Vì sao mùa lạnh hay bị nứt gót chân, cách nào khắc phục?
Nứt gót chân là hiện tượng da vùng gót chân bị bong tróc, nứt nẻ gây đau. Tình trạng này thường xảy ra trong mùa đông.
Tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, nhưng gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày…
Nguyên nhân dẫn đến nứt gót chân vào mùa lạnh
Nứt gót chân có thể xảy ra quanh năm, nhưng thông thường chỉ ở mức độ nhẹ. Vào mùa đông, thời tiết lạnh, tình trạng này trở nên nặng nề hơn. Ngoài khí hậu lạnh, hanh khô khiến tình trạng nứt gót chân nặng hơn, thì thói quen sinh hoạt cũng như vấn đề vệ sinh cá nhân vào mùa này cũng bất tiện hơn.
Các tình trạng này cộng lại khiến da gót chân bị dày sừng, bong tróc, khô nẻ dẫn đến khó chịu. Chỉ một số trường hợp vết nứt sâu dẫn đến bật má.u, gây đau nhức khi đi lại.
Dưới đây là các trường hợp hay bị nứt gót chân:
- Do bệnh lý: Người mắc đái tháo đường là đối tượng bị khô nứt gót chân thường gặp nhất. Do tuần hoàn kém, lượng đường huyết cao khiến da khô hơn, đặc biệt đái tháo đường gây biến chứng bàn chân do tổn thương mạch má.u, thần kinh, khiến bệnh nhân bị giảm cảm giác ở chân, nên gót chân càng dễ bị khô, nứt nẻ, thậm chí là tổn thương sâu mà người bệnh vẫn không chú ý. Người bị suy giáp cũng có các biểu hiện da khô, gót chân dễ bị nứt nẻ.
Ngoài ra, người bị nhiễm nấm ngoài da, thiếu vitamin, viêm da dị ứng, bệnh vảy nến, béo phì, dày sừng lòng bàn chân, lão hóa, nứt kẽ, viêm mô tế bào, bệnh chàm tăng sừng… đều là những nguyên nhân dẫn đến nứt nẻ gót chân.
Da khô, nứt gót chân thường gặp nhiều hơn ở mùa lạnh.
- Do thói quen sinh hoạt:
Những người có nguy cơ bị nứt gót chân như:
Thường xuyên phải duy trì tư thế đứng trong thời gian dài.
Có thói quen tắm lâu, tắm bằng nước quá nóng, tắm bằng xà phòng hoặc sữa tắm có tính sát khuẩn mạnh, làm mất đi lớp dầu tự nhiên bảo vệ da.
Thường xuyên đi chân đất hoặc sử dụng dép hở gót.
Video đang HOT
Đi giày chật.
Da khô do thời tiết lạnh nhưng không chăm sóc và bảo vệ đôi chân đúng cách.
Biện pháp đơn giản khắc phục nứt gót chân
Đối với nứt gót chân có liên quan đến yếu tố bệnh lý, cần phải dùng thuố.c để kiểm soát bệnh lý ổn định. Khi bệnh lý ổn định tình trạng nứt gót chân cũng sẽ được cải thiện. Đối với trường hợp nứt gót chân do thói quen sinh hoạt thì cần phải tác động đến thói quen này.
Ngoài ra, việc chăm sóc đôi bàn chân là yếu tố rất quan trọng để trả lại gót chân hồng mềm mại. Các bước chăm sóc bàn chân, gót chân nên được thực hiện từng bước:
- Tẩy tế bào chế.t cho da chân: Đây là bước rất quan trọng mà đa số chúng ta thường bỏ qua. Vùng da ở gót chân thường thô ráp, dày hơn ở những vùng da khác. Tế bào chế.t ở vùng da này cũng nhiều hơn, nếu không được loại bỏ hằng ngày, lượng tế bào chế.t dần tích tụ sẽ dẫn đến gót chân sần sùi và khô nẻ.
Cách thực hiện: Ngâm chân trong nước ấm khoảng 10-15 phút. Khi da gót chân đã mềm, dùng đá cuội hoặc dụng cụ chà chân nhẹ nhàng chà gót chân để tẩy da chế.t. Lau khô chân rồi thoa kem dưỡng ẩm cho gót chân, toàn bộ bàn chân.
Lưu ý: Nên tẩy da chế.t cho gót chân mỗi tuần 2-3 lần. Không tẩy da chế.t khi da đang khô hoặc khi da gót chân chưa đủ mềm, vì sẽ gây tổn thương. Sau khi thoa kem dưỡng ẩm, nên đi tất để giữ được kem dưỡng ẩm không bị trôi.
- Dùng kem dưỡng ẩm : Đây là bước rất quan trọng sau khi tẩy da chế.t. Nếu sau khi tẩy da chế.t không dùng kem dưỡng ẩm, lớp da mới lộ ra ngoài sẽ nhanh chóng bị khô và tiếp tục nứt nẻ. Nhưng nếu thoa kem dưỡng ẩm mà không tẩy da chế.t, thì không mang lại hiệu quả làm mềm gót chân.
Nên chọn loại kem cho gót chân vừa chứa các thành phần giúp tẩy tế bào chế.t vừa có tác dụng dưỡng ẩm và làm mềm da. Trong đó, lưu ý ưu tiên chọn sản phẩm có chứa acid salicylic, ure, saccharide isomerate và acid alpha hydroxy. Nên thoa kem 2-3 lần/ngày nhằm đảm bảo cung cấp đủ độ ẩm cho da và luôn đi tất, giày, dép kín để bảo vệ gót chân.
Sử dụng kem dưỡng ẩm là bước rất quan trọng để khắc phục tình trạng nứt gót chân.
- Dùng nguyên liệu tự nhiên, sẵn có giúp làm mềm gót chân: Một số nguyên liệu sẵn có, dễ làm như mật ong, dầu dừa, dầu oliu, bơ hạt mỡ… cũng có tác dụng tẩy da chế.t, làm mềm gót chân, dưỡng ẩm, làm mềm mịn da.
Sau khi tẩy da chế.t, có thể thoa trực tiếp một trong các nguyên liệu trên lên gót chân cũng có tác dụng tương đương với kem dưỡng ẩm.
Cách khắc phục da khô, đóng vảy mùa đông
Mùa đông nhiều người gặp tình trạng da khô, ngứa, đóng vảy và gây ra khó chịu, mất thẩm mỹ.
Nguyên nhân do đâu và cách nào để khắc phục?
Nguyên nhân khiến da khô, đóng vảy vào mùa đông
- Do thời tiết: Đây là yếu tố đầu tiên gây ra tình trạng da khô, đóng vảy. Vào mùa đông, nhiệt độ giảm, không khí hanh khô sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng da khô. Thời tiết lạnh cũng khiến nhu cầu sử dụng nước nóng, máy sưởi thường xuyên. Điều này khiến làn da mất nhiều độ ẩm hơn. Từ đó làm cho tình trạng da khô, đóng vảy càng nghiêm trọng.
- Do bệnh ngoài da : Khi mắc các bệnh ngoài da như chàm, vảy nến... bệnh sẽ phát triển mạnh hơn vào mùa đông. Lúc này da thiếu độ ẩm sẽ làm cho các tổn thương da trở nên nghiêm trọng, dễ bị khô và đóng vảy. Khi da khô, đóng vảy sẽ gây mất thẩm mỹ và những khó chịu như:
Dễ bị kích ứng, cảm giác da rát bỏng, ngứa ngáy bong tróc.
Da có thể bị nứt nẻ gây đay, thậm chí bật má.u.
Mẩn đỏ trở nên nghiêm trọng hơn hoặc đóng vảy, bong tróc.
Màu sắc da sậm hơn...
Vùng da khô nứt có thể bị nhiễ.m trùn.g có mủ, mụn nước...
Chăm sóc, dưỡng ẩm cho da hằng ngày là một biện pháp quan trọng giúp da mềm mại...
Biện pháp khắc phục tình trạng da khô, đóng vảy
Nếu da khô gây khó chịu nhưng không nghiêm trọng và không ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản tại nhà để khắc phục.
- Dưỡng ẩm cho da: Đây là biện pháp quan trọng nhất để khắc phục da khô. Ít nhất mỗi ngày thoa kem dưỡng ẩm 3 lần vào các buổi sáng - trưa - tối.
Buổi sáng, sau khi rửa mặt bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ, thực hiện các bước dưỡng ẩm, chăm sóc da theo các bước: Xịt khoáng - serum - kem dưỡng ẩm - kem chống nắng.
Buổi trưa: Rửa mặt với nước mát - thoa kem dưỡng ẩm - kem chống nắng.
Buổi tối: Tẩy trang - sữa rửa mặt - xịt khoáng - serum - kem dưỡng ẩm cho da mặt - thoa kem dưỡng ẩm toàn thân. Bước chăm sóc da này cần thực hiện ngay sau khi vệ sinh da.
Lưu ý, trong ngày nếu thấy da khô có thể xịt khoáng bất kỳ lúc nào. Khi chọn sản phẩm chăm sóc da nên lựa loại không chứa hương liệu. Sử dụng sữa tắm dịu nhẹ, không gây kích ứng, không có mùi thơm nồng, phù hợp với tính chất của da... Nếu có thể, nên sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên hoặc chất làm sạch da thay thế cho sữa tắm.
- Sử dụng nhiệt độ vừa đủ: Nếu bật điều hòa hay lò sưởi trong phòng, nên điều chỉnh nhiệt độ ấm vừa phải, không quá chênh lệch so với ngoài môi trường. Trong phòng nên có máy tạo độ ẩm để hạn chế không khí quá khô.
Khi tắm, nên sử dụng vòi sen. Chỉ dùng nước có độ ấm vừa phải, không dùng nước nóng. Nước nóng có thể phá vỡ sự cân bằng độ ẩm tự nhiên của da, làm tăng thêm tình trạng viêm da. Giới hạn thời gian tắm không quá 10 phút.
- Không tác động mạnh lên da: Khi da bị bong tróc, đóng vảy, tâm lý chung là muốn dùng khăn hoặc đá mài chà xát lúc tắm để loại bỏ da bị bong tróc. Tuy nhiên đây là hành động sai lầm, sẽ khiến tình trạng da trầm trọng hơn. Cách làm đúng là nhẹ nhàng massage để loại bỏ từ từ tế bào da chế.t.
Nếu thấy da ngứa ngáy khó chịu, không nên cào gãi mà xử lý da nhẹ nhàng bằng cách đắp gạc mát lên vùng da ngứa.
Một số nguyên liệu tự nhiên giúp chăm sóc da mùa đông.
- Sử dụng nguyên liệu tự nhiên để chăm sóc da: Các sản phẩm tự nhiên lành tính, dễ kiếm, dễ sử dụng như mật ong, dầu dừa, lô hội, bột yến mạch... để làm dịu da.
Mật ong có tính kháng khuẩn, chống viêm, có thể sử dụng làm nguyên liệu làm lành vết thương và dưỡng ẩm tự nhiên.
Dầu dừa có chứa nhiều dưỡng chất giúp dưỡng ẩm cho da rất tốt. Sử dụng dầu dừa có thể giúp da giữ nước, giảm viêm và trở nên mịn màng.
Lô hội thường được sử dụng ở dạng gel để làm dịu da. Trong lô hội có chứa polysaccharides có thể kích thích sự phát triển của da và giúp chữa lành da khô, da bị kích ứng.
Bột yến mạch cũng là nguyên liệu chữa lành cho da rất tốt, đặc biệt đối với người bị chàm da, có thể sử dụng bột yến mạch hòa loãng để ngâm tổn thương cũng giúp da mau lành. Bình thường có thể dùng bột yến mạch làm mặt nạ để chăm sóc da rất hiệu quả...
Ngoài các phương pháp này, khi giặt quần áo nên chọn loại xà phòng có công thức dành cho da nhạy cảm. Loại xà phòng này thường dịu nhẹ và ít gây kích ứng da. Không nên mặc quần áo có chất liệu làm từ len, nên chọn vải được làm từ cotton để may quần áo và các vật dụng khác như ga, gối...
Mẹo chống khô nẻ da tay Mùa đông khiến nhiều người bị khô nẻ da tay. Điều này có thể gây mất thẩm mỹ và khó chịu trong sinh hoạt. Để giúp da tay hết khô nẻ, thử áp dụng những cách dưới đây... 1. Vì sao da tay hay bị khô nẻ vào mùa đông? Trừ các trường hợp bệnh lý gây khô nẻ da tay khô, với...