Vì sao mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất là điều không tưởng?
“Việc này không thể nào làm được! Một dự án cần giải tỏa vài trăm căn, vài ngàn căn đã khó, nhưng giờ giải tỏa đến 140.000 căn nhà kiên cố thì đây là điều không tưởng!”, ông Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM nói về phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất.
Mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất sẽ phải giải tỏa đến 140.000 căn nhà kiên cố thì đây là điều không tưởng, ông Trần Du Lịch nói – Ảnh sân bay Tân Sơn Nhất: Đào Ngọc Thạch
Ngày 30.6, Tổ đại biểu quốc hội (ĐBQH) đơn vị 1 có Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Phó trưởng đoàn ĐBQH TP.HCM Trần Du Lịch và ông Hoàng Hữu Phước, thuộc Đoàn ĐBQH TP.HCM, tiếp xúc cử tri Q.4, TP.HCM, để báo cáo kết quả kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII và lắng nghe kiến nghị của cử tri thành phố.
Tại buổi tiếp xúc, có ý kiến cử tri đề nghị mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM), thay vì xây mới sân bay Long Thành (Đồng Nai).
Tiếp thu ý kiến của cử tri, ông Trần Du Lịch thông tin: Quốc hội trong kỳ họp vừa qua đã bấm nút thông qua chủ trương xây dựng sân bay Long Thành; việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất là vô phương.
Theo ông Lịch, trước khi bấm nút thông qua, Quốc hội đã cử một đoàn đại biểu (trong đó có ông Lịch) đi khảo sát, kiểm tra kỹ lưỡng thực tế sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay quân sự Biên Hòa (Đồng Nai) và thực địa nơi sẽ xây dựng sân bay Long Thành.
Sau khi kiểm tra, khảo sát, đoàn khẳng định, sân bay Tân Sơn Nhất không có khả năng mở rộng như một số ý kiến trước đó đề nghị (là mở rộng – PV).
Kinh phí mở rộng sân bay Tân Sơn Nhát sẽ vô cùng lớn và nếu có tiền cũng không làm được vì làm xáo trộn rất lớn đến đời sống người dân, ông Trần Du Lịch cho biết – Ảnh sân bay Tân Sơn Nhất: Đào Ngọc Thạch
Video đang HOT
Thực tế hiện nay, 2 đường băng lên – xuống quá gần nhau (thiết kế xây dựng từ trước 1975), chỉ cách nhau 345m, máy bay không cùng lúc cất – hạ cánh được. Trong khi đó, quy định của hàng không dân dụng quốc tế tối thiểu phải cách 1.050m.
Nếu buộc phải mở rộng, thì chỉ có thể mở rộng về phía bắc, kéo dài từ khu công nghiệp Tân Bình (quận Tân Bình) sang đường Quang Trung (quận Gò Vấp). Nhưng đây là điều vô phương vì phải giải tỏa đến 140.000 căn nhà kiên cố.
“Việc này không thể nào làm được. Một dự án cần giải tỏa vài trăm căn, vài ngàn căn đã khó, nhưng giờ giải tỏa đến 140.000 căn nhà kiên cố thì đây là điều không tưởng. Kinh phí sẽ vô cùng lớn và nếu có tiền cũng không làm được vì làm xáo trộn rất lớn đến đời sống người dân”, ông Lịch nói.
Theo ông Lịch, trong tình huống mở rộng được về phía bắc, thì đường bay hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất “xung đột” với đường bay của máy bay quân sự tại sân bay Biên Hòa.
Nếu mở rộng về phía Tây, thì khi hạ cánh phải bay sang không phận Campuchia. Đây cũng là vấn đề nan giải.
Ông Lịch cho rằng, kết quả khảo sát cho thấy đất làm nhà ga trong sân bay Tân Sơn Nhất thì rất nhiều nhưng việc mở rộng nhà ga cũng không phát huy hiệu quả, vì công suất đường băng hạn chế. Tối đa mỗi năm chỉ đón khoảng 25 triệu lượt hành khách. Nếu yêu cầu tăng lên 40 triệu lượt hành khách trong một vài năm tới là bất khả kháng.
Ông Trần Du Lịch cho rằng, không thể mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất được nữa – Ảnh sân bay Tân Sơn Nhất: Đào Ngọc Thạch
Đối với sân bay quân sự Biên Hòa, đường băng cất – hạ cánh cũng hẹp, hạ tầng, cơ sở vật chất đã xuống cấp nhiều nên cũng không thể tận dụng để khai thác dân dụng được. Sân bay này chỉ phục vụ hoạt động quân sự.
Theo ông Lịch, xây dựng sân bay Long Thành là chiến lược. Vấn đề còn lại là việc triển khai dự án này ra làm sao để không tăng thêm nợ công, không để xảy ra thanh nhũng, lãng phí.
“Có ý kiến lo lắng cho rằng vẽ ra dự án này để tham nhũng, lãng phí, thất thoát. Để tránh chuyện này, Quốc hội sẽ giám sát từng bước triển khai dự án. Vì thế bà con cử tri cứ yên tâm”, ông Lịch nói.
Tân Phú
Theo Thanhnien
1.600 tỷ đồng 'trị' ùn tắc tại cửa ngõ Đông Bắc TP HCM
Ba tiểu dự án mở rộng các tuyến đường xung quanh bến xe Miền Đông được kỳ vọng kéo giảm ùn tắc tại cửa ngõ Đông Bắc của TP HCM.
Theo phương án đề xuất của Công ty Cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ thuật thành phố (CII), đường Ung Văn Khiêm (dài 1,8 km; quận Bình Thạnh) sẽ được mở rộng lên 27 m (hoặc 30 m); Xây dựng nút giao thông Ngã năm Đài liệt sĩ gồm cầu vượt (9 m), đường song hành (21 m) và mở rộng cầu Ông Dầu (quận Thủ Đức) với tổng số vốn khoảng 1.600 tỷ đồng. Đây là các tiểu dự án thuộc dự án BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) cầu đường Bình Triệu 2 (giai đoạn 2) do CII làm chủ đầu tư.
Dự án cầu BOT cầu đường Bình Triệu 2 với mục tiêu kéo giảm ùn tắc ở cửa ngõ Đông Bắc TP HCM đã bị đình trệ nhiều năm. Ảnh: H.C.
Theo tính toán của CII, dự án chỉ có thể thực hiện bằng nguồn vốn BOT, đơn vị này sẽ thu phí hoàn vốn tại các trạm thu phí cầu Bình Triệu 1 và cầu Bình Triệu 2 hiện hữu với mức lộ trình tăng phí cụ thể.
Nếu thực hiện theo phương án mở rộng đường Ung Văn Khiêm thành 27 m (tổng vốn đầu tư 1.584 tỷ đồng) CII sẽ nộp vào ngân sách 1.120 tỷ đồng để chi trả bồi thường. Còn thực hiện phương án 2, mở rộng 30 m (tổng mức đầu tư 1.702 tỷ đồng) thì phần chi phí vượt sẽ kiến nghị ngân sách cấp bù.
Trên cơ sở đề xuất của CII, Sở Giao thông Vận tải TP HCM kiến nghị UBND thành phố chấp thuận triển khai dự án. Riêng hạng mục mở rộng đường Ung Văn Khiêm, Sở kiến nghị chọn phương án mở rộng lên 30 m vì sẽ đúng lộ giới quy hoạch, bề rộng vỉa hè đủ rộng để bố trí công trình kỹ thuật, trồng cây xanh bóng mát làm tăng kiến trúc cảnh quan và môi trường đô thị.
Giao thông khu vực Bến xe Miền Đông - cửa ngõ Đông Bắc TP HCM thường xuyên bị ùn tắc do mật độ xe rất cao, nhất là ôtô, trong khi các tuyến đường xung quanh khá hẹp. Theo đường Bạch Đằng đến Xô Viết Nghệ Tĩnh qua cầu Bình Triệu 1 - quốc lộ 13 để hướng về các tỉnh miền Đông, nhiều người luôn e ngại nạn kẹt xe ở các giao lộ Bạch Đằng - Đinh Bộ Lĩnh, Bạch Đằng - Xô Viết Nghệ Tĩnh và Nguyễn Xí - Xô Viết Nghệ Tĩnh - quốc lộ 13 (ngã năm Đài liệt sĩ). Tương tự, từ quốc lộ 13 đi Đinh Bộ Lĩnh hướng về trung tâm thành phố, dòng xe dày đặc bị ùn tắc thường xuyên ở hai giao lộ Đinh Bộ Lĩnh - Nguyễn Xí, Đinh Bộ Lĩnh - Bạch Đằng.
Dự án cầu đường Bình Triệu 2 do Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 (Cienco 5) làm chủ đầu tư gồm các hạng mục xây mới cầu, nâng cấp mở rộng quốc lộ 13 từ ngã năm Đài liệt sĩ (quận Bình Thạnh) đến ngã tư Bình Phước (quận Thủ Đức), mở rộng đường Ung Văn Khiêm (đoạn từ ngã năm Đài liệt sĩ đến cầu Sài Gòn), xây dựng nút giao thông Nguyễn Xí - Đinh Bộ Lĩnh và nút giao thông ngã năm Đài liệt sĩ... nhằm kéo giảm ùn tắc cửa ngõ phía Đông TP HCM. Tuy nhiên, Cienco 5 chỉ thực hiện được việc xây mới cầu Bình Triệu 2 thì tạm dừng do thiếu vốn.
Đến năm 2005, UBND thành phố chấp thuận giao CII làm chủ đầu tư dự án BOT cầu đường Bình Triệu giai đoạn 2. Nhưng mãi đến năm 2007, CII mới chia nhỏ dự án thành bảy tiểu dự án để triển khai từng bước, gồm: tiểu dự án 1 làm quốc lộ 13, tiểu dự án 2 trả tiền 165 tỷ đồng cho nhà đầu tư - Cienco 5, tiểu dự án 3 nâng cấp mở rộng cầu Bình Triệu 1, tiểu dự án 4 xây dựng nút giao thông ngã năm Đài liệt sĩ, tiểu dự án 5 mở rộng đường Ung Văn Khiêm, tiểu dự án 6 đền bù giải tỏa quận Thủ Đức và tiểu dự án 7 đền bù giải tỏa quận Bình Thạnh.
Sau đó, CII thực hiện tiểu dự án 2 và đến tháng 5/2009 khởi công tiểu dự án 3 - nâng cấp cầu đường Bình Triệu 1 và đến tháng 8/2010 hoàn thành công trình này. Đến nay các tiểu dự án còn lại đều "án binh bất động".
Hữu Công
Theo VNE
Chủ tịch nước: "Bỏ áo mũ cân đai thì là dân thôi mà" Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dành nhiều thời gian nói về việc đại biểu Quốc hội có hay không khoảng cách với cử tri. Chủ tịch nước khẳng định: "Mình cũng là dân chứ có gì đâu. Bỏ áo mũ cân đai thì là dân thôi mà. Có gì đâu mà xa cách". Sáng 29/6, đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TPHCM...