong Quốc hội hoài nghi về kế hoạch của chính quyền Obama. Sự trì hoãn này thực tế là “cho Tổng thống Obama thêm thời gian để thuyết phục thượng viện cũng như lôi kéo sự ủng hộ từ người dân Mỹ”, theo Reuters.
“Câu hỏi của tôi dành cho mỗi thành viên Quốc hội Mỹ và mỗi người dân Mỹ – thông điệp chúng ta sẽ gửi đi là gì khi một nhà độc tài bỏ khí độc giết chết hàng trăm trẻ em giữa thanh thiên bạch nhật và không phải trả giá gì cho hành động đó?”, Reuters dẫn lời Tổng thống Obama tại bài phát biểu ngày 1/9.
Thông qua việc xin sự phê chuẩn từ Quốc hội, Tổng thống Obama đã đáp lại lời kêu gọi của hơn 100 thành viên Quốc hội Mỹ mà trước đó đã yêu cầu ông cần phải xin ý kiến của họ, và cũng đáp lại lời kêu gọi của gần 80% người dân Mỹ muốn Tổng thống phải thông qua Quốc hội.
Video đang HOT
“Tổng thống hy vọng có được sự chấp thuận của Quốc hội về hành động quân sự chống chế độ Bashar al-Assad. Tổng thống sẽ chờ đợi và cân nhắc ý kiến Quốc hội. Tuy nhiên, Tổng thống vẫn sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng về sử dụng vũ lực”, theo ABC News.
Nga khẳng định quyền lợi tại Syria.
Hay ngại Nga?
Bên cạnh đó, quyền lợi của Nga tại Syria cũng là điều khiến giới chức Washington phải cân nhắc.
Hãng Itar-Tass của Nga dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov, ngày 2/9, chính thức tuyên bố, Mátxcơva có lợi ích quốc gia ở Syria. Theo Ngoại trưởng Nga, “lợi ích quốc gia của Nga gắn liền với tình hình ở Trung Đông, đặc biệt là ở Syria”.
Hồi cuối tuần trước, truyền thông Israel dẫn các nguồn tin tình báo cho biết, chính quyền Washington đột ngột “hoãn” các hoạt động quân sự chống Syria vào phút chót nhằm “câu giờ” cho Ngoại trưởng Mỹ John Kerry kết thúc các cuộc đàm phán bí mật với người đồng cấp Nga Sergey Lavrov.
Các cuộc “Mật đàm” Nga – Mỹ thực tế là quyền lợi của Mátxcơva tại Syria; là Tatut, căn cứ quân sự duy nhất của Nga tại Trung Đông, nơi Mátxcơva buộc phải duy trì bằng mọi giá để làm bàn đạp tiến vào Ấn Độ Dương, tạo dựng sự thống trị về quân sự và chính trị trên toàn thế giới. Đó là lợi nhuận của những hợp đồng hàng tỷ USD mà các tập đoàn vũ khí Nga ký với chính quyền Bashar al-Assad từ năm 1994 tới nay.
Và trên hết là cam kết của Bashar al-Assad, rằng Syria dưới chế độ của ông không bao giờ cho phép xây dựng một đường ống vận chuyển khí đốt từ Qatar sang châu Âu, vì việc đó sẽ đe dọa an ninh quốc gia và an ninh kinh tế của Nga.
Hiện 70% nguồn thu ngoại tệ của Nga là nhờ vào xuất khẩu khí đốt sang châu Âu, và khí đốt cũng chính là con át chủ bài mà Mátxcơva có thể sử dụng để gây sức ép với châu lục này khi cần thiết.
Ngoài ra, sau khi Hạ viện Anh bác khả năng nước này tham chiến tại Syria, tiếp đó là chính phủ 12 nước thuộc Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương, trong đó có Ý, Canada, Hy Lạp khẳng định không tham gia vào liên minh nếu không có sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Mỹ đang trở nên đơn độc hơn bao giờ hết.
Lôi kéo đồng minh
Việc kéo dài thời hạn tấn công Syria có thể liên quan tới việc Mỹ chờ đợi “những cái gật đầu” các đồng minh quan trọng khác, đặc biệt là Pháp và Đức.
Trước đó, Tổng thống Pháp Francois Hollande thừa nhận, Pháp tham chiến hay không phụ thuộc vào kết quả cuộc họp khẩn cấp của Quốc hội Pháp bàn về vào ngày 4/9 tới.
Tương tự là Đức với “giới hạn hẹp” trong luật nước này, khi thực hiện cam kết quân sự ở nước ngoài đều phải được Quốc hội thông qua. Và thời điểm hiện tại “Berlin chưa cân nhắc và sẽ không cân nhắc về việc đó” như tuyên bố của phát ngôn viên Thủ tướng Đức, ông Steffen Seibert hôm 31/8.
Cuối cùng, theo giới phân tích quân sự, bản thân Mỹ cũng muốn cần thêm thời gian để thu thập và có thêm những đánh giá đầy đủ hơn về khả năng phòng không cũng như các địa điểm chiến lược của Syria.
Nguồn tin từ Cục Tình báo Trung ương Mỹ mới đây khẳng định, danh sách các điểm đánh bom mà các lực lượng đối lập gửi cho Washington là chưa đủ và thiếu thuyết phục.
Trên thực tế, mức độ tập trung lực lượng và phương tiện phòng không, Syria vượt hẳn tất cả các nước Arab còn lại và không thua kém đa số các cường quốc phát triển hơn về quân sự.
Lực lượng này được đầu tư một đến 2 tỷ USD mỗi năm và vận hành tương đối tốt hoạt động của 25 lữ đoàn với 6 trạm SAM. Đây được coi là lực lượng nguy hiểm nhất đối với bất kỳ kẻ thù nào tiến đến gần không phận Syria.
Pantsir-S1 – “át chủ bài” của hệ thống phòng không Syria.
Phòng không Syria hiện có trong trang bị hơn 900 hệ thống tên lửa phòng không và hơn 4.000 pháo phòng không cỡ nòng từ 23-100 mm. Bao gồm: 320 bệ phóng tên lửa đất đối không S-75 Dvina (SA-2), loại có thể bay với tốc độ Mach 3,5; 148 bệ phóng tên lửa S-125 Pechora (SA-3) có tốc độ bay Mach 3 được thiết kế để tấn công mục tiêu di động; 48 bệ phóng tên lửa đất đối không tầm cao S-200 Angara (SA-5). SA-5 có thể tấn công bất cứ mục tiêu nào đang bay ở tốc độ Mach 7.
Năm 2007, Nga cũng đã ký hợp đồng cung cấp cho Syria các hệ thống tên lửa phòng không Buk-2 và Pantsir-S1. Đây được xem là những “át chủ bài” của lưới lửa phòng không Syria với tầm bắn cực xa với hệ thống sử dụng đạn tên lửa có kích thước rất lớn, đạt tầm bắn xa tới 160km hoặc 250-300km với biến thể cải tiến, độ cao diệt mục tiêu 20-40km tùy biến thể…. điều này cho phép mở rộng đáng kể tiềm lực của phòng không Syria.
Việc Syria bắn hạ máy bay do thám F4 Phantom của Thổ Nhĩ Kỳ khi chiếc máy bay này tiến lại gần bờ biển Syria vào năm 2012 cho thấy phản ứng nhanh chóng của hệ thống phòng không Syria.
Một quan chức quân sự cấp cao của Mỹ nói: “Những sự kiện gần đây không làm thay đổi đánh giá của chúng tôi về sự tinh vi của hệ thống phòng không Syria”.
Theo Tùng Dương
Vì sao Mỹ và đồng minh chưa tấn công Syria?
Cho đến nay Mỹ và đồng minh vẫn chưa can thiệp quân sự vào Syria. Vì sao?
Ngày 29/8 tại Damascus, các thanh tra viên LHQ vẫn đang thực hiện trọng trách tìm hiểu về vụ chất độc hóa học khiến hàng ngàn người Syria bị chết và ảnh hưởng. Ảnh: Reuters.
Bài phân tích của một nhóm năm tác giả đăng trên CNN sáng 30/8 (giờ VN) phần nào cho thấy lý do: Syria đang có được sự ủng hộ của Nga, Iran và Trung Quốc.
Với lá phiếu phủ quyết của một thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) trong tay, Nga liên tiếp phản đối bất kỳ hành động can thiệp nào vào Syria, đồng thời Ngoại trưởng Sergey Lavrov còn nhấn mạnh vẫn chưa có bằng chứng cho thấy chính quyền ông Assad đứng đằng sau vụ tấn công vũ khí hóa học hôm 21/8 mà Mỹ và đồng minh đang cáo buộc.
Bộ Ngoại giao Nga cho rằng Washington đang cố gắng "tạo ra những bằng cớ vô căn cứ để can thiệp quân sự" vào quốc gia Tây Á này và khẳng định bất kỳ kế hoạch tấn công nào nhắm vào Syria cũng đều vi phạm hiến chương LHQ.
Riêng Iran tuyên bố "nếu bất kỳ quốc gia nào cũng có thể tấn công một quốc gia khác theo ý muốn thì đó có khác gì thời kỳ đồ đá". Dù không đề cập trực tiếp sẽ hỗ trợ Syria khi có biến nhưng Lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei trong tuần này đã quả quyết với nội các Iran rằng "những đe dọa từ phía Mỹ và việc can thiệp quân sự vào Syria là thảm họa cho khu vực và nếu điều đó xảy ra, tất nhiên người Mỹ sẽ nhận lãnh thiệt hại như khi họ can thiệp vào Iraq và Afghanistan".
Vì sao hậu thuẫn Syria?
Trong bài viết, nhóm tác giả CNN còn đưa ra các giải thích vì sao Nga, Trung Quốc và Iran "chống lưng" cho Syria trong bối cảnh căng thẳng như hiện nay.
Hai lý do chính khiến Nga ủng hộ Syria là kinh tế và ý thức hệ. Hiện Matxcơva là một trong những nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Syria với giá trị các hợp đồng đến nay đã đạt trên 4 tỉ USD. Mới đây Nga cũng vừa ký một hợp đồng cung cấp máy bay chiến đấu dành cho huấn luyện trị giá đến 550 triệu USD với Syria.
Quan trọng hơn, hiện Nga đang thuê một căn cứ hải quân đặt tại cảng Tartus của Syria và đây là cửa ngõ duy nhất để hải quân Nga có thể tiếp cận trực tiếp Địa Trung Hải.
Mục tiêu Nga là ngăn cản không cho Mỹ sắp xếp trật tự khu vực theo ý Washington. Nga không tin cách mạng, chiến tranh và sự thay đổi chế độ sẽ mang đến ổn định và dân chủ như Mỹ và phương Tây vẫn hay rao giảng. Nga còn tỏ ra nghi ngờ ý định thật sự của Mỹ ở khu vực này. Chính quyền Putin cho rằng những quan ngại về nhân đạo, nhân quyền thường được Mỹ dùng làm cái cớ để phục vụ lợi ích kinh tế và chính trị của Washington.
Trong khi đó, Iran lại xem tôn giáo và chiến lược là hai nhân tố chính khiến Tehran sẵn sàng kề vai sát cánh với Syria. Iran là quốc gia có dân số theo Hồi giáo dòng Shiite đông nhất thế giới, trong khi chính quyền Syria lại do những người Alawite cũng thuộc một nhánh của dòng Shiite kiểm soát, còn phe đối lập lại do những người Hồi giáo dòng Sunni lãnh đạo.
Trong quá khứ, Iran từng xem Syria là đồng minh Ả Rập duy nhất suốt tám năm (1980-1988) chiến tranh vùng Vịnh với Iraq, quốc gia do người Hồi giáo dòng Sunni chi phối.
Về mặt chiến lược, Syria hiện là đồng minh then chốt của Iran. Syria là cửa ngõ giúp Iran tiếp cận lực lượng Hezbollah thuộc dòng Shiite ở Libăng vốn được xem là trung gian giúp Iran đe dọa đồng minh của Mỹ là Israel. Iran tin rằng phương Tây và hầu hết các nước Ả Rập đang toa rập tiến hành thay đổi chế độ ở Syria nhằm bảo đảm an toàn hơn cho Israel. Chính vì thế, giữ vững chính quyền ông Assad chính là bảo đảm lợi ích cho Iran.
Với Trung Quốc, mọi thứ có vẻ phức tạp hơn. Có ý kiến cho rằng Bắc Kinh muốn duy trì quan hệ kinh tế với Damascus và xem quốc gia này là một trung tâm kinh tế quan trọng vì Syria là giao điểm cuối truyền thống trên con đường tơ lụa cổ xưa. Một báo cáo năm 2010 của Ủy ban châu Âu cho biết Trung Quốc là đối tác nhập khẩu lớn thứ 3 của Syria.
Ngoài ra, Trung Quốc không muốn nước ngoài can thiệp chuyện nội bộ của Syria, tương tự như quan điểm của Trung Nam Hải đối với vấn đề Tây Tạng và những cáo buộc Bắc Kinh vi phạm nhân quyền từ các nước phương Tây.
Sau cùng là Trung Quốc không muốn lặp lại những gì xảy ra ở Libya năm 2011 khi Trung Quốc và Nga bỏ phiếu trắng trong việc LHQ ra nghị quyết áp vùng cấm bay lên quốc gia Bắc Phi này, mở đường cuộc can thiệp quân sự của NATO do Mỹ đạo diễn.
Do đó, Trung Quốc liên tục phủ quyết các biện pháp trừng phạt Syria mà Mỹ và phương Tây luôn thúc giục LHQ thông qua suốt thời gian vừa qua.
Theo Xahoi
Ngoại trưởng Mỹ, Nga sắp gặp mặt lần đầu Tân Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ gặp người đồng cấp Nga, khi cả hai tham dự một hội nghị ở Đức. Tân Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Ảnh: AP Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua tuyên bố ông John Kerry và người đồng cấp Nga Sergey Lavrov vừa nhất trí gặp mặt tại thủ đô Berlin, Đức vào ngày 26/2. Hai ngoại...