Vì sao mong muốn của ông Park khó thành hiện thực?
Đề nghị VFF và VPF tạo cơ chế cho cầu thủ trẻ ra sân của HLV Park Hang Seo khó có thể trở thành hiện thực, đặc biệt nếu chỉ để giải quyết cuộc khủng hoảng tiền đạo của đội tuyển Việt Nam.
Nâng cao chất lượng V-League là yêu cầu quan trọng để nâng tầm các ĐTQG. Ảnh: Anh Tú
V-League thực tế đã trải qua giai đoạn từ 2013-2018 hạn chế ngoại binh với chỉ 2 người được đăng ký. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng thiếu tiền đạo giỏi của đội tuyển Việt Nam thì lại kéo dài trước đó rất lâu. Nhưng không phải chúng ta không thể tạo nên những chân sút có khả năng săn bàn tốt.
Văn Quyến từng là cái tên có thể khiến giới hâm mộ mê mẩn với kỹ năng xử lý bóng, các pha dứt điểm ngẫu hứng và kỹ thuật trên sân cỏ. Lê Công Vinh thời còn thi đấu thường xuyên là trụ cột của đội tuyển quốc gia và cho tới lúc giã từ sự nghiệp quốc tế, anh đã đóng góp 51 bàn thắng cho đội tuyển Việt Nam. Tiền đạo xứ Nghệ cũng trong tốp các chân sút hàng đầu ở Đông Nam Á.
Có thể thấy số bàn thắng không chỉ phụ thuộc vào việc có tiền đạo giỏi hay không mà còn vào cả các cơ hội có thể tạo nên, khả năng dứt điểm của các tuyến. Hà Đức Chinh và Tiến Linh là chủ lực của U22 Việt Nam tại SEA Games 30 (Philippines), nhưng những bàn thắng có tính chất quyết định lại đến từ Hoàng Đức hay Đỗ Hùng Dũng hoặc Văn Hậu. Tương tự, Công Phượng và Văn Toàn đều có phẩm chất tốt nhưng khi cần, ông Park Hang Seo hoàn toàn có thể trông đợi vào sự tỏa sáng của Quang Hải.
Trở lại vấn đề sử dụng ngoại binh ở V-League, sau nhiều tranh cãi và tính toán thì hạn ngạch 3 ngoại binh như hiện nay đang được xem là con số lý tưởng nhất. Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) hay Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) có thể áp đặt 1 con số thấp hơn. Tuy nhiên, cả VFF và VPF chắc chắn sẽ phải cân đối với yêu cầu đảm bảo chất lượng giải đấu, tính hấp dẫn của nó và các mặt lợi hại khác khi đặt cạnh yêu cầu của HLV Park Hang Seo.
Video đang HOT
Đơn cử như việc đối đầu với các ngoại binh vượt trội về thể hình, thể lực và tốc độ lại khiến bóng đá Việt Nam có những trung vệ xuất sắc qua nhiều thế hệ. Phòng ngự cũng chính là điểm mạnh, là cơ sở tạo nên các chiến thắng của HLV Park Hang Seo suốt hơn 2 năm qua. Phản ứng từ các HLV ở V-League là dễ hiểu khi tất cả đều chịu áp lực về thành tích với các đội bóng, điều khiến tất cả đều có xu hướng sử dụng ngoại binh ở các vị trí cần thiết, trải đều cả 3 tuyến trong đó có tiền đạo. Rất khó để buộc các CLB phải hy sinh một vị trí quan trọng như tiền đạo cho một cầu thủ trẻ. Nói như HLV Nguyễn Văn Sỹ, VFF có thể hạn chế ngoại binh nhưng buộc CLB phải dùng ai cho vị trí nào là bất khả thi. Điều này đi ngược quy luật bóng đá nói chung và có thể dẫn tới những hình thức đối phó từ các CLB.
Thực ra mỗi đội bóng đều có cách thức khác nhau để phát triển cầu thủ trẻ, tuỳ thực tế. SLNA hay Quảng Ninh có thể tạo cơ hội cho cầu thủ trẻ ra sân vì thực tế đây là những đội có mức độ mua sắm trên thị trường chuyển nhượng không quá mạnh. Ngược lại, thật khó đòi hỏi CLB Hà Nội hay Tp Hồ Chí Minh phải dùng “cây nhà lá vườn” trong khi hàng công của họ đều là những ngoại binh chất lượng tốt. Một quyết định mang nặng tính hành chính có thể đánh đồng các đội bóng với nhau, triệt tiêu động lực cạnh tranh. Với những đội bóng dư thừa cầu thủ thì một cách thức khá phổ biến là cho mượn quân, vừa giảm bớt chi phí tài chính vừa tạo cơ hội cho cầu thủ được ra sân.
Hai năm qua VFF và VPF rõ ràng đã tạo điều kiện tối đa cho các ĐTQG của HLV Park Hang Seo nếu nhìn vào cách hai tổ chức này liên tục phải xoay xở, thay đổi lịch thi đấu để phục vụ đội tuyển. Về cơ bản, nâng cao chất lượng V-League vẫn là định hướng lâu dài để phát triển bóng đá Việt Nam, và đó nên tiếp tục là trọng tâm đầu tư.
Hòa tuyển Việt Nam, lứa U22 vẫn còn nhiều việc phải làm
Truyền thông Indonesia tỏ ra lo lắng sau khi U22 Việt Nam hòa đội tuyển quốc gia 2-2 và nhiều con số cũng cho thấy sự ấn tượng của đội hình dự SEA Games 31.
Các cầu thủ trẻ có 2 trận đấu quý giá trước đội tuyển Việt Nam ở lần thứ 4 tập trung trong năm 2020 và kết quả của hai trận đấu khiến truyền thông nước bạn lo lắng cho tương lai gần.
"Trong quá trình chuẩn bị cho SEA Games 2021, U22 Việt Nam đã có màn trình diễn phi thường khi cầm hòa thành công đội tuyển quốc gia trong trận đấu giao hữu. Ở trận đấu trước đó (ngày 23/12), U22 Việt Nam để thua sát nút 2-3 trước tuyển quốc gia. Tuy nhiên, đến trận đấu thứ hai, họ đã xuất sắc cầm hòa các đàn anh với tỷ số 2-2", Murti Bayu Aji viết trên Indo Sport .
Đội tuyển Việt Nam (đỏ) với lực lượng mạnh nhất không thể giành chiến thắng trước đàn em ở trận đấu tối 27/12. Ảnh: Việt Hùng.
Những thống kê ấn tượng
U22 Việt Nam hội quân từ 18/12, chỉ 5 ngày trước trận đấu với đội tuyển Việt Nam trên sân Cẩm Phả. Danh sách triệu tập với 24 cầu thủ và nhiều người góp mặt ở ba đợt tập trung trước không được điền tên. Tất cả họ đều được trao cơ hội thể hiện trong hai trận đấu mang nhiều ý nghĩa.
Ở cả hai trận đấu, U22 Việt Nam đều mở tỷ số, dù bị đánh giá thấp hơn nhiều so với đối thủ. Họ ghi bốn bàn thắng và ba trong số đó là những bàn dẫn trước.
Trận đấu tối 23/12, dù hai lần nắm lợi thế về tỷ số nhưng rốt cuộc, U22 Việt Nam thất bại với tỷ số 2-3. Đến trận tái đấu hôm 27/12, kết quả hòa 2-2 cho thấy sự tiến bộ chỉ trong 4 ngày ngắn ngủi. Đáng nói hơn, đội hình của đội tuyển Việt Nam trên sân Việt Trì gồm nhiều cái tên đã được "đóng đinh" dưới thời HLV Park Hang-seo.
Bốn bàn thắng của U22 Việt Nam được ghi bởi những kịch bản khác nhau. Từ phối hợp tấn công nhanh, trên chấm phạt đền và cả ở những pha dàn xếp đá phạt cố định hay tận dụng sai sót từ hàng thủ đối phương.
Theo dõi trận đấu tối 27/12, truyền thông Indonesia còn đặc biệt khen ngợi khả năng và tinh thần phòng ngự của U22 Việt Nam khi cho rằng họ đã chơi kiên cường để bảo vệ kết quả trước những nhà đương kim vô địch khu vực. "Cả hai đội đều chơi tốt, đặc biệt là đội U22 Việt Nam khi họ đã thể hiện khả năng phòng ngự tuyệt vời", Indo Sport bình luận.
U22 Việt Nam (trắng) có hai trận đấu không tệ trước đội tuyển quốc gia. Ảnh: Việt Hùng.
Nhiều vấn đề cần giải quyết
Xét tổng thể, U22 Việt Nam có hai trận đấu đáng được biểu dương trước đối thủ già dơ và đẳng cấp cao hơn. Không ít lời khen ngợi đã xuất hiện sau trận đấu trên sân Cẩm Phả dành cho Hữu Thắng và đồng đội. Song, đi vào chi tiết, không khó để nhận thấy HLV Park Hang-seo sẽ còn nhiều việc cần làm với những cầu thủ trẻ.
Trên sân Cẩm Phả, đội tuyển Việt Nam xuất phát với 11 cái tên mới tinh, hoặc đã lâu mới được triệu tập trở lại. Với những "tân binh" này, vấn đề hòa nhập với phong cách chiến thuật của thầy Park vẫn còn là dấu hỏi và khó có thể đòi hỏi nhiều hơn ở trận đấu đầu tiên.
Đến trận đấu trên sân Việt Trì, "đội hình chính" được điền tên và trong suốt thời gian thi đấu, U22 Việt Nam hoàn toàn bị lép vế về thế trận. Ngay cả ở những phút bị dẫn bàn, lối chơi của đội tuyển Việt Nam vẫn cho thấy sự trên cơ so với đàn em.
Chính sự vượt trội về chuyên môn này gây áp lực không nhỏ tới các cầu thủ trẻ và trong nhiều thời điểm, khán giả cả nước thấy rõ sự lập bập, tâm lý của đội bóng áo trắng, đặc biệt là từ vị trí của thủ môn Trần Lâm Biểu.
Một yếu tố nữa đến từ vấn đề chiến thuật, HLV Park Hang-seo bắt đầu thử nghiệm với sơ đồ hình kim cương ở tuyến giữa đội tuyển Việt Nam. "Tôi đổi sang sơ đồ kim cương ở trận đấu này, đội chỉ còn một tiền vệ giữa và sẽ tấn công nhiều hơn. Sơ đồ nào cũng có ưu và nhược điểm. Nếu đối thủ tập trung quá nhiều người ở giữa, chúng ta sẽ có vấn đề cần xử lý", ông Park nói sau trận đấu tối 23/12.
Nhà cầm quân người Hàn Quốc cũng bày tỏ quan điểm khi đội tuyển quốc gia để thua bốn bàn sau hai trận đấu. Ông cho rằng đảm bảo sức khỏe, không ai bị chấn thương ở cả hai đội mới là điều quan trọng nhất. Có lẽ vì vậy, đội tuyển Việt Nam đã không thi đấu đúng sức và để đàn em có những trận đấu tốt vừa qua.
HLV Park gọi điện cấm Phan Văn Đức đi đá phủi Thầy Park đã có hành động hết sức quan tâm đến cậu học trò Phan Văn Đức khi khuyên tiền đạo SLNA không được tham gia các giải phủi. Cách đây 1 tháng, CLB phủi đang chơi tại HPL - Văn Minh FC đã khiến NHM hết sức bất ngờ khi đăng tải thông báo về việc chiêu mộ thành công tuyển thủ...