Vì sao Mỹ gọi “tái ngũ” 9 tuần dương hạm và tàu đổ bộ?
Trong một động thái đi ngược lại xu hướng cắt giảm ngân sách và ngừng triển khai trang bị, hải quân Mỹ đã quyết định “gọi tái ngũ” 9 chiến hạm cỡ lớn gồm tuần dương hạm Ticonderoga và tàu vận tải đổ bộ LSD.
Ngày 17/04 vừa qua, Hải quân Mỹ đã hủy bỏ quyết định “xuất ngũ” của tuần dương hạm USS Cowpens (CG-63) lớp Ticonderoga. Các tuần dương hạm lớp này chuyên chở lực lượng hải quân đánh bộ tiến hành các nhiệm vụ chống hải tặc, chống buôn lậu và chống khủng bố và các hoạt động tác chiến đổ bộ khác. Sau ngày 17/04, con tàu này sẽ ở lại cảng là mẹ San Diego để bảo dưỡng và nâng cấp hiện đại.
Tuần dương hạm lớp Ticonderoga USS Cowpens (CG-63)
Các tuần dương hạm tên lửa lớp Ticonderoga được đưa vào phục vụ trong lực lượng hải quân năm 1983, chiếc cuối cùng trong tổng số 27 chiếc được biên chế năm 1994. Đến nay, 5 tuần dương hạm tên lửa chế tạo đầu tiên thuộc lớp này đã ngừng sử dụng, 4 chiếc khác bước sang năm 2013 cũng đến hạn “nghỉ hưu”, ngoài ra một số tàu khác cũng sắp hết thời hạn phục vụ.
Video đang HOT
Theo kế hoạch trước đây, trong năm 2013 hải quân Mỹ sẽ cho 9 chiến hạm cỡ lớn ngỉ hưu, trong đó chủ yếu là tuần dương hạm lớp Ticonderoga và tàu vận tải đổ bộ (LSD). Thế nhưng, khi tình hình bán đảo Triều Tiên ngày càng thêm căng thẳng và sự chuyển dịch lực lượng rất lớn trong chiến lược tái hiện diện ở châu Á – Thái Bình Dương, kế hoạch này đã bị phản đối quyết liệt.
Tuần dương hạm lớp Ticonderoga USS Gettysburg (CG-64)
Rất nhiều quan chức quân sự và dân sự cho rằng, sự đào thải hàng loạt các tàu tuần dương lớp Ticonderoga sẽ tạo ra sự hụt hẫng quá lớn về số lượng tàu khu trục Aegis, làm xuất hiện những lỗ thủng rất nguy hiểm trong lá chắn phòng thủ tên lửa trên biển (được mệnh danh là &’Khiên chống trời’).
Ngoài ra các tàu vận tải đổ bộ cỡ lớn hiện cũng phát huy vai trò rất quan trọng trong hoạt động chuyển quân của hải quân Mỹ đang diễn ra ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là chiến dịch chuyển vận 60% lực lượng hải quân sang châu Á – Thái Bình Dương.
Tàu vận tải đổ bộ Whidbey Island (LSD-41)
Vì vậy, hải quân Mỹ đã quyết định cải tạo, nâng cấp lớn để kéo dài thời gian hoạt động của các tuần dương hạm tên lửa và các tàu vận tải đổ bộ này. Ngoài USS Cowpens (CG-63), danh sách các tàu được cải tạo, nâng cấp khác như sau: Các tuần dương hạm lớp Ticonderoga: USS Port Royal (CG-73), USS Chosin (CG-65), USS Gettysburg (CG-64), USS Anzio (CG-68), USS Vicksburg (CG-69), tàu vận tải đổ bộ USS Whidbey Island (LSD-41), tàu vận tải đổ bộ USS Tortuga (LSD-46).
Theo ANTD
Việt Nam đóng xong tuần dương hạm công nghệ Nga
Tiếng nói nước Nga cho biết, Việt Nam đã đóng xong con tàu thứ hai trong dự án 12.418, hay còn có tên khác là tàu tuần dương tên lửa Molnya.
Đây là lớp tàu tuần dương hiện đại, được trang bị hệ thống tên lửa và dàn hỏa lực mạnh mẽ do Tổ hợp nghiên cứu và chế tạo Zorya Mashproekt Nga sản xuất.
Trong thông cáo báo chí của Tổ hợp Zorya Mashproekt, chiếc tàu tuần dương Molnya thứ hai đã được hoàn thiện và hạ thủy ở TP Hồ Chí Minh hồi đầu tháng 4 vừa qua.
Chiếc tàu tuần dương tên lửa Molnya đã hoàn thành của Hải quân Việt Nam
Cũng trong nội dung của thông báo, Zorya Mashproekt cho biết 2 chiếc tàu Molnya còn lại của Việt Nam hiện nay đang trong "giai đoạn hoàn thiện và đồng bộ".
Tàu tên lửa Molnya đóng tại Việt Nam được trang bị các tổ hợp động cơ và các hệ thống sức mạnh do nhà máy đóng tàu Zorya-Mashproekt cung cấp trong khuôn khổ dự án liên doanh giữa Zorya-Mashproekt và nhà máy đóng tàu Ba Son của Việt Nam.
Theo đó, sẽ có tất cả 4 tàu chiến project 12418 Molnya được đóng tại Việt Nam.
Theo vietbao
Nga sẽ triển khai 5-6 tàu chiến cho Đội đặc nhiệm Địa Trung Hải Ngày 17-3, Tư lệnh Hải quân Nga, Đô đốc Viktor Chirkov, cho biết Hải quân Nga sẽ duy trì một lực lượng đặc nhiệm gồm 5-6 chiếc tàu chiến ở Địa Trung Hải, để bảo vệ các lợi ích của Nga tại khu vực này. "Cần phải có 5-6 chiếc tàu chiến hiện diện thường trực ở Địa Trung Hải và công tác...