Vì sao Mỹ liên tiếp thử tên lửa Minuteman 3?
Chỉ tính từ đầu năm 2015, Mỹ đã thực hiện 3 lần phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Minuteman 3, một động thái chưa từng có tiền lệ.
Lần thử nghiệm gần đây nhất được Mỹ tiến hành vào 3h03 ngày 19/8, theo đó tên lửa ICBM Minuteman 3 tại căn cứ Không quân Vandenberg, thuộc bang California.
Theo đại diện Không quân Mỹ, quả tên lửa có mang theo một thiết bị thử nghiệm di chuyển trở về này đã bắn trúng một mục tiêu ở khu vực cách 6.760km, gần quần đảo Marshall ở Thái Bình Dương.
Được biết đây là lần thứ 3 Mỹ thực hiện phóng tên lửa Minuteman 3từ đầu năm 2015, hai lần phóng trước đó được Mỹ thực hiện chỉ trong vòng 1 tuần.
Thông tin về vụ phòng này được trang quân sự Defense-Aerospace dẫn nguồn từ Bô Tư lênh Không quân My cho biết, theo đó vụ phóng lần 2 này được thực hiện tại căn cư không quân Malmstrom, bang Montana được thực hiện hôm 27/3.
Mỹ thử nghiệm tên lửa ICBM Minuteman 3.
Defense-Aerospace cho biết vu phong đâu tiên đươc thưc hiên ngày 23/3 do Trung đoan thư nghiêm tên lưa sô 576 tai căn cư không quân Vandenberg va Trung đoan Tên lưa 90 tai căn cư Warren, bang Wyoming thưc hiên.
Vu phóng thứ 2 do Trung đoan Tên lưa 341 đong tai căn cư không quân Malmstrom, bang Montana thưc hiên hôm 27/3. Cả 2 vu phong thư đêu đươc thưc hiên tai căn cư Vandenberg vơi muc tiêu ngăm tơi la bai thư gân đao Guam.
Đai ta Daniel Hayes, Chi huy Trung đoan Tên lưa 341 cho hay: “Cac vu phong thư đoi hoi sư chuân bi vê trang bi vu khi, công tac luyên tâp thanh thuc cua cac kip chiên đâu… Nhưng vu phong thư trên cung la lơi nhăc nhơ đôi vơi đôi phương va đông minh chung ta vê kha năng săn sang chiên đâu cua cac tô hơp ICBM Minuteman 3″.
Video đang HOT
Trong khi đó, Đai ta Calvin Townsend, Chi huy Trung đoan Thư nghiêm tên lưa 576 nhấn mạnh: “Đê thưc hiên đươc những vu phong liên tiêp này la nhơ sư phôi hơp nhuân nhuyên giưa Trung đoan 576 vơi cac đơn vi thưc hanh phong thư 90 va 341″.
Nói về nguyên nhân của việc Mỹ liên tiếp thử nghiệm tên lửa Minuteman 3, Tạp chí Jane’s, cho biết không phải ngẫu nhiên Mỹ lại liên tiếp thực hiện những vụ phóng vụ phóng tên lửa Minuteman 3.
Theo Jane’s, ngay sau khi Mỹ thực hiện vụ phóng đầu tiên, Nga đã “đáp trả” bằng việc phóng tên lửa ICBM RS-26 Rubezh tại bãi thử Kapustin Yar.
Vì vậy, việc Mỹ tiếp tục phóng tên lửa Minuteman 3 được cho rằng để ngầm khẳng định với các đối thủ của nước này (Nga) “chớ có xem thường năng lực hạt nhân của Mỹ”, Jane’s dẫn nhận định của một số chuyên gia quốc phòng.
Theo những thông tin được Mỹ công khai, tên lửa Minuteman được ra đời với 3 biến thể khác nhau. Minuteman 1 ra đời vào năm 1962, là loại tên lửa chỉ phóng được 1 đầu đạn thông thường; phiên bản nâng cấp tiếp theo của nó là Minuteman 2 cũng thuộc loại đầu đạn đơn nhưng có thể mang theo đầu đạn hạt nhân, sản xuất năm 1965.
Và phiên bản Minuteman 3 hiện đang sử dụng được bắt đầu cải tạo năm 1966, trang bị hàng loạt năm 1970, bắt đầu từ năm 2009, nó là loại ICBM duy nhất trong biên chế của quân đội Mỹ.
Gần 50 năm đã qua, bao nhiêu loại trang bị, vũ khí đã ra đời, sử dụng rồi đào thải nhưng Minuteman 3 vẫn là trụ cột không thể thay thế trong bộ 3 răn đe hạt nhân của Mỹ.
Theo Tuấn Vũ
Đất Việt
Cuộc đua vũ khí tấn công chớp nhoáng - Kỳ 2: Những mũi tên hủy diệt lá chắn của Nga
Nga gần đây liên tục thử nghiệm một số loại vũ khí bội siêu thanh có thể mang đầu đạn hạt nhân và vượt mọi hệ thống phòng thủ tân tiến.
Hình ảnh được cho là của tên lửa RS-26 Rubezh - Ảnh: The Sentinel
Hiện Mỹ vẫn được đánh giá là đang dẫn đầu cuộc đua vũ khí nhanh gấp nhiều lần tốc độ âm thanh với thiết bị bay Vũ khí siêu thanh tiên tiến (AHW) và chương trình Vũ khí tấn công tốc độ cao (HSSW). Tuy nhiên, Nga đang bám sát phía sau, cấp tập phát triển các loại vũ khí có khả năng xuyên thủng mọi lá chắn tên lửa.
Lợi hại Yu-71
Cực kỳ linh hoạt, siêu nhanh và khó đoán, đó là những tính từ có thể mô tả chính xác vũ khí bội siêu thanh Yu-71 của Nga. Thiết bị này được cho là nằm trong chương trình tên lửa bí mật có tên "Dự án 4202" với mục đích chế tạo các loại vũ khí chọc thủng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Theo các nguồn tin từ Moscow, quân đội Nga đã tiến hành 4 cuộc thử nghiệm với kết quả khả quan. Trong đó, Yu-71 được tên lửa SS-19 đưa vào không gian trước khi tách ra, tăng tốc và phóng thẳng xuống mục tiêu.
Chuyên san thông tin quân sự Jane's Intelligence Review đánh giá Yu-71 có thể vượt qua mọi hệ thống phòng thủ tên lửa nhờ tốc độ tối đa lên đến 11.200 km/giờ và mang được đầu đạn thông thường lẫn hạt nhân. Không chỉ nhanh, Yu-71 còn có thể thay đổi hướng bay một cách linh hoạt, khiến radar của đối phương khó nắm bắt được đường đi nước bước.
"Điều này sẽ đem lại cho Nga khả năng tiến hành một cuộc tấn công quy mô nhỏ, không cần tốn quá nhiều công sức mà vẫn tiêu diệt được mục tiêu định trước. Khả năng xuyên thủng mọi hệ thống lá chắn của Yu-71 giúp Nga chỉ cần tên lửa là có thể phát động thành công một cuộc chiến", Jane's Intelligence Review nhận định.
Các chuyên gia quân sự cho biết đến trước năm 2020, Nga có thể sản xuất một số lượng hạn chế Yu-71 mang được đầu đạn hạt nhân và trong khoảng thời gian từ năm 2020 - 2025 thì có thể đưa vào biên chế lên đến 24 thiết bị này. Hơn nữa, vào thời điểm đó Nga có thể đã có được lớp tên lửa liên lục địa mới mang tên Sarmat, có khả năng chở các thiết bị siêu thanh như Yu-71.
Ngoài ra, theo Hãng tin Sputnik, máy bay ném bom tàng hình chiến lược PAK DA đang được phát triển của Nga cũng sẽ mang được loại tên lửa hành trình siêu thanh. Các chuyên gia của Jane's Intelligence Review dự đoán rằng Moscow có thể sử dụng các thiết bị quân sự siêu thanh mới như một con át chủ bài trong cuộc đàm phán về kiểm soát vũ khí với Washington.
Thiết bị bay siêu thanh Yu-71 có thể bay với tốc độ 11.200 km/giờ - Ảnh: Sputnik
Nhanh hơn âm thanh 20 lần
Ngoài Yu-71, Nga cũng rất chú trọng chương trình tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-26 Rubezh do Viện Công nghệ nhiệt Moscow phát triển dựa trên nền tảng tên lửa đạn đạo nổi tiếng RS-24 Yars. Chương trình này được bắt đầu từ năm 2008 nhằm đối phó lá chắn phòng thủ của NATO triển khai ở một số nước Đông và Trung Âu.
Hiện quân đội Nga vẫn phủ lên RS-26 Rubezh một tấm màn bí mật và chỉ cung cấp một số thông tin ít ỏi. Sputnik dẫn lời Chỉ huy Lực lượng tên lửa chiến lược Nga Sergei Karakayev cho biết tên lửa dài khoảng 12 m, được triển khai từ bệ phóng chuyên dụng nặng 36 tấn. Một số nguồn tin cấp cao tiết lộ tốc độ tối đa của RS-26 Rubezh lên đến trên Mach 20 (gấp 20 lần tốc độ âm thanh, tức khoảng 24.500 km/giờ). Tuy nhiên, vẫn chưa rõ vũ khí này sẽ mang đầu đạn đơn hay đầu đạn tấn công đa mục tiêu.
Đến nay, các cuộc thử nghiệm diễn ra vào các năm 2012, 2013 và 2015 đều cho kết quả thành công vượt ngoài mong đợi. Trong lần bắn thử mới nhất hồi tháng 3, RS-26 Rubezh được phóng từ bãi thử Kapustin Yar ở vùng Astrakhan và bắn trúng mục tiêu tại Sary Shagan ở Kazakhstan chỉ vài phút sau khi rời bệ phóng, vượt qua quãng đường hơn 3.455 km.
Tờ Kommersant dẫn lời một quan chức quân đội hồ hởi khẳng định RS-26 Rubezh đã trở thành tên lửa đạn đạo nhanh nhất và chính xác nhất của Nga, còn Phó thủ tướng Dmitry Rogozin tuyên bố đây chính là "mũi tên" có thể hủy diệt mọi hệ thống phòng thủ.
Theo ông Karakayev, RS-26 Rubezh có thể sẽ được đưa vào hoạt động năm 2016. Giới quan sát nhận định nếu tên lửa này thật sự có thể chọc thủng lá chắn của NATO, Nga sẽ triển khai chúng tại vùng lãnh thổ hải ngoại Kaliningrad và khu vực biên giới với các nước Baltic. Cũng không loại trừ khả năng Moscow điều RS-26 Rubezh đến Bắc Cực, một trong những khu vực ưu tiên chiến lược của Nga hiện nay và đang chứng kiến một cuộc đua giành chủ quyền giữa nhiều nước.
Danh Toại
Theo Thanhnien
Chuyên gia Nga không tin Triều Tiên có siêu vũ khí Chuyên gia Nga tin rằng Triều Tiên thiếu phương tiện và trình độ để tạo ra một loại vũ khí như vậy. Evgenyu Kim, một nhà nghiên cứu Tại Trung tâm Nghiên cứu Triều Tiên thuộc Đại học Viễn Đông của Nga trong cuộc phỏng vấn với đài phát thanh Baltkom của Latvia hôm 17/8 nhận định, Triều Tiên không có siêu vũ...