Vì sao mộ cổ La Mã lại chôn kèm “rác”?
Mộ người Pompeii kèm theo các vật liệu gia dụng là do chôn người chết trong thành phố.
Các nhà khảo cổ đã tìm ra lời giải cho việc những mảnh rác của xương động vật, than, đồ gốm và các vật liệu kiến trúc khác như gạch xuất hiện kèm theo các ngôi mộ của Pompeii, một thành phố cổ La Mã bị chôn vùi do một vụ phun trào núi lửa vào năm 79.
Trước đây, để giải thích sự xuất hiện những mảnh rác này cùng với người chết ở các ngôi mộ, các nhà khảo cổ đã đưa ra giả thuyết rằng, 15 năm trước khi diễn ra sự phun trào của núi lửa Vesuvius, thì một trận động đất đã tàn phá Pompeii thành đống đổ nát.
Mộ người Pompeii kèm theo các vật liệu gia dụng là do chôn người chết trong thành phố (Ảnh: Livescience)
Tuy nhiên, những bằng chứng khảo cổ học từ 15 năm qua cho thấy, thành phố có thể không bị phá hủy bởi trận động đất vào năm 62, các công dân đã xây dựng lại không gian công cộng và nhà ở nơi đây. Khi núi lửa phun trào chôn vùi thành phố, các ngôi mộ mới vẫn còn đang được xây dựng và thành phố đang phát triển thịnh vượng, theo Emmerson, người nghiên cứu khảo cổ học La Mã tại Đại học Cincinnati cho biết.
Video đang HOT
Trong thực tế, những ngôi mộ không phải là nơi duy nhất có các mảnh vụn trên, máy xúc cũng tìm thấy cùng một loại rác thải hộ gia đình trên đường phố, dọc theo bức tường của thành phố, thậm chí trên sàn nhà. Khi khai quật một ngôi nhà, Emmerson còn phát hiện một bể nước lưu trữ nước giữa hai hố chứa mảnh vỡ của gốm, thực phẩm như xương động vật, hạt nho và ô-liu. Cho thấy nó giống như một nhà ăn.
Cùng với đó là phong tục của các cư dân của Pompeii cũng như người La Mã, thường quan tâm tới đời sống của họ sau khi chết, cho nên họ thường chôn cất các ngôi mộ ở các khu vực có người đi lại đông đúc. Kể từ khi luật La Mã và các nghĩa trang cấm để mộ trong thành phố thì các ngôi mộ chuyển ra bên ngoài bức tường thành phố. Cho nên các ngôi mộ trên có kèm theo các đồ gia dụng và các mảnh vụn kiến trúc, thực phẩm.
Emmerson dự kiến sẽ trình bày công việc của mình, lý giải hiện tượng các ngôi mộ của người Pompeii phản ánh nền văn hóa vào thời điểm đó như thế nào, vào ngày thứ Bảy (07/1/2012) tại cuộc họp hàng năm của Viện khảo cổ Mỹ ở Philadelphia.
Theo BĐVN
Quảng trường cổ xưa đầy hấp dẫn
Tọa lạc ở phía Tây Nam vận động trường Colosseum nổi tiếng của nước Ý, Quảng trường La Mã Roman Forum là điểm du lịch hấp dẫn du khách.
Vào khoảng thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên, Quảng trường La Mã Roman Forum là khu trung tâm hành chánh, tôn giáo và thương mại của La Mã. Trong thời kỳ này, người ta đã xây những hội trường lớn để hội họp, những đền thờ, chợ búa và cung điện lộng lẫy phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân địa phương.
Trải qua nhiều thế kỷ kế tiếp, Quảng trường La Mã Roman Forum được mở rộng thêm và trở thành trung tâm sinh hoạt của La Mã. Đây chính là nơi Nghị Viện hội họp bàn thảo những luật lệ, mở những phiên tòa xử án, tổ chức những buổi tế lễ, cầu nguyện, những lễ hội ăn mừng chiến thắng hay đám tang những chức sắc quan trọng.
Bên trong khuôn viên của Roman Forum cónhiều phế tích đổ nát: những cột đá đồ sộ từ các đền thờ cổ xưa như đền Saturn, Castor, Pollux, Vesta, Venus và Roma, Antoninus và Faustina, Caesar, Vespasian và Titus... Sự suy tàn của đế quốc La Mã vào năm 476 sau Công nguyên cũng làm cho quảng trường La Mã Roman Forum suy tàn theo. Các đền đài ở đây được sửa chữa thành nhà thờ, một số nơi bị bỏ hoang phế.
Một số tài liệu lịch sử còn ghi lại, vào khoảng năm 800, Roman Forum trông giống như một mỏ đá lộ thiên cung cấp vật liệu cho những công trình xây dựng. Tuy vậy, các vết tích khảo cổ học được chạm khắc đẹp mắt còn sót lại đến ngày nay vẫn là những minh chứng có giá trị của nền văn hóa La Mã cổ đại.
Một điều đáng chú ý là khu Quảng trường La Mã Roman Forum khôngbán vé cho du khách vào xem, chỉ những tour du lịch có hướng dẫn mới phải trả lệ phí khoảng 3.5 Euro.
Theo giadinh.net.vn
Thành phố linh thiêng Hierapolis Hierapolis là thành phố Hy Lạp-La Mã và Byzantine cổ đại trên các suối nước nóng nằm ở tây nam Thổ Nhĩ Kỳ gần Denizli, được UNESCO công nhận là di sản của thế giới. Thành phố Hierapolis được hình thành trong thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên. Khác với tất cả các thành phố cổ đại khác, không phải trên nền...