Vì sao Mỹ sợ thế chiến 3?
Thành tựu quân sự trước đây của Mỹ chính là nhờ có ngành công nghiệp quốc phòng phát triển, nhưng giờ đây Mỹ chẳng còn gì nhiều.
Peter Navarro, giáo sư Đại học California ở Irvine có bài viết trên tờ National Interest cho rằng, công nghiệp quốc phòng là nguyên nhân khiến Mỹ e sợ thế chiến 3.
Mỹ sở hữu nền kinh tế hùng mạnh ngay từ đầu thế chiến 2. Giữa những thành tựu kinh tế và quân sự là sự liên kết khăng khít. Các nhà máy của Mỹ đã đáp ứng được mọi số lượng nhu cầu về vũ khí, xe tăng và tàu biển.
Ngày nay, hầu hết các nhà máy chiến lược ở Mỹ đã đóng cửa, hoạt động sản xuất được tích cực mở rộng phát triển ở Trung Quốc.
Chuyên gia Peter Navarro viết: “Trong khi 60 nhà máy đóng tàu lớn của Trung Quốc đang làm việc thêm giờ để tung ra những sản phẩm mới bao gồm các nhóm tàu sân bay tấn công máy bay, thì các nhà máy của Mỹ hoặc là phủ bụi, hoặc là đang sửa chữa, thậm chí đóng cửa”.
Bước ngoặt tình hình này tạo ra một vấn đề chiến lược gay cấn đối với Washington. Nếu xảy ra các hoạt động quân sự quy mô lớn giả thiết thường xuyên được đề cập trong bối cảnh các sự kiện ở Biển Đông, thì phía Mỹ sẽ không còn là bên nắm ưu thế chế tạo công nghiệp.
Chuyên gia Peter Navarro đánh giá, tại Thành Đô, Thâm Quyến và Trùng Khánh đang sản xuất hàng loạt các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm dựa trên F-22 và F-35 của Mỹ, còn ở Mỹ, chương trình F-22 bị khép lại, việc phát triển F-35 vấp phải những khó khăn về tài chính và kỹ thuật.
Video đang HOT
Nếu các nhà kinh tế và chuyên gia an ninh quốc gia không chấm dứt coi quyền lợi của họ tách rời nhau và không bắt tay vào việc phục hồi ngành công nghiệp quốc phòng thì trong các cuộc chiến tương lai Lực lượng Vũ trang Mỹ sẽ chẳng có gì để đáp trả đối phương.
Theo Danviet
Mỹ- Nga- Trung: Ai sẽ "làm mưa làm gió" nếu có thế chiến 3?
Thế chiến 3 đang trở thành nỗi sợ hãi thực sự cho các nước trên toàn thế giới. Những ông lớn như Mỹ, Nga, Trung Quốc với tiềm lực vũ khí sẵn có, ai sẽ dành ưu thế trong trường hợp chiến tranh xảy ra?
Đấu trường quốc tế đang ngày càng trở nên phức tạp với những cuộc chạy đua vũ khí, các vấn đề khủng bố hạt nhân, tranh chấp lãnh thổ...luôn gợi đến khả năng về chiến tranh thế giới lần thứ 3 có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Và, trong trường hợp đó, các loại trang thiết bị quân sự luôn được nhắc đến như "bảo bối" để tranh dành chiến thắng.
Máy bay tiêm kích tàng hình
Mỹ sẽ dẫn đầu trong lĩnh vực này vì họ là quốc gia duy nhất sở hữu máy bay thế hệ thứ 5 như máy bay chiến đấu F-22 và F-35.
Nga hiện đang phát triển một loại máy bay tiêm kích tàng hình T-50, dự kiến sẽ chính thức hoạt động vào cuối ănm 2016 hoặc đầu 2017.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang phát triển bốn máy bay chiến đấu tàng hình J-31 và J-20.
Xe tăng
Trong những năm 80, quân đội Mỹ là chủ sở hữu tự hào của mẫu xe tăng đầu tiên M-1 Abrams. Sau nhiều lần nâng cấp, các thiết bị được làm nhưng phần vỏ của M-1 Abrams vẫn giữ nguyên. Bọc giáp chắc chắn, hỏa lực mạnh, hệ thống điện tử hiện đại, uy lực được chứng minh trên chiến trường đã giúp M1 Abrams trở thành một trong số xe tăng thành công nhất mọi thời đại.
Xe tăng T-90A của Nga là một trong những loại vũ khí hiện đại nhất của quân đội Nga. Xe tăng T-90 là phiên bản cải tiến cuối cùng của xe tăng T-72B. Vũ khí chính của T-90 là pháo nòng trơn 125 mm, tầm bắn thẳng là 4.000 m, tầm bắn cầu vồng 10.000 m và tên lửa là 5.000 m. T-90 có 3 biến thể: T-90K, T-90S và T-90SK. Mỗi loại đều được cải tiến và lắp đặt thêm các trang thiết bị khí tài tân tiến.
Xe tăng lựa chọn đầu tiên của Trung Quốc sẽ là loại Type 99 là xe tăng chiến đấu thế hệ thứ ba, hiện đại nhất của Quân đội Trung Quốc, sử dụng động cơ 1.500 mã lực. Vũ khí chính của Type-99 là pháo nòng trơn 125 mm, trang bị hệ thống nạp đạn tự động, có thể bắn với nhiều loại đạn có tầm sát thương lên đến 4km, đồng thời nó cũng có khả năng bắn tên lửa qua nòng pháo.
Chiến hạm mặt nước
Một thực tế không thể phủ nhận rằng, Hải quân Mỹ sở hữu số lượng tàu sân bay cỡ lớn, tàu khu trục dẫn đường nhiều nhất thế giới. Tuy nhiên, đôi khi số lượng không quyết định được chiến thắng nếu cuộc chiến xảy ra ở vùng biển của đối phương.
Nga đã chứng tỏ sức mạnh quân sự vượt trội của họ khi chứng minh sức mạnh của tên lửa hành trình Kalibr bắn vào các mục tiêu mặt đất ở Syria. Trước khi tên lửa hành trình Kalibr đạt được những thành công vang dội trên chiến trường Syria, hải quân Nga đã lên kế hoạch trang bị tên lửa này cho hàng loạt loại tàu mặt nước, từ hạng trung trở xuống. Nga cũng có những hệ thống vận hành tên lửa Club-K chống tàu có khả năng tấn công mặt đất.
Trung Quốc đang nỗ lực để phát triển quân trên biển bằng cách củng cố lực lượng cảnh sát biển và dân quân trên biển. Cảnh sát biển Trung Quốc cũng đã nhận được tàu cảnh sát biển lớn nhất và trang bị vũ khí hiện đại bậc nhất thế giới với tên lửa, vũ khí và các thiết bị cảm biến hiện đại.
Tàu ngầm
Cuộc chiến của những tàu ngầm thường phụ thuộc phần lớn vào số lượng. Hải quân Mỹ có 14 tàu ngầm tên lửa đạn đạo kết hợp với 280 tên lửa hạt nhân, bốn tàu ngầm tên lửa dẫn đường với 154 tên lửa hành trình Tomahawk, và 54 tàu ngầm tấn công hạt nhân. Rõ ràng, Mỹ có ưu thế hơn hẳn trong lĩnh vực vực này.
Nga chỉ có 60 tàu ngầm nhưng khả năng tàng hình của tàu ngầm hạt nhân của họ là quá ấn tượng,chạy êm nhất thế giới (lớp Kilo 636), lặn sâu nhất thế giới (Lira, dự án 705, lặn tối đa 800 m).
Trung Quốc có năm tàu ngầm hạt nhân tấn công, 53 tàu ngầm tấn công diesel, và bốn tàu ngầm tên lửa đạn đạo hạt nhân cho đến nay, nhưng những con số này có thể tăng lên trong tương lai gần. Vấn đề duy nhất mà họ phải đối mặt đó là tàu ngầm của họ dễ dàng bị theo dõi.
Một lần nữa, vì số lượng các tàu ngầm đang sở hữu, Mỹ có ưu thế nhất, nhưng Nga và Trung Quốc lại đang theo sát để cải thiện cả về chất lượng và số lượng.
Theo Danviet
Su-35 Nga đối đầu F-22 Mỹ: Máy bay nào chiến thắng? Cả 2 mẫu máy bay Su-35 của Nga và F-22 của Mỹ đều tham gia chiến dịch không kích chống khủng bố ở Iraq và Syria, điều làm dấy lên câu hỏi về việc đâu là mẫu máy bay lợi hại hơn. Theo chuyên gia quân sự Alex Lockie viết trên trang Business Insider, 2 chiến đấu cơ hàng đầu thế giới này...