Vì sao mèo thích thể hiện khả năng … ngủ trên cây cao?
Bạn có biết mèo rất thích tụ tập ở những nơi cao cũng có thể dễ dàng ngủ ở bất cứ nơi nào và cây xanh mát là nơi thỏa mãn những sở thích của ‘boss’.
Bạn biết không, mèo sẽ ngủ ngon hơn khi ở trên cây cao đó
Hầu hết những con mèo thích ở nơi cao so với mặt đất. Đó có thể là kệ gỗ cao trong nhà, hay cửa sổ, nóc tủ lạnh, hoặc thậm chí mèo của bạn sẽ cảm thấy thoái mái hơn khi ở trên cây và quan sát thế giới xung quanh.
Bản năng đóng một vai trò lớn trong việc xác định thói quen này của mèo. Mèo là động vật có vú leo cây, với nguồn gốc xuất phát từ Proailurus. Những con mèo ban đầu là thợ săn và nhiều trong số chúng sống ở rừng mưa.
Móng vuốt sắc nhọn cho phép chúng leo trèo khéo léo, lẩn trốn trên cây an toàn hoặc trèo lên cao để nằm quan sát chờ con mồi. Hệ thống xương linh hoạt cho phép con mèo có thể phối hợp và cân bằng cơ thể, bật nhảy cao. Cơ bắp mạnh mẽ ở thân sau và lưng cho phép con mèo có thể nhảy nhiều lần theo chiều dọc hoặc ngang
Đến nay, những chú mèo nuôi trong gia đình chọn leo trèo là một niềm vui trong ngày. Nhưng đôi khi chủ nhân của chúng cũng giật mình khi phát hiện con mèo quá tinh nghịch ngủ quên ở vị trí cao chót vót.
Vốn được ca ngợi có thể đặt lưng dễ dàng ngủ ở nhiều vị trí khác nhau, nhiều chú mèo được mệnh danh là loài vật biết làm chủ nghệ thuật ngủ trên cây.
Marilyn Krieger, nhà tư vấn hành vi mèo chia sẻ về hành vi của mèo trong khi ngủ rằng mèo ngủ trung bình 17 giờ mỗi ngày để tiết kiệm năng lượng. So với mèo nhà, mèo hoang cần nhiều năng lượng lơn để đi săn, chúng thực hiện trung bình 10 cuộc đi săn mỗi ngày. Mèo nhà mặc dù không cần đi săn lùng bữa ăn nhưng chúng cần dành thời gian để hồi phục. Tuy nhiên ngay cả khi ngủ, chúng vẫn tỉnh táo và nhanh chóng phản ứng với mọi mối đe dọa tiềm tàng.
Theo Marilyn Krieger, ngủ trên cây giúp mèo cảm thấy an toàn hơn trước những kẻ săn mồi trên mặt đất. Một điểm cộng nữa khi ngủ trên cao, nhiệt độ cơ thể tăng giúp mèo ngủ ngon hơn.
Tờ Bored panda tổng hợp những khoảnh khắc ngủ quên thời gian trên cây cao của mèo chắc chắn những ‘con sen’ không thể ngừng mê mẩn, tự hào về ‘boss’ của mình:
Tư thế ngủ bá đạo của mèo trên cây cao
Dù là giàn nho hay cây cổ thụ cao, mèo cũng có thể tìm chỗ ngủ ngon lành
Vừa có thể lẩn trốn kẻ thù tiềm tàng dưới mặt đất, vừa có giấc ngủ ngon nên nhiều chú mèo lựa chọn cây cao để ngủ
Kinh ngạc trước khả năng làm chủ nghệ thuật ngủ trên cây của mèo
Giải mã bí ẩn vũ khí đặc biệt của thú ăn kiến khổng lồ khiến báo đốm khiếp sợ
Mặc dù thú ăn kiến khổng lồ có thị lực kém, lãng tai và không có răng nhưng không phải là kẻ dễ bị bắt nạt. Chúng dễ dàng 'bắt bài' và phản đòn báo đốm bằng chân có móng vuốt sắc nhọn.
Thú ăn kiến khổng lồ (hay gấu kiến) là một loài động vật có vú ăn côn trùng lớn có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ. Đây là một trong bốn loài sống của thú ăn kiến và được phân loại với các loài lười trong bộ Thú thiếu răng. Loài thú ăn kiến này sống trên mặt đất không giống như những loài bà con với nó sinh sống trên cây hoặc vừa ở trên cây vừa ở trên mặt đất
Thú ăn kiến khổng lồ là loài thú ăn kiến lớn nhất trong họ Myrmecophagidae cũng như cả phân bộ thú ăn kiến, thân dài 182-217 cm và cân nặng 33-41 kg đối với con đực và 27-39 kg đối với con cái. Nó có mõm thon dài, đuôi rậm, vuốt trước dài.
Thú ăn kiến có mõm thon dài, đuôi rậm, vuốt trước dài.
Thú ăn kiến có thể được tìm thấy nhiều trong môi trường sống bao gồm đồng cỏ và rừng nhiệt đới. Nó kiếm ăn trong khu vực mở và dựa chủ yếu vào môi trường sống rừng. Nó ăn chủ yếu là kiến và mối, sử dụng vuốt trước để đào chúng lên và cái lưỡi dài và dính để thu lấy con mồi.
Thú ăn kiến không có răng. Vậy chúng làm thế nào để bắt được con mồi và ăn thịt chúng. Chiếc lưỡi dài trở thành vũ khí đặc biệt với nhiều gai nhọn trên mặt lưỡi. Chiếc lưỡi này hẹp và có thể dài tới 60cm.
Thú ăn kiến bắt kiến và mối qua những lỗ nhỏ trên đỉnh tổ kiến. Chúng không bao giờ phá hủy những tổ kiến này. Thú ăn kiến phải ăn rất nhanh vì sợ bị kiến đốt. Chúng có thể thè lưỡi tới 150 - 160 lần/phút nhằm bắt đủ kiến để ăn mà không bị kiến cắn. Một con thú ăn kiến có thể ăn tới 30.000 con kiến mỗi ngày.
Dạ dày của thú ăn kiến có cấu tạo đặc biệt có thể nghiền nát số lượng lớn kiến và mối, giúp tạo điều kiện cho quá trình tiêu hóa. Dạ dày này sản sinh ra axit fomic thay vì axit hydrochloric thường thấy ở các loài động vật có vú khác.
Thú ăn kiến có thị lực kém nhưng khả năng đánh hơi rất nhạy bén, gấp 40 lần loài người. Chúng sử dụng chiếc mũi của mình để tìm thức ăn. Nhiệt độ cơ thể của thú ăn kiến là 32,7C, thấp hơn so với các động vật có vú, có nhau thai khác. Nếu sống trong tự nhiên, thú ăn kiến có thể tồn tại được 15 năm và 25 năm nếu được nuôi nhốt.
Thú ăn kiến con sẽ ở với mẹ trong hai năm cho đến khi thú ăn kiến mẹ lại mang thai.
Thú ăn kiến mang thai trong 190 ngày và chỉ đẻ một con mỗi lứa. Thú ăn kiến con sẽ ở với mẹ trong hai năm cho đến khi thú ăn kiến mẹ lại mang thai. Trong năm đầu đời, thú ăn kiến mẹ sẽ cõng con trên lưng.
Thú ăn kiến ngủ 15 tiếng một ngày. Móng vuốt của nó dài tới 10 cm được sử dụng để bảo vệ bản thân trước kẻ thù như báo đốm hay báo sư tử. Chính vì vậy, móng vuốt sắc nhọn là thứ vũ khí đặc biệt thứ hai của loài thú ăn kiến khổng lồ.
Được biết, thú ăn kiến chỉ chiếm 3,2% trong danh sách thực đơn của báo đốm Nam Mỹ, thế nhưng có 1 số cá thể báo lại đặc biệt thích "mùi vị" của con mồi này nên chúng thường xuyên có những cuộc chạm trán nhau.
Phong Linh (tổng hợp)
Báo mẹ tách linh dương non khỏi đàn để con tập vờn Hãng tin SWNS của Anh mới đây đã đưa một số hình ảnh của đàn báo con cheetah, loài săn mồi đáng sợ nhất mặt đất, đang chạy theo vờn một con linh dương còn non trong Khu bảo tồn Olare Motorogi ở Kenya. Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã Kurt Mueller cho biết, nếu nhìn qua, nhiều người nhầm tưởng rằng...