Vì sao Mỹ khó chặn Venezuela xuất khẩu dầu?
Mỹ phải chọn giữa Pakistan và Venezuela. Để có được sự ủng hộ của Ấn Độ, Mỹ phải buông Pakistan và ngược lại.
Đe dọa vô nghĩa
Theo TASS ngày 13/3, Bộ Ngoại giao Nga đã lên tiếng về việc Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cáo buộc nhà sản xuất dầu khí Rosneft của Nga coi thường lệnh trừng phạt của Mỹ khi mua dầu từ công ty dầu khí quốc gia của Venezuela.
Theo Bộ Ngoại giao Nga, những lời đe dọa của Mỹ đối với công ty Rosneft là vô nghĩa. Công ty Rosneft đã nhận nhiều lệnh trừng phạt song nó vẫn phát triển mạnh mẽ.
“Những lời đe dọa của Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ nhằm vào công ty Rosneft là vô nghĩa. Công ty này đã bị trừng phạt từ năm 2014, nhưng nó vẫn tiếp tục hoạt động thành công”, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Michael Pompeo trước đó nói rằng, Rosneft đang thách thức các lệnh trừng phạt của Mỹ bằng cách tiếp tục mua dầu từ công ty dầu lửa nhà nước Venezuela, PDVSA.
Rosneft vẫn tiếp tục mua dầu từ công ty dầu lửa nhà nước Venezuela
Công ty Nga nêu rõ, công ty này không liên quan đến hoạt động chính trị và chỉ thực hiện các hoạt động thương mại đơn thuần, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Các hợp đồng mà hãng thực hiện với Venezuela đều diễn ra trước thời điểm Mỹ áp đặt trừng phạt với quốc gia Nam Mỹ này và Rosneft sẽ tìm kiếm các biện pháp pháp lý để bảo vệ lợi ích cần thiết của hãng.
Lời đe dọa trừng phạt của Mỹ đối với Nga và công ty Nga là vô nghĩa, ngay cả Venezuela cũng không quan tâm nhiều đến lệnh trừng phạt mặc dù nguồn thu chính của Venezuela hiện tại là dầu mỏ.
Video đang HOT
Trước những biến động trên chính trường, Venezuela đã chủ động chuyển văn phòng từ EU sang Nga. Dòng dầu đổ từ Venezuela về Nga và thành phẩm dầu từ Nga về Venezuela không những không bị ảnh hưởng gì mà còn gia tăng. Chỉ có giao dịch của Venezuela với Mỹ, EU là giảm mạnh.
Vai trò của Ấn Độ
Hiện tại, Nga và Ấn Độ là hai nước nhập khẩu dầu nhiều nhất từ Venezuela. Nga sẽ không bao giờ buông tay Venezuela nhưng Ấn Độ thì lại khác. Mỹ rất muốn lôi kéo Ấn Độ về phía mình.
Xung đột giữa Pakistan và Ấn Độ diễn ra trong suốt một thời gian dài. Thậm chí, không quân Ấn Độ còn tiến hành không kích khủng bố trên đất Pakistan. Islamabad đã trách Mỹ không lên tiếng bảo vệ mình trước Ấn Độ.
Tuy nhiên, có lẽ Pakistan quên mất rằng, Mỹ đang cần sự ủng hộ của Ấn Độ trong việc gây sức ép đến Tổng thống Maduro. Washington muốn mặc cả với Ấn Độ trong vấn đề Venezuela và Pakistan.
Giới quan sát cho rằng, để mặc cả với Ấn Độ thì Mỹ sẽ phải làm điều gì đó thiết thực hơn, có trọng lượng hơn là việc chỉ im lặng trước cuộc xung đột Ấn-Pakistan.
Nếu như, Mỹ lôi kéo được Ấn Độ về phía mình thì nhiều khả năng là New Delhi sẽ ngừng mua dầu từ Venezuela. Thế nhưng, Venezuela vẫn còn nhiều phương án khác để bán dầu, Trung Quốc là một ứng viên sáng giá.
Nhưng nếu như Trung Quốc tăng cường mua dầu Venezuela và nhảy vào Venezuela để bảo vệ quyền lợi của họ thì đó lại là điều mà cả Mỹ và New Delhi không hề mong muốn.
Theo Datviet
Venezuela mở cửa đón Nga khai thác mỏ vàng cực lớn
Công ty Nga được khai thác vàng tại Venezuela đảm bảo đầu tư trị giá 1 tỷ USD.
Đại sứ Nga tại Venezuela Vladimir Zaemsky hôm 26/12 cho biết, giới chức Venezuela nói sẽ tạo điều kiện để các công ty Nga được tham gia khai thác vàng tại quốc gia này.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro gặp gỡ Tổng thống Nga Vladimir Putin
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và sản xuất Venezuela Tarek El Aissami cũng đã bày tỏ mong muốn Nga tham gia thăm dò và khai thác vàng, Coltan ở nước này.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro hồi đầu tháng 12 tuyên bố đã đạt được thỏa thuận với Nga về việc tiếp nhận khoản đầu tư trị giá 6 tỷ USD vào các lĩnh vực dầu mỏ và khai khoáng, trong đó có 1 tỷ USD được đầu tư cho các hoạt động khai thác vàng.
"Chúng tôi đã ký hợp đồng đảm bảo khoản đầu tư hơn 5 tỷ USD liên doanh với các đối tác Nga để tăng sản lượng dầu. Nga cũng đang đảm bảo đầu tư 1 tỷ USD nữa chủ yếu là để khai thác vàng" - ông Maduro nói song không cung cấp chi tiết cụ thể về địa điểm đầu tư hoặc bao nhiêu công ty Nga sẽ đầu tư vào Venezuela. Bộ Thông tin và Dầu mỏ của Venezuela không cung cấp thêm thông tin chi tiết về vấn đề này.
Venezuela có nguồn tài nguyên vàng dự trữ lớn thứ nhì thế giới ở Vòm Orinoco gần vùng chậu sông Amazon, đã được khai thác suốt 150 năm qua.
Ngoài đầu tư vào khai thác vàng, Chính phủ Nga và khu vực doanh nghiệp tư nhân cũng sẽ đầu tư vào lĩnh vực kim cương của Venezuela, mang đến công nghệ vệ tinh mới và cung cấp khoảng 600 tấn lúa mì cho Venezuela vào năm 2019. Ngoài ra, Nga sẽ tiếp tục cung cấp và bảo trì kho vũ khí quân sự của Venezuela.
Nga đã trở thành nguồn cho vay chủ yếu để Venezuela có tiền mặt trong những năm gần đây, nhưng chính phủ ông Maduro cũng phải vật lộn để trả nợ. Ước tính, Venezuela đã nợ Nga 6 tỷ USD trong các khoản nợ quá hạn, và có những nghi ngờ rằng, Venezuela sẵn sàng tăng gấp đôi số nợ xấu này.
Sự hợp tác giữa Nga và Venezuela trong khai thác vàng mang tới những bước tiến lớn trong quan hệ hai nước, đặc biệt là trong bối cảnh Mỹ đều áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế lên cả hai quốc gia.
Từ đầu năm 2018, Washington đã cấm các doanh nghiệp và công dân Mỹ giao dịch với công ty và cá nhân liên quan đến vàng tại Venezuela.
Mới đây nhất, Mỹ ngày 1/11 đã áp đặt các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Venezuela liên quan đến lĩnh vực mua bán vàng của nước này, cấm các công dân và thực thể Mỹ trong hoạt động giao dịch thương mại tài chính với Venezuela.
Các quan chức Mỹ cho biết, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đã xuất khẩu bất hợp pháp hàng chục tấn vàng tới Thổ Nhĩ Kỳ để tránh các biện pháp trừng phạt của Mỹ và cứu vãn nền kinh tế của quốc gia này.
Chính phủ Mỹ trước đó cũng đã trừng phạt hàng chục quan chức Venezuela, bao gồm Tổng thống Nicolas Maduro như một phần của các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm gia tăng sức ép lên quốc gia Nam Mỹ này.
Đối lập Venezuela đòi nhận vàng từ Ngân hàng Anh
Venezuela đã gửi một số lượng vàng lớn đến Ngân hàng Anh và trong bối cảnh kinh tế khó khăn, Tổng thống Nicolas Maduro đã quyết định hồi hương 14 tấn vàng đang được gửi tại Ngân hàng Anh.
Tuy nhiên, Ngân hàng Anh từ chối trao trả số vàng này vì nghi ngờ số vàng sẽ bị Tổng thống nước này đánh cắp hoặc sử dụng nó một cách lãng phí.
Các nhà lãnh đạo phe đối lập ở Venezuela đã gửi đi yêu cầu Ngân hàng Anh trao trả số vàng cho họ thay vì cho vị Tổng thống tham nhũng.
"Giao dịch này rõ ràng được thúc đẩy bởi động cơ bất hợp pháp và phi đạo đức. Ông Maduro và bè phái đã sử dụng một cách có hệ thống tài sản của Nhà nước Venezuela (bao gồm cả vàng) để duy trì nỗ lực rửa tiền, và tạo điều kiện cho hệ thống tham nhũng và lan rộng chế độ độc tài Venezuela khi sử dụng tiền của người Venezuela. Một lượng tiền khổng lồ đã bị đánh cắp bởi Maduro và tay chân của ông ấy" - lá thư từ các chính trị gia đối lập viết rõ.
Tờ Times of London đưa tin rằng Ngân hàng Anh đang cố gắng trì hoãn nhất có thể và có lẽ sẽ từ chối việc gửi vàng trở lại Venezuela - một động thái được cho là rất bất thường.
Sau khi bị phía Anh từ chối trao trả số vàng, các quan chức của chính quyền Tổng thống Nicolas Maduro gồm Bộ trưởng Tài chính Venezuela Simon Zerpa và Thống đốc ngân hàng trung ương Calixto Ortega Sanchez đã có kế hoạch tới London gặp Phó Thống đốc Ngân hàng Anh Dave Ramsden để bàn bạc về việc trả lại số vàng nói trên.
Thông tin về cuộc gặp đã không được tiết lộ với báo giới.
Đến nay Ngân hàng Anh vẫn chưa có tuyên bố nào mới hơn ngoài việc đang tiếp tục tìm kiếm "sự rõ ràng" về lý do đòi hồi hương số vàng của Venezuela.
Sơn Dương
Theo baodaviet
Nước sinh hoạt ở Venezuela đen sì vì nghi bị nhiễm dầu thô Hệ thống nước ở một thành phố Venezuela dường như đã bị ô nhiễm dầu thô nghiêm trọng khi đã chuyển sang màu đen sì và không thể sử dụng. Nước sinh hoạt ở Venezuela đen sì vì nghi bị nhiễm dầu thô Bồn rửa mặt đen sì vì nguồn nước ô nhiễm (Ảnh: Twitter) Theo Dailymail, sự việc xảy ra ở thành...