Vì sao Mỹ gửi nhầm vi khuẩn bệnh than ra nước ngoài?
Những tiết lộ gần đây của Bộ Quốc Phòng Mỹ cho thấy Lầu Năm Góc đang cố gắng cải thiện khả năng phát hiện các mối đe dọa sinh học, đặc biệt sau vụ quân đội nước này gửi nhầm vi khuẩn bệnh than sống tới 17 bang và 3 nước đồng minh.
Vi khuẩn bệnh than còn sống được quân đội Mỹ gửi tới 24 phòng thí nghiệm ở 17 bang và các nước đồng minh (Ảnh : UPI)
Vừa qua, quân đội Mỹ thừa nhận đã vô tình gửi các mẫu phẩm bệnh than sống tới các phòng thí nghiệm tại 17 bang và 3 nước khác gồm Hàn Quốc, Canada và Úc. Các mẫu bệnh phẩm này được gửi rải rác trong suốt một năm, từ tháng 3/2014 đến 3/2015.
Ngay sau khi xuất hiện thông tin trên, Thứ trưởng Quốc Phòng Mỹ Bob Work đã ra lệnh rà soát lại toàn bộ các thủ tục, quy trình và giao thức phòng thí nghiệm để tìm ra lỗ hổng chết người này.
Ông cũng lập tức đình chỉ các hoạt động liên quan đến các mẫu phẩm cho đến khi có thông báo mới.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) là đơn vị được giao trách nhiệm điều tra với thời hạn trong vòng một tháng phải đề trình báo cáo đầy đủ về vụ việc.
Sự kiện trên đã làm dấy lên nhiều nghi vấn về việc liệu có xảy ra các sai sót trong thủ tục của CDC, có lỗ hổng trong việc dò tìm chất nguy hiểm trong các gói hàng vận chuyển, hay tại sao Bộ Quốc phòng Mỹ lại tự gửi vi khuẩn bệnh than cho chính các phòng thí nghiệm của mình.
Video đang HOT
Để làm dịu các nghi vấn, Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ, Tướng Raymond Odierno, đã khẳng định với báo giới “đây không phải lỗi của con người” mà nhiều khả năng là do lỗi quy trình trong khâu vận chuyển mẫu phẩm bệnh than.
Đây cũng là nhận định của một số chuyên gia tại Mỹ.
“Quy trình xử lý bằng chiếu xạ có thể là nguyên nhân lớn nhất. Theo đó, việc chiếu xạ theo tiêu chuẩn không kéo dài đủ lâu để đảm bảo tiêu diệt 100% số lượng lớn vi khuẩn”, ông Stephen Goldstein – một chuyên gia về vi trùng, virus, ký sinh trùng tại Đại học Y khoa Pennsylvania – nhận định.
Tuy nhiên, ông Goldstein không loại trừ khả năng ai đó đã cắt ngắn thời gian chiếu xạ do tin tưởng tuyệt đối vào khả năng vô hiệu hóa vi khuẩn của phương pháp truyền thống này.
Vậy đâu là nguyên nhân chính?
Theo chuyên gia Justin Taylor của Trung tâm Y khoa thuộc Đại học Pittsburgh, “có thể nguyên nhân là sự kết hợp” của cả hai yêu tố: sai sót trong quy trình xử lý của CDC và lỗi của con người.
Cách đây 14 năm, tại Mỹ cũng xảy ra một trường hợp tương tự khi mẫu phẩm bệnh than đã được gửi qua đường bưu điện làm 5 người thiệt mạng. Kết quả điều tra sau đó cho thấy đây là hành động cố ý của con người, khác với bản chất của vụ việc lần này.
“Mẫu phẩm bệnh than được đóng gói cẩn thận để tránh việc vô tình phát tán”, chuyên gia Justin Taylor cho biết.
“Kể cả khi những gói hàng này được vận chuyển qua hệ thống bưu điện thì việc dò tìm hầu như là không thể”, ông nói thêm.
Nhận định của ông Justin Taylor đang đặt nghi vấn lớn về hiệu quả dò tìm các chất sinh học nguy hiểm của hệ thống bưu điện Mỹ và nó cũng cho thấy, hệ thống bưu điện của Mỹ hiện nay không hề an toàn hơn cách đây 14 năm.
Vũ Anh
Theo Dantri/DefenceOne
Anh đón tàu sân bay "khủng" của Mỹ
Tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt ngày 22/3 đến Anh trong hành trình nhằm biểu dương sức mạnh quân sự Mỹ và hiện không thể cập cảng nước bạn vì kích thước tàu quá lớn. Chuyến thăm được thực hiện giữa lúc đang có nhiều lo ngại về việc cắt giảm ngân sách quốc phòng của Anh.
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt thả neo tại vịnh Stokes. (Ảnh:Telegraph)
RT ngày 23/3 đưa tin, tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đã đến Hamshire, Anh và hiện đang thả neo ngoài vịnh Stokes, do không thể vào cảng Portmouth vì kích thước tàu quá lớn.
Tàu USS Theodore Roosevelt, nặng 100.000 tấn và dài 333m, cùng với hơn 5.000 thủy thủ và tàu hộ tống Winston S Churchill, dự định sẽ ở lại Anh trong 5 ngày.
RT dẫn lời Ngài George Zambrellas, Đô đốc hải quân Anh hoan nghênh chuyến thăm của tàu Roosevelt, cho rằng đây là "sự phản ánh quan hệ đối tác gần gũi giữa 2 nước, và giá trị của sức mạnh biển trong sự nghiệp bảo vệ lợi ích chung".
Chuyến thăm của tàu USS Theodore Roosevelt được thực hiện giữa lúc Mỹ và các đồng minh phương Tây đang lo ngại trước chính sách cắt giảm chi tiêu quốc phòng của Anh.
Tuy vậy, Bộ trưởng quốc phòng Anh Michael Fallon đã tỏ ra tự tin với ngân sách quốc phòng hiện tại của Anh. Trả lời phỏng vấn tờTelegraph ngày 23/3 Bộ trưởng Fallon cho biết: "Dù sau những quyết định cắt giảm khó khăn, chúng ta vẫn có ngân sách quốc phòng lớn nhất ở EU, và đứng thứ hai ở NATO. Anh là 1 trong 4 nước đạt mục tiêu chi tiêu 2% GDP cho quốc phòng trong NATO, và chúng tôi sẽ tiếp tục đạt mục tiêu này trong năm nay cũng như năm tới".
Trước đó, vào đầu tháng 3, Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ, Tướng Raymond Odierno đã bày tỏ quan ngại trước tình trạng cắt giảm chi tiêu quốc phòng của London, đồng thời cho hay những cắt giảm này đã buộc Washington phải khẩn trương xem xét lại số lượng binh sỹ Anh có thể được triển khai trong các cuộc xung đột.
Thoa Phạm
Theo Dantri/RT
Mỹ ngưng chương trình gửi vi khuẩn gây bệnh than Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 2/6 thông báo sẽ ngưng chương trình gửi vi khuẩn gây bệnh than sau khi thông tin phát hiện thấy các vi khuẩn loại này còn sống được gửi tới ít nhất 28 phòng thí nghiệm trên toàn nước Mỹ và 3 phòng thí nghiệm ở Australia, Canada và Hàn Quốc. Hình minh họa. (Ảnh: Foreign Policy) Theo...