Vì sao MCG bị cưỡng chế thuế 22,5 tỷ, buộc ngừng sử dụng hoá đơn?
CTCP Cơ điện và Xây dựng Việt Nam (HOSE: MCG) vừa công bố quyết định cưỡng chế của Cục Thuế TP Hà Nội bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn.
Ngày 12/08, Cục Thuế TP Hà Nội vừa quyết định cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn đối với MCG do Công ty có số tiền quá hạn nộp phải thực hiện cưỡng chế theo quy định.
Theo đó, Cục Thuế TP Hà Nội quyết định cưỡng chế số tiền gần 22.5 tỷ đồng đối với MCG, hiệu lực thi hành trong thời hạn 1 năm, kể từ 12/08/2021 đến 11/08/2022.
Về tình hình kinh doanh, hiện MCG đãng xin gia hạn thời gian công bố báo cáo tài chính quý 2/2021 đến ngày 20/8 do ảnh hưởng của giãn cách xã hội.
Còn theo báo cáo tài chính gần nhất là quý 1/2021, MCG đã có lãi 117 triệu đồng, khả quan hơn mức lỗ gần 4 tỷ của quý liền trước. Ngoài ra, do ảnh hưởng của mức lỗ năm 2018 và 2020, MCG đang ghi nhận lỗ luỹ kế 310 tỷ đồng.
Tiền mặt và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn hiện chỉ còn 9 tỷ đồng. Trong khi hàng tồn kho vẫn ở mức cao 320 tỷ đồng. Vay nợ tài chính gần 17 tỷ đồng.
Video đang HOT
Hiện cổ phiếu MCG chỉ còn giao dịch quanh mức trà đá hơn 3.000 đồng/cp.
Vinamilk: "Nhà giàu" vẫn thích... vay nợ
Doanh thu đạt kỷ lục trong quý II, có khoản đầu tư tài chính ngắn hạn gần 20.000 tỷ đồng tại thời điểm 30/6 nhưng Vinamilk vẫn tận dụng vay vốn. Sau 6 tháng, lãi sau thuế Vinamilk giảm 6,9%.
Vinamilk đạt doanh thu cao kỷ lục theo quý, nhưng lãi vẫn suy giảm (Ảnh minh họa: VNM).
Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã chứng khoán: VNM) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất bán niên (đã soát xét) nửa đầu năm 2021 cho thấy sự đi xuống của lợi nhuận dù đạt được doanh thu kỷ lục.
Cụ thể, trong quý II, Vinamilk có doanh thu thuần tăng nhẹ 1,4% so với cùng kỳ và tăng 19,2% so với quý I lên 15.716 tỷ đồng. Đây là mức doanh thu thuần theo quý cao kỷ lục của "ông lớn" ngành sữa.
Tuy vậy, giá vốn hàng bán trong kỳ lại tăng 6% lên 8.961 tỷ đồng nên lợi nhuận gộp bị sụt giảm 4% so với cùng kỳ, đạt 6.854 tỷ đồng.
Chi phí bán hàng được phía Vinamilk tiết giảm đáng kể, giảm 5,8% so cùng kỳ xuống 3.186 tỷ đồng, song chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 4% lên 389 tỷ đồng. Lợi nhuận thuần giảm 5,7% xuống 3.510 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế cũng giảm 5,9% xuống mức 3.594 tỷ đồng. Lãi sau thuế hợp nhất đạt 2.862 tỷ đồng, giảm 7,2%; lãi ròng công ty mẹ đạt 2.835 tỷ đồng, giảm tới 7,7% so cùng kỳ.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, hầu hết chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của Vinamilk đều giảm sút. Trong đó, doanh thu thuần giảm 2,5% xuống 28.906 tỷ đồng. Lãi trước thuế đạt 6.648 tỷ đồng, giảm 6%. Lãi sau thuế 5.459 tỷ đồng, giảm 6,9% còn lãi ròng công ty mẹ giảm mạnh 7,3% còn 5.411 tỷ đồng.
Như vậy, trong kết thúc 6 tháng đầu năm, Vinamilk thực hiện được 46,6% chỉ tiêu doanh thu và 48% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế.
Khoản mục hàng tồn kho của "ông lớn" ngành sữa tại thời điểm cuối tháng 6 tăng mạnh so với đầu năm, lên 6.843 tỷ đồng, tương ứng tăng 1.938 tỷ đồng.
Tại ngày 30/6, Vinamilk ghi nhận có khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 19.971 tỷ đồng, tăng 2.657 tỷ đồng so với đầu năm. Trong số này hầu hết là đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn. Nói cách khác, trong vòng nửa năm, khoản đầu tài chính ngắn hạn của Vinamilk đã tạm thời có lãi hơn 2.600 tỷ đồng.
Mặc dù có nguồn tiền dự trữ lớn, Vinamilk vẫn tăng vay nợ ngắn hạn. Tổng nợ phải trả tại ngày 30/6 của Vinamilk là 18.671 tỷ đồng, tăng khoảng 3.886 tỷ đồng so với đầu năm, chủ yếu là nợ ngắn hạn.
Trong số này, thuế phải nộp ngân sách Nhà nước còn 1.609 tỷ đồng, tăng 950 tỷ đồng. Dư nợ vay ngắn hạn tăng mạnh 2.165 tỷ đồng so với đầu năm lên mức 9.482 tỷ đồng.
Chi tiết các khoản vay ngắn hạn của Vinamilk (Ảnh chụp BCTC).
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VNM đang có giá 86.100 đồng/cổ phiếu, hồi phục so với mức đáy 84.300 đồng, tuy nhiên vẫn sụt giảm gần 20% so với 1 năm trước đó và còn xa mức đỉnh 114.871 đồng (giá sau điều chỉnh) của hồi tháng 1.
Diễn biến VNM nhìn chung tiêu cực so với thị trường chung khi VN-Index thời điểm hiện tại đã vượt 1.310 điểm và Việt Nam vẫn là thị trường chứng khoán có mức tăng trưởng cao thứ 2 thế giới (tăng 63,53% trong vòng một năm qua).
So với thị trường chung, VNM đang có biến động tương đối tiêu cực (Ảnh chụp màn hình Stockbiz).
"Ông lớn" bất động sản bất ngờ báo lỗ, hàng loạt sàn địa ốc phải "ngủ đông" "Ông lớn" Vinaconex báo lỗ sau nhiều năm, dòng tiền kinh doanh âm nặng; chưa kịp hồi sức lại vấp đợt dịch mới, 80% sàn bất động sản tạm đóng cửa... là những thông tin bất động sản nổi bật tuần qua. "Ông lớn" Vinaconex báo lỗ sau nhiều năm, dòng tiền kinh doanh âm nặng Tổng công ty cổ phần Xuất nhập...