Vì sao miễn nhiệm Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến giữa nhiệm kỳ?
Quốc hội sẽ dành thời gian cuối kỳ họp tới đây cho công tác nhân sự, trong đó có việc miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Y tế, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Ảnh: Viettimes
Ngày 15/10, thông tin tới báo chí về một số nội dung chính của kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV sẽ khai mạc vào ngày 21/10 tới, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Quốc hội sẽ dành thời gian cuối kỳ họp này cho công tác nhân sự.
Tại kỳ họp này, có 2 vị trí nhân sự được miễn nhiệm là Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Bộ trưởng Bộ Y tế.
Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định sẽ được miễn nhiệm thôi chức Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, thôi không làm Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật.
Hiện Bộ Chính trị đã có quyết định phân công ông Nguyễn Khắc Định làm Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa.
Trường hợp Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, trả lời câu hỏi của Báo Giao thông, vì sao phải miễn nhiệm khi nhiệm kỳ Bộ trưởng của bà Tiến vẫn còn đến năm 2021, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, do bà Nguyễn Thị Kim Tiến đã đủ tuổi nghỉ hưu (bà Tiến sinh ngày 1/8/1959).
Trao đổi với PV Báo Giao thông, nguyên Phó ban Tổ chức Trung ương Lê Quang Thưởng phân tích: “Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chưa hết nhiệm kỳ nhưng đã không còn giữ chức Bí thư cán sự Đảng ở Bộ Y tế. Còn về mặt chính quyền thì phải chờ Quốc hội họp. Tại kỳ họp Quốc hội, Chính phủ có thẩm quyền trình ra Quốc hội miễn nhiệm thành viên của mình”. Ông Thưởng cho rằng đang giữa nhiệm kỳ mà miễn nhiệm là trường hợp đặc biệt.
Thông thường các Bộ trưởng hoặc Ủy viên Trung ương Đảng dù đến tuổi nghỉ hưu nhưng nếu đang trong nhiệm kỳ thì được làm hết nhiệm kỳ. Trong lịch sử cũng có bộ trưởng nghỉ khi chưa hết nhiệm kỳ nhưng là có đơn xin nghỉ, như trường hợp ông Lê Huy Ngọ, Bộ trưởng Bộ NN và PTNT xin nghỉ năm 2004 khi chưa hết nhiệm kỳ. Đó cũng là thời điểm Bộ NN và PTNT có hai thứ trưởng bị khởi tố liên quan đến vụ Lã Thị Kim Oanh.
Video đang HOT
Sau đó ông Ngọ đã được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm vào chức Trưởng ban Phòng chống Lụt bão Trung ương.
Trước đó, ngày 16/9, Thanh tra Chính phủ chuyển kết luận vụ VN Pharma sang Ủy ban Kiểm tra Trung ương để xem xét, xử lý với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý có liên quan đến sai phạm. Thanh tra Chính phủ xác định Bộ trưởng Y tế phải chịu trách nhiệm với vai trò quản lý nhà nước về lĩnh vực dược, Cục trưởng Cục Quản lý Dược chịu trách nhiệm với vai trò là người tham mưu, giúp việc cho Bộ trưởng Y tế; đã để xảy ra những thiếu sót, vi phạm qua các thời kỳ. Đồng thời, Tổng Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng kiểm điểm trách nhiệm lãnh đạo Bộ Y tế để xảy ra những tồn tại, vi phạm đã nêu.
Ngày 14/10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì buổi làm việc với tập thể Ban Cán sự đảng Bộ Y tế về thi hành Quyết định của Bộ Chính trị. Theo đó, Bộ Chính trị phân công Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Cán sự đảng Chính phủ kiêm giữ chức Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Y tế thay bà Nguyễn Thị Kim Tiến. Bà Tiến mới đây đã được bổ nhiệm Trưởng Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương.
Bà Nguyễn Thị Kim Tiến sinh ngày 1/8/1959, quê quán: Cẩm Hưng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh.
Bà Tiến là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, được cấp bằng Tiến sĩ năm 1995, được công nhận chức danh Phó Giáo sư năm 2002
Quá trình học tập và công tác:
- 1976-1982: Học Đại học Y Hà Nội.
- 1982-1985: Học sau đại học hệ bác sĩ nội trú và trợ lý giảng dạy chuyên ngành Dịch tễ (tương đương bác sĩ chuyên khoa I) Trường Đại học Y Hà Nội.
- 1985-1987: Cán bộ giảng dạy, Đại học Y Hà Nội.
- 1987-1993: Nghiên cứu viên Phòng Dịch tễ, Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh.
- 1990-1995: Nghiên cứu sinh tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
- 1993-1994: Học cao học (D.E.A) tại Đại học Bordeaux II (Cộng hòa Pháp).
- Tháng 8/1995: Bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ.
- 1993-1998: Phó phòng Kế hoạch tổng hợp, Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh. ủy viên Hội đồng khoa học Viện.
- 1998-2000: Phó Viện trưởng Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, phụ trách công tác kế hoạch, nghiên cứu khoa học, đào tạo và hợp tác quốc tế.
- 2001-2007: Viện trưởng Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh.
- Năm 2002: Được phong Phó Giáo sư, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
- 3/2005: Chủ nhiệm Bộ môn Vi sinh – Ký sinh trùng cộng đồng, Khoa Y tế công cộng – Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
- 4/2006: Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X. Đại biểu Quốc hội khóa XII.
- 2/2007-7/2011: Thứ trưởng Bộ Y tế.
- 5/2009: Tổng Biên tập Tạp chí Y học thực hành – Bộ Y tế.
- 5/2010: Bí thư Đảng ủy Bộ Y tế.
- 8/2011 – nay: Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Bộ trưởng Bộ Y tế; Đại biểu Quốc hội khóa XIII.
Bà Tiến không trúng cử Trung ương khoá XII và là nữ Bộ trưởng duy nhất trong Chính phủ nhiệm kỳ này.
Phùng Đô
Theo GTVT
Thảo luận dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020
Tiếp tục Chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 7, sáng 3/6, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày Tờ trình và thảo luận về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020.
Sáng 3/6, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN
Thời gian còn lại của phiên làm việc sáng, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về việc phân bổ, sử dụng nguồn dự phòng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020. Trong phiên thảo luận tại tổ sáng 29/5, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ cần làm rõ, cụ thể hơn theo hướng ưu tiên những dự án cần thiết, tránh dàn trải trong đầu tư công trung hạn, đồng thời việc phân bổ nguồn vốn phải đảm bảo theo đúng tiêu chí, chú ý ưu tiên các dự án an sinh xã hội...
Sau khi các đại biểu Quốc hội cho ý kiến, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng sẽ giải trình, làm rõ môt sô vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Trong phiên làm việc chiều 3/6, các đại biểu Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày Tờ trình và thảo luận về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019.
Theo TTXVN/Báo Tin tức
9 người Việt bỏ trốn tại Hàn Quốc : Dư luận muốn Bộ KH&ĐT công bố rõ danh tính Cùng với việc tiếp tục điều tra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần công bố rõ danh tính 9 người Việt bỏ trốn tại Hàn Quốc hồi tháng 12/2018 để truy cứu trách nhiệm. Liên quan đến vụ 9 người Việt Nam đi theo đoàn Quốc hội Việt Nam thăm Hàn Quốc đã bỏ trốn không về nước vào tháng 12/2018, trong...