Vì sao Mỹ thành vùng dịch lớn nhất thế giới?

Theo dõi VGT trên

Khi Covid-19 mới bùng phát, Trump hạ thấp mức độ nghiêm trọng, cho rằng đến tháng 4, dịch sẽ “biến mất diệu kỳ”.

Tuy nhiên, cuối tháng ba Mỹ trở thành vùng dịch lớn nhất toàn cầu và hiện cũng là vùng dịch chết chóc nhất thế giới với hơn 760.000 ca nhiễm và hơn 40.000 người chết.

Vì sao Mỹ thành vùng dịch lớn nhất thế giới? - Hình 1

Nhân viên cấp cứu di chuyển bệnh nhân tại Yonkers, Mỹ ngày 14/4. Ảnh: AFP.

Giống như nhiều người Mỹ, Nhà Trắng ban đầu không nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề dù từ ngày 2/1, Robert Redfield, giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) đã liên lạc với Hội đồng An ninh Quốc gia để thảo luận về tình hình ở Trung Quốc liên quan đến một loại bệnh về đường hô hấp bí ẩn. 10 ngày sau, Trung Quốc ghi nhận ca tử vong đầu tiên.

Như một đám cháy trên đồng cỏ khô, nCoV nhanh chóng lây lan rộng khắp. Mỹ ghi nhận ca nhiễm đầu tiên ngày 21/1. Vài ngày sau, Trump thành lập tổ công tác đặc biệt để chống dịch. Tuy nhiên, khi phát biểu công khai, Tổng thống và cố vấn khẳng định tình hình được kiểm soát. Ông ra lệnh cấm hầu hết người nhập cảnh từ Trung Quốc từ đầu tháng hai.

Suốt hai tháng đầu năm, Trump gọi những cảnh báo Covid-19 có thể gây ảnh hưởng nặng đến Mỹ là trò lừa bịp của đảng Dân chủ và giới truyền thông. Khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố dịch bệnh là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu hôm 30/1, Trump vẫn trấn an người dân rằng nCoV “đã được kiểm soát rất tốt”, đồng thời dự đoán về tương lai tươi sáng. Chính phủ Mỹ tự tin đến mức Ngoại trưởng Mike Pompeo hôm 7/2 cho biết họ chuyển gần 18 tấn khẩu trang, áo choàng và các vật tư y tế khác tới Trung Quốc để hỗ trợ.

Trump bắt đầu nhận thức mức độ nghiêm trọng của vấn đề vào cuối tháng hai. Hôm 25/2, chuyên gia tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo nCoV đang lây lan nhanh chóng trong nước, dự đoán đời sống của người dân có thể bị gián đoạn “nghiêm trọng”, bao gồm việc đóng cửa trường học và doanh nghiệp.

Ngày 26/2, Trump chỉ định Phó tổng thống Mike Pence phụ trách tổ công tác chống Covid-19 và dự đoán số ca nhiễm mới ở Mỹ sẽ sớm “giảm về 0″. Nhưng tình hình thật sự hoàn toàn trái ngược. Đầu tháng ba, Mỹ ghi nhận hơn 1.000 ca nhiễm. WHO tuyên bố Covid-19 là đại dịch. Thị trường chứng khoán lao dốc, thậm chí phải tạm dừng giao dịch trong 15 phút ngày 9/3.

Giữa tháng ba, khi Đại học Hoàng gia London công bố báo cáo với kết luận nếu không bị kiềm chế, Covid-19 có thể khiến 2,2 triệu người chết ở Mỹ, Trump và phụ tá mới bắt đầu có biện pháp mạnh tay. Ngày 13/3, gần 6 tuần sau khi WHO tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu, Trump ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia. Ba ngày sau, chính quyền khuyến cáo “cách biệt cộng đồng” toàn quốc. Khi đó, hơn 2.200 người tại nước này đã nhiễm virus, gần 50 người chết.

“Chúng ta đã lãng phí hai tháng”, Kathleen Sebelius, cựu bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ dưới thời Obama, nói.

Chính phủ gửi hàng chục nghìn khẩu trang, găng tay và áo choàng từ kho dự trữ quốc gia đến bang Washington, nơi đầu tiên bị dịch bệnh tấn công nặng nề. Tuy nhiên, chính quyền địa phương cho biết số vật tư này không đủ và một số quá hạn sử dụng. Cuối tháng ba, New York trở thành tâm dịch, bệnh viện tại đây lâm vào tình trạng quá tải, y bác sĩ thiếu đồ bảo hộ, các nhà xác dã chiến được lập lên và Thống đốc Andrew Cuomo nhiều lần phàn nàn về thiếu máy thở.

Video đang HOT

Giới chuyên gia cho rằng sự chủ quan, kết hợp với mong muốn bảo tồn nền kinh tế đã khiến Trump chậm quyết liệt chống dịch, dẫn đến kết cục họ là vùng dịch lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, một trong những yếu tố tác động đến quyết định của ông là các thân tín đã không cảnh báo rõ ràng về mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh.

Dù vấn đề nCoV đã được nêu trong vài cuộc họp tình báo hồi tháng một, Trump vẫn không được thông báo đầy đủ về mối đe dọa, cho tới khi Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ Alex Azar gọi điện cập nhật tình hình hôm 18/1, trong lúc Tổng thống đang ở khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago, Florida. Giới chức Nhà Trắng đánh giá Trump không hoàn toàn nắm bắt được mức độ đe dọa của Covid-19 một phần bởi Azar, người bất đồng với một số cố vấn thân cận của Tổng thống, không truyền đạt tốt vấn đề.

Trong khi Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh và quốc hội sốt sắng đưa ra đề xuất chống dịch, không thân tín nào thúc đẩy Trump khẩn trương ứng phó. Bản ghi nhớ hôm 29/1 của cố vấn cấp cao Nhà Trắng Peter Navarro đã dự đoán chính xác một số thách thức Mỹ phải đối mặt từ Covid-19. Tuy nhiên, Navarro bị những người khác trong Nhà trắng coi là “diều hâu” với Trung Quốc, nên cảnh báo của ông bị phớt lờ và không đến được tay Tổng thống.

Ngày 26/2, khi bắt đầu nhận ra mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh, Trump không ngủ suốt chuyến bay dài 18 giờ từ Ấn Độ về Mỹ mà dành thời gian theo dõi những bản tin dồn dập về dịch bệnh. Vài phút sau khi hạ cánh, Trump quyết định chủ trì họp báo về Covid-19, dù Nhà Trắng trước đó thông báo Phó tổng thống Pence sẽ phụ trách sự kiện. Kể từ đó, Trump gần như luôn đứng trên bục phát biểu trong các cuộc họp báo hàng ngày về Covid-19.

Trump những ngày gần đây dường như đang tìm cách đổ lỗi cho WHO. Mặc dù nhiều bên phản đối việc Trump cắt ngân sách cho WHO, nhiều người cũng có chung nghi ngờ với ông về cách xử lý của tổ chức.

Đài Loan đã cảnh báo WHO ngày 31/12/2019 về khả năng Covid-19 lây nhiễm từ người sang người nhưng WHO dường như không lưu tâm. Ngày 20/1, Trung Quốc đại lục thừa nhận virus lây từ người sang người nhưng tới 30/1 WHO mới ban bố tình trạng khẩn cấp.

WHO bị chỉ trích là quá “cả tin” dữ liệu từ Trung Quốc. Điều phối viên đội phản ứng Covid-19 của Nhà Trắng Deborah Birx hai tuần trước nói rằng những thông tin mà Trung Quốc cung cấp khiến thế giới nhận định nhầm rằng nCoV có thể dễ dàng kiểm soát hơn thực tế.

Giới chuyên gia nhận định Mỹ đã bỏ lỡ “cơ hội vàng” chống dịch vì triển khai kém công tác xét nghiệm trong giai đoạn đầu dịch bùng phát. Hồi đầu tháng hai, CDC phát triển và phân phối kit xét nghiệm đến các bang nhưng chúng bị lỗi. CDC hứa sẽ cung cấp hàng thay thế nhưng vài tuần trôi qua, lời hứa không được thực hiện. Dù vậy, chính phủ ban đầu từ chối nới lỏng rào cản pháp lý cho phép các bang và sở y tế địa phương tự phát triển kit xét nghiệm.

“Nếu chúng ta thực hiện được truy vết lịch sử tiếp xúc của người nhiễm, chúng ta đã có thể phát hiện nhiều trường hợp nhanh hơn và dập tắt các điểm nóng”, Gabe Kelen, giám đốc khoa cấp cứu tại Đại học Johns Hopkins, nói.

Ông nhấn mạnh tốc độ là vấn đề cốt yếu, dù Mỹ tin rằng kit xét nghiệm của họ vượt trội so với các quốc gia khác. “Một điều tôi luôn dạy học trò: có còn hơn không, càng nhanh càng tốt”, Kelen nói.

Hệ thống liên bang Mỹ, với quyền lực được phân bổ cho 50 bang, cũng là yếu tố làm phức tạp nỗ lực đối phó với khủng hoảng quốc gia. Một số bang ở Trung Tây vẫn chưa ra lệnh phong tỏa, dù các nhà nghiên cứu và chuyên gia y tế cảnh báo không bang nào “bất khả xâm phạm” trước Covid-19.

Những thống đốc khước từ lệnh phong tỏa phản biện rằng các sắc lệnh của họ, bao gồm hạn chế hoạt động kinh doanh và khuyến khích người dân ở nhà, cũng đạt được kết quả giống như lệnh phong tỏa bắt buộc. Họ còn cho rằng phương pháp này giúp giảm thiệt hại kinh tế, giúp hệ thống y tế không rơi vào tình trạng quá tải như ở New York và New Jersey.

Tình hình dịch ở Washington đã giảm nhiệt nhưng Thống đốc Jay Inslee lo ngại về làn sóng lây nhiễm thứ hai vì phản ứng không đồng bộ của các bang. “Ngay cả khi Washington kiềm chế được dịch, nếu bang khác không làm được vậy, dịch có thể bùng trở lại và vượt qua ranh giới các bang trong hai tháng tới, vì vậy, điều quan trọng là đạt được thành công toàn quốc”, ông nói.

Yếu tố khiến các quốc gia châu Á kiềm chế dịch tốt hơn phương Tây là sử dụng rộng rãi khẩu trang. Các chuyên gia phương Tây ban đầu cho rằng chúng không hiệu quả trong việc bảo vệ người đeo, CDC chỉ khuyến nghị người ốm và người chăm sóc họ sử dụng chúng.

Nhưng khi ngày càng nhiều học giả khẳng định virus có thể lây truyền ngay cả khi mọi người nói chuyện chứ chưa cần đến ho hoặc hắt hơi và lên tới 25% người nhiễm không có triệu chứng, các quan chức đã thay đổi suy nghĩ.

Covid-19 đã giết trung bình hơn 1.800 người Mỹ mỗi ngày kể từ 7/4 và thống kê chính thức có thể thấp hơn số liệu thực tế. Trong khi đó, bệnh tim giết trung bình 1.774 người Mỹ mỗi ngày và ung thư giết khoảng 1.641 người mỗi ngày.

Tuy nhiên, tình hình dịch tại Mỹ đang có dấu hiệu chững lại. Số ca nhập viện ở New York và số bệnh nhân phải chăm sóc tích cực đã giảm. Thống đốc New York tuyên bố bang này đã qua đỉnh dịch.

Mô hình dịch tễ học của Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe, Đại học Washington, ban đầu dự đoán đến giữa mùa hè, 100.000 – 240.000 người Mỹ có thể chết vì nCoV. Bây giờ con số đó là 60.000.

Mặc dù Trump từng nhấn mạnh “cách biệt cộng đồng có thể cứu hơn một triệu người Mỹ”, các cuộc biểu tình chống lại mệnh lệnh ở nhà xuất hiện ngày càng nhiều tại các bang, trong bối cảnh hơn 22 triệu người Mỹ đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tháng qua. Trump, người luôn coi trọng vấn đề kinh tế, đã bày tỏ sự ủng hộ với người biểu tình.

Dù khuyến khích tái mở cửa, Trump để các bang tự quyết định về cách thức và thời điểm mở cửa trở lại, dựa trên tình hình thực tế từng nơi. Các nhà khoa học cảnh báo về làn sóng lây nhiễm thứ hai nếu nới lỏng hạn chế quá nhanh.

“Lẽ ra Mỹ phải có phản ứng nhanh hơn vì chúng ta đã có kinh nghiệm đối phó SARS, MERS và các mối đe dọa sức khỏe khác gần đây”, Henry F. Raymond, nhà dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng Rutgers, nói. “Nhưng những dịch đó đã lây lan khá chậm và nhanh được khống chế, nên chúng ta chủ quan thay vì cảnh giác”.

Trong khi đó, Benjamin Cowling, chuyên gia tại Đại học Hong Kong, nói rằng chính ông cũng không thể lường được Covid-19 trở nên nghiêm trọng hơn nhiều những khủng hoảng trước đây, dù ông sống tại Hong Kong, một trong những nơi chịu ảnh hưởng sớm nhất.

“Về mặt khoa học, tôi biết rằng nó sẽ lan rộng”, ông nói. “Nhưng tôi nhớ có lần khi viết một bài báo, tôi đã phải đổi từ “đại dịch” thành “dịch toàn cầu” vì cảm thấy không ai tin nếu tôi nói nó sẽ là đại dịch”.

Phương Vũ

Công nghệ ion hóa lưỡng cực có thể khống chế Covid-19?

Hệ thống sưởi ấm, thông gió và điều hoà không khí (HVAC) với ứng dụng công nghệ ion hóa lưỡng cực được sử dụng để tấn công nấm mốc, vi khuẩn, chất gây dị ứng và virus.

Công nghệ ion hóa lưỡng cực có thể khống chế Covid-19? - Hình 1

Công nghệ ion hóa lưỡng cực giải phóng các nguyên tử tích điện bám vào và vô hiệu hóa các vi khuẩn, nấm mốc, chất gây dị ứng và virus. Công nghệ này lần đầu tiên có ở Mỹ vào những năm 1970 như một công cụ để kiểm soát mầm bệnh trong sản xuất thực phẩm. Ion hóa lưỡng cực đã được chứng minh là có hiệu quả đối với SARS, norovirus và một số chủng cúm khác.

Được tích hợp vào các hệ thống HVAC, công nghệ ion hoá lưỡng cực sử dụng các ống chuyên dụng lấy các phân tử ôxy từ không khí và chuyển chúng thành các nguyên tử tích điện sau đó tập trung bao vây xung quanh các vi hạt và vô hiệu hóa các loại nấm mốc, vi khuẩn, chất gây dị ứng và virus.

Chúng cũng có thể gắn vào các giọt bắn từ đường hô hấp của con người và các hạt bụi có thể mang theo virus, phóng to lên để dễ dàng bị cuốn vào các bộ lọc hơn. Đó là một quá trình hoạt động khử trùng liên tục.

"Các ion tạo ra một phản ứng hóa học trên bề mặt màng tế bào làm bất hoạt virus. Nó có thể làm giảm 99,9% vi khuẩn trong vài phút", Philip Tierno, giáo sư lâm sàng về vi trùng học và bệnh lý học tại Trường Y khoa NYU cho biết.

Trên thực tế, mối lo ngại về lây truyền qua đường không khí đã tăng lên khi nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng coronavirus chủng mới có thể tồn tại lâu hơn và lan rộng hơn so với suy nghĩ trước đây. Một số chuyên gia tin rằng chỉ cần thở bình thường cũng có thể lây lan virus.

"Khả năng lan truyền của Covid-19 và khả năng các hạt lơ lửng trong không khí trong thời gian dài sẽ khiến cho việc xem xét một chiến lược làm sạch không khí tích là rất cần thiết", Tierno nói.

Hiện tại, đã có rất nhiều các đơn vị ứng dụng công nghệ này như bệnh viện Johns Hopkins, bệnh viện Nhi đồng Boston, Trung tâm Y tế Đại học Maryland cũng như nhiều sân bay quốc tế hay các nơi làm việc lớn như trụ sở của Google ở Chicago và San Jose.

"Ion hóa lưỡng cực đã được sử dụng trong chăm sóc sức khỏe trong nhiều năm cho nhiều ứng dụng. Chúng tôi tin rằng các hệ thống ion lưỡng cực sẽ trở thành một tiêu chuẩn trong các môi trường quan trọng này để bảo vệ bệnh nhân và nhân viên", Tony Abate, giám đốc kỹ thuật tại AtmosAir Solutions chia sẻ thêm về ưu việt của công nghệ này.

Trang Phạm

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chồng tổ chức hiếp dâm tập thể đối với vợ, lãnh án 20 năm tùChồng tổ chức hiếp dâm tập thể đối với vợ, lãnh án 20 năm tù
07:29:22 22/12/2024
Ông Trump đe dọa giành lại quyền kiểm soát Kênh đào PanamaÔng Trump đe dọa giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama
04:56:46 23/12/2024
Ông Trump 'ra tay' trước khi nhậm chứcÔng Trump 'ra tay' trước khi nhậm chức
07:44:20 22/12/2024
Trung Quốc bắt giữ quan chức tham nhũng nhiều kỷ lục trong năm 2024Trung Quốc bắt giữ quan chức tham nhũng nhiều kỷ lục trong năm 2024
14:54:58 23/12/2024
Chờ ông Trump giải bài toán tinh gọn NASAChờ ông Trump giải bài toán tinh gọn NASA
09:36:27 23/12/2024
Số tù nhân ở nhà tù Guantanamo giảm còn 27Số tù nhân ở nhà tù Guantanamo giảm còn 27
06:41:57 22/12/2024
Kế hoạch 'giải cứu' TikTokKế hoạch 'giải cứu' TikTok
07:38:31 23/12/2024
Syria hậu Assad: Bàn cờ địa chính trị giữa Israel và Thổ Nhĩ KỳSyria hậu Assad: Bàn cờ địa chính trị giữa Israel và Thổ Nhĩ Kỳ
21:14:33 22/12/2024

Tin đang nóng

Danh tính nam tài xế ô tô tránh xe máy, đâm bé gái tử vong ở Tuyên QuangDanh tính nam tài xế ô tô tránh xe máy, đâm bé gái tử vong ở Tuyên Quang
14:43:24 23/12/2024
Chìm phà chở 14 người ở Quảng Nam, nhiều xe máy bị rơi xuống sôngChìm phà chở 14 người ở Quảng Nam, nhiều xe máy bị rơi xuống sông
13:41:34 23/12/2024
Bão số 10 hình thành trên Biển Đông, tên quốc tế là PabukBão số 10 hình thành trên Biển Đông, tên quốc tế là Pabuk
14:35:11 23/12/2024
Con trai Hòa Minzy làm cả ngàn người "tan chảy", nhưng nói gì mà cư dân mạng cười rần rần?Con trai Hòa Minzy làm cả ngàn người "tan chảy", nhưng nói gì mà cư dân mạng cười rần rần?
12:59:18 23/12/2024
Phân định trách nhiệm vụ bé gái ở trong nhà bị ô tô tông chếtPhân định trách nhiệm vụ bé gái ở trong nhà bị ô tô tông chết
13:06:16 23/12/2024
Camera ghi lại cảnh Dương Mịch bị bạn diễn quấy rối tình dục, thái độ của nữ diễn viên khiến 700 triệu người tranh cãiCamera ghi lại cảnh Dương Mịch bị bạn diễn quấy rối tình dục, thái độ của nữ diễn viên khiến 700 triệu người tranh cãi
13:44:43 23/12/2024
Nữ MC được Hoài Linh dẫn sang Mỹ: "Vợ anh ấy gọi điện khủng bố, xúc phạm tôi"Nữ MC được Hoài Linh dẫn sang Mỹ: "Vợ anh ấy gọi điện khủng bố, xúc phạm tôi"
15:40:46 23/12/2024
Con gái cố diễn viên Choi Jin Sil gây hoang mang với 1 hành vi đe dọa đến tính mạngCon gái cố diễn viên Choi Jin Sil gây hoang mang với 1 hành vi đe dọa đến tính mạng
12:54:27 23/12/2024

Tin mới nhất

Nga nỗ lực xử lý thảm họa môi trường sau sự cố tràn dầu ở Biển Đen

Nga nỗ lực xử lý thảm họa môi trường sau sự cố tràn dầu ở Biển Đen

17:10:46 23/12/2024
Sau vụ tràn dầu cũng ghi nhận hiện tượng cá heo nhảy lên bờ hàng loạt. Đây vốn là hiện tượng vô cùng hiếm xảy ra lâu nay ở vùng Krasnodar.
IMF cảnh báo về kịch bản tiêu cực cho Ukraine

IMF cảnh báo về kịch bản tiêu cực cho Ukraine

17:07:42 23/12/2024
Không chỉ vậy, tình trạng hồi hương của người di cư cùng với thiệt hại nghiêm trọng về cơ sở hạ tầng năng lượng và tình trạng mất điện sẽ càng làm trầm trọng thêm tình hình.
Tỷ phú Elon Musk phản đối Mỹ chi tiêu cho quốc phòng châu Âu

Tỷ phú Elon Musk phản đối Mỹ chi tiêu cho quốc phòng châu Âu

17:04:20 23/12/2024
Cụ thể, NDAA năm 2024 phân bổ 300 triệu USD cho sáng kiến hỗ trợ an ninh Ukraine, cung cấp vũ khí, huấn luyện và hỗ trợ tình báo cho chính phủ nước này trong bối cảnh xung đột với Nga.
Đài phun nước biểu tượng Trevi ở Rome mở cửa trở lại

Đài phun nước biểu tượng Trevi ở Rome mở cửa trở lại

16:36:07 23/12/2024
Trước đó, trong thời gian bảo trì, du khách vẫn có thể chiêm ngưỡng đài phun nước từ một lối đi bộ đặc biệt và thực hiện truyền thống ném đồng xu cầu may vào một chiếc "giỏ".
Điện Kremlin bình luận về kế hoạch tổ chức cuộc gặp giữa ông Putin và ông Trump

Điện Kremlin bình luận về kế hoạch tổ chức cuộc gặp giữa ông Putin và ông Trump

16:34:08 23/12/2024
"Tổng thống Putin nói rằng ông ấy muốn gặp tôi càng sớm càng tốt. Vì vậy, chúng ta phải đợi điều này. Chúng ta phải chấm dứt cuộc chiến đó", ông Trump nói khi phát biểu tại hội nghị Turning Point USA ở bang Arizona.
Mali, Niger và Burkina Faso bác đề nghị gia hạn thời gian rút lui của ECOWAS

Mali, Niger và Burkina Faso bác đề nghị gia hạn thời gian rút lui của ECOWAS

16:30:56 23/12/2024
Trong tuyên bố, người đứng đầu AES nêu rõ đề xuất của ECOWAS là đơn phương, không có tính ràng buộc, đồng thời nhấn mạnh quyết định rút khỏi tổ chức là "không thể đảo ngược".
Căng thẳng tại Trung Đông: Israel cảnh báo đáp trả vụ tấn công của lực lượng Houthi

Căng thẳng tại Trung Đông: Israel cảnh báo đáp trả vụ tấn công của lực lượng Houthi

16:27:18 23/12/2024
Phía Houthi xác nhận đã tấn công "một mục tiêu quân sự" tại Jaffa bằng tên lửa đạn đạo, nhằm thể hiện "sự ủng hộ người Palestine tại Dải Gaza".
Australia đối mặt nguy cơ cháy rừng trong kỳ nghỉ Giáng sinh

Australia đối mặt nguy cơ cháy rừng trong kỳ nghỉ Giáng sinh

16:22:43 23/12/2024
Tại Victoria và South Australia, nhà chức trách cảnh báo nguy cơ cháy rừng thảm khốc vào ngày 25/12. Công tác chữa cháy dự báo sẽ đối mặt với nhiều khó khăn do gió mạnh.
Phí kênh đào làm quan hệ Mỹ - Panama thêm sóng gió

Phí kênh đào làm quan hệ Mỹ - Panama thêm sóng gió

15:01:23 23/12/2024
Tuyến đường thủy quan trọng nối Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương này, cho phép tới 14.000 tàu thuyền qua lại mỗi năm, chiếm 2,5% hoạt động giao thương đường biển toàn cầu.
Giới chuyên gia cảnh báo hậu quả nếu Mỹ rút khỏi WHO

Giới chuyên gia cảnh báo hậu quả nếu Mỹ rút khỏi WHO

14:57:11 23/12/2024
Các chuyên gia cho rằng điều này, nếu xảy ra, sẽ gây ra thảm họa cho ngành y tế toàn cầu.
Tai nạn máy bay tại Mexico khiến 7 người tử vong

Tai nạn máy bay tại Mexico khiến 7 người tử vong

14:52:18 23/12/2024
Vụ tai nạn xảy ra tại khu vực rừng rậm hẻo lánh khiến công tác tìm kiếm cứu hộ và vận chuyển nạn nhân ra khỏi hiện trường gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân vụ việc đang được điều tra làm rõ.
Khám phá những truyền thống Giáng sinh độc đáo trên thế giới

Khám phá những truyền thống Giáng sinh độc đáo trên thế giới

14:46:50 23/12/2024
Mặc dù Giáng sinh không phải là ngày lễ truyền thống ở Nhật Bản, nhưng từ những năm 1970, nhờ một chiến dịch quảng cáo thành công của KFC, việc thưởng thức gà rán vào dịp này đã trở thành một phong tục phổ biến.

Có thể bạn quan tâm

Giả nhân viên ngân hàng hỗ trợ tư vấn để chiếm đoạt tiền của chủ thẻ

Giả nhân viên ngân hàng hỗ trợ tư vấn để chiếm đoạt tiền của chủ thẻ

Pháp luật

18:19:59 23/12/2024
4 đối tượng giả danh là nhân viên ngân hàng tư vấn cho các chủ thẻ tín dụng nhằm ăn cắp thông tin bảo mật. Sau đó đặt mua hàng hóa trực tuyến tại các cửa hàng điện máy rồi đem đi bán lấy tiền tiêu xài.
Những lý do và cách gội đầu bằng bồ kết giúp mái tóc suôn mượt, chắc khỏe

Những lý do và cách gội đầu bằng bồ kết giúp mái tóc suôn mượt, chắc khỏe

Sức khỏe

18:19:03 23/12/2024
Bồ kết chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu, trong đó có lipid và protein, giúp nuôi dưỡng nang tóc, cung cấp độ ẩm, cân bằng tuyến bã nhờn, giúp tóc suôn mượt, chắc khỏe hơn.
Mẹ sai 2 con đi ăn cắp, bị chủ gói hàng đối chất thì chối tội nhưng câm nín khi xem bằng chứng

Mẹ sai 2 con đi ăn cắp, bị chủ gói hàng đối chất thì chối tội nhưng câm nín khi xem bằng chứng

Netizen

18:15:31 23/12/2024
Sau khi nhận hàng, mở ra và không thấy có gì bên trong, một người phụ nữ tại Malaysia đã kiểm tra camera an ninh thì ngỡ ngàng khi thấy thủ phạm.
Mặc đẹp, sang dễ dàng với cặp đôi áo và chân váy

Mặc đẹp, sang dễ dàng với cặp đôi áo và chân váy

Thời trang

17:30:29 23/12/2024
Những ý tưởng mặc đẹp, sang mùa cuối năm có sự góp mặt của áo sơ mi cổ điển, áo tweed, chân váy dài... mang đến hình ảnh vừa lạ vừa quen.
Mỹ nhân gen Z số 1 showbiz bị đàn anh công khai mỉa mai, nguyên nhân thực sự là gì?

Mỹ nhân gen Z số 1 showbiz bị đàn anh công khai mỉa mai, nguyên nhân thực sự là gì?

Sao châu á

17:26:52 23/12/2024
Byun Ki Soo đăng ảnh Karina và Zico lên nhận giải, bày tỏ sự thất vọng vì ban tổ chức ưu ái cho các ca sĩ nổi tiếng thay vì diễn viên hài.
Hôm nay nấu gì: Bữa tối nhiều món ngon miệng lại ấm cúng

Hôm nay nấu gì: Bữa tối nhiều món ngon miệng lại ấm cúng

Ẩm thực

16:34:16 23/12/2024
Bữa tối nhiều món ngon miệng lại ấm cúng. Cả nhà mà được ngồi quây quần bên mâm cơm nóng hổi, thơm nức này trong mùa đông thì còn gì bằng.
Không thời gian: Hùng và bố căng thẳng

Không thời gian: Hùng và bố căng thẳng

Phim việt

15:47:15 23/12/2024
Trong trích đoạn giới thiệu Không thời gian tập 17, ông Cường (NSND Trung Anh) - bố của Hùng (Duy Khánh) lên đơn vị thăm con trai.
Khánh Vân không tin nổi khi chồng hơn 17 tuổi làm điều này sau hôn lễ

Khánh Vân không tin nổi khi chồng hơn 17 tuổi làm điều này sau hôn lễ

Sao việt

15:44:24 23/12/2024
Khánh Vân cho hay cô không tin nổi khi chồng lần đầu vừa chia sẻ lại viết lên tiếng, vừa trực tiếp phản hồi khi vợ gặp thị phi.
Hai công dân Israel đã tiết lộ những thông tin tình báo gì cho Hezbollah?

Hai công dân Israel đã tiết lộ những thông tin tình báo gì cho Hezbollah?

14:44:01 23/12/2024
Nghi phạm thứ hai là Ta ar Ali, đã chuyển cho Dania các bài báo liên quan đến an ninh của Israel. Cả hai người này đều được yêu cầu liên lạc với một quan chức tình báo cấp cao có tên là Al-Haj .
Hai người tử vong khi va chạm với xe tải tại nút giao cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt

Hai người tử vong khi va chạm với xe tải tại nút giao cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt

Tin nổi bật

14:39:34 23/12/2024
Vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra vào khoảng 22h ngày 22/12 tại nút giao giữa quốc lộ 8 với lối vào cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt thuộc địa phận thôn Quang Chiêm, xã Thanh Bình Thịnh, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh.