Vì sao một số người có lỗ nhỏ trên vành tai?
Bạn đã bao giờ nhận thấy một số người sinh ra đã có một lỗ nhỏ trên vành tai? Có một nguyên nhân thú vị phía sau đặc điểm kỳ lạ này.
1% dân số thế giới khi chào đời đã có một hoặc vài lỗ nhỏ trên vành tai. Đặc điểm hiếm gặp này có tên gọi là rò luân nhĩ (preauricular sinus), nó thường xuất hiện ở điểm nối giữa sụn tai và gương mặt.
Rò luân nhĩ được nhà khoa học Hà Lan Van Heusinger ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1864. Về mặt khoa học, nó được xem là một dị tật di truyền bẩm sinh. Khoảng một nửa người bị rò luân nhĩ có lỗ ở một mặt tai, nửa còn lại có ở cả hai mặt.
Theo nhà sinh học tiến hóa Neil Shubin, rò luân nhĩ có thể là đặc điểm còn sót lại của quá trình tiến hóa. Cụ thể, đó là dấu hiệu của mang cá, chứng tỏ con người đã tiến hóa từ loài thủy sinh.
Trong giai đoạn phôi thai, cả người lẫn cá đều tồn tại cấu trúc vòm họng. Ở cá, cấu trúc này tiến hóa thành mang, còn ở người thì nó trở thành tai.
Rò luân nhĩ có nguy hiểm không? “Dấu tích” này không gây nguy hiểm đối với con người. Trong một số trường hợp, các lỗ này có thể bị viêm nhiễm nhưng cũng dễ dàng điều trị được bằng kháng sinh.
Ở Mỹ rất ít trẻ sơ sinh có lỗ nhỏ ở tai, trong khi đó tỷ lệ mắc phải tình trạng này ở châu Á và một phần của châu Phi là 4-10% dân số.
Hà Di
Video đang HOT
Theo Phunu online
Tất tần tật những điều bạn cần biết về căn bệnh lao màng phổi
Lao màng phổi là một bệnh lý đứng đầu trong các thể lao ngoài phổi, tuy nhiên, bạn đã biết rõ các triệu chứng nhận biết căn bệnh này chưa?
Lao màng phổi là gì?
Lao màng phổi là một dạng bệnh được xếp vào những bệnh lao ngoài phổi, chiếm khoảng 5% trong số các thể lao và đứng thứ 2 trong số bệnh lao ngoài phổi (chỉ sau lao hạch bạch huyết). Đặc biệt, trong các bệnh về tràn dịch màng phổi thì nguyên nhân do bệnh lao gây ra chiếm tới 70 - 80%. Bệnh xuất hiện ở giới trẻ nhiều hơn, nhưng nhiều người vẫn thường chủ quan bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh lao màng phổi
Bệnh chủ yếu do vi khuẩn lao xâm nhập vào người nên gây ra bệnh, tuy nhiên, nó cũng có thể phát sinh nếu gặp phải các yếu tố sau:
- Người chưa tiêm vắc-xin phòng tránh lao màng phổi từ nhỏ.
- Người bị lao phát hiện muộn và điều trị không đúng cách.
- Người tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với người mắc bệnh lao phổi.
- Người bị chấn thương lồng ngực hoặc nhiễm lạnh đột ngột.
- Người mắc một số bệnh gây suy giảm hệ miễn dịch như HIV/AIDS.
Triệu chứng của bệnh lao màng phổi
Bệnh lao màng phổi sẽ phát triển qua 2 giai đoạn là khởi phát và toàn phát.
*Giai đoạn khởi phát:
- Khoảng 50% người mắc bệnh sẽ bị sốt cao tới 39 - 40 độ C, kèm theo triệu chứng đau tức ngực đột ngột và dần trở nên nặng hơn, hay khó thở, ho khan...
- Khoảng 30% người khác sẽ có triệu chứng sốt nhẹ về chiều tối, đi kèm cùng tình trạng đau tức ngực, khó thở tăng dần lên.
- Khoảng 20% người còn lại sẽ không có biểu hiện rõ rệt và rất khó phát hiện. Do đó, nếu cảm thấy đau tức ngực thường xuyên thì bạn nên chủ động đi chụp X-quang để biết rõ xem mình có mắc bệnh hay không.
*Giai đoạn toàn phát:
Trong giai đoạn này, người bệnh sẽ có biểu hiện như ốm yếu, người xanh xao, thiếu sức sống, giảm cân đột ngột dù không ăn kiêng, sốt cao 38 - 40 độ C, hạ huyết áp, mạch đập nhanh, buồn nôn và nôn. Khi thay đổi tư thế thường bị ho khan thành từng cơn, đau tức ngực nhưng không biểu hiện nhiều như giai đoạn khởi phát.
Bệnh lao màng phổi có nguy hiểm không?
Thực chất, bệnh lao màng phổi không quá nguy hiểm nếu bạn phát hiện ra bệnh sớm và điều trị bệnh đúng cách. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể để lại những biến chứng nặng nề như tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, viêm màng phổi, dày dính màng phổi và ổ cặn màng phổi. Vậy nên, bạn cần chú ý tới sức khỏe để phát hiện bệnh kịp thời và tìm cách điều trị bệnh phù hợp càng sớm càng tốt.
Cách điều trị bệnh lao màng phổi
Nguyên tắc điều trị bệnh lao màng phổi là phải chọc hút dịch màng phổi ra sớm và triệt để hoàn toàn. Đặc biệt, phải làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và uống thuốc điều trị lao sớm. Đồng thời, phải tập phục hồi chức năng chống dày dính màng phổi để tránh gặp phải di chứng về sau.
Để điều trị hoàn toàn khỏi bệnh lao màng phổi, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc chống lao theo đường toàn thân và thuốc chống dính màng phổi. Mặt khác, ở các bệnh viện cũng tiến hành hút dịch cho bệnh nhân (mỗi tuần từ 2 - 3 lần) cho tới khi hết dịch. Khi có biến chứng ổ cặn màng phổi, dày dính màng phổi nhiều, dò màng phổi - thành ngực, dò màng phổi - phế quản gây ho khạc, mủ... cần điều trị kết hợp với phương pháp ngoại khoa.
Theo Helino
Nguyên nhân gây bệnh vàng da Bệnh vàng da là biểu hiện của khá nhiều nguyên nhân. Nếu bạn không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng Nguyên nhân gây vàng da Vàng da sinh lý: vàng da sinh lý thường chỉ gặp ở một số trẻ sau khi sinh ra da bị vàng (ước tính khoảng 1/3 số trẻ sơ...