Vì sao máy bay MH370 khó tìm?
Một giả thuyết đặt ra là máy bay đã bay về qua đất liền Malaysia rồi mới gặp nạn.
Khi chuyến bay mang số hiệu 447 của hãng hàng không Air France bay từ Rio de Janeiro tới Paris đâm xuống Đại Tây Dương vào ngày 1/6/2009 khiến toàn bộ 228 hành khách và thành viên phi hành đoàn thiệt mạng, người ta đã phát hiện nhiều mảnh vỡ và vệt dầu loang chỉ trong vòng 2 ngày.
Thế nhưng đã 3 ngày trôi qua mà tung tích của chuyến bay MH370 thuộc hãng hàng không Malaysia Airlines bị biến mất bất ngờ trên Vịnh Thái Lan vẫn còn là một bí ẩn.
Chiếc MH370 biến mất một cách bí ẩn hơn 1 giờ sau khi cất cánh
Tại sao chiếc máy bay này lại khó tìm đến như vậy? Và người ta liệu có rút được kinh nghiệm nào từ vụ tai nạn của chuyến bay 447 cách đây 5 năm?
Điểm chung của cả hai vụ việc này là phi công không hề phát đi bất cứ tín hiệu cầu cứu hay báo động nào. Chiếc máy bay chỉ đơn giản là “biến mất” trên bầu trời.
Trong trường hợp chuyến bay 447 của Air France (AF447), thời tiết xấu là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn. Khi bay qua một cơn bão lớn trên Đại Tây Dương, các phi công đã không hề liên lạc nhờ trợ giúp bởi họ không hề nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề mà mình đang gặp phải cho đến khi quá muộn.
Nhiều phi công giàu kinh nghiệm đã chỉ ra rằng việc phi công không liên lạc với đất liền không nhất thiết phải là dấu hiệu của một vụ đánh bom khủng bố hoặc một tai nạn khủng khiếp đã xảy ra với máy bay. Theo lời một phi công, thứ tự ưu tiên của phi công trong buồng lái vẫn là “định hướng, điều khiển và rồi mới đến liên lạc”.
Theo cơ quan chức năng Malaysia, tất cả các thông tin cho thấy chiếc máy bay MH370 không hề gặp thời tiết xấu. Vịnh Thái Lan trong thời điểm lúc xảy ra tai nạn hoàn toàn trời yên biển lặng, không có một cơn bão nào xảy ra.
Video đang HOT
Trong vụ tai nạn máy bay AF447, rất nhiều thông tin đã được các hệ thống tự động trên máy bay gửi qua vệ tinh để giúp cơ quan chức năng nhanh chóng xác định được vị trí cuối cùng và những gì đã diễn ra vào giây phút cuối cùng của chiếc máy bay. Đài kiểm soát không lưu của Brazil vẫn nhận được tín hiệu với chiếc máy bay và cứ ba phút một lần máy bay lại gửi một loạt tín hiệu điện tử giám sát trên khoang thông qua Hệ thống Báo cáo và Định vị Liên lạc Máy bay (ACARS).
Mảnh vỡ của máy bay AF447 được tìm thấy trên Đại Tây Dương chỉ 2 ngày sau tai nạn
Bốn ngày sau khi máy bay AF447 rơi, hãng hàng không Air France đã công bố bản ghi các dữ liệu ACARS, trong đó chỉ rõ trong 4 phút cuối cùng, chiếc máy bay đã gặp một loạt 6 sự cố và đã gửi 19 cảnh báo về dẫn đường, chế độ tự lái, kiểm soát máy bay và hệ thống điều hòa trong buồng lái. Dữ liệu ACARS đã giúp người ta có được những bằng chứng đầu tiên về những gì đã diễn ra. Cuối cùng, các điều tra viên tìm ra trong số những nguyên nhân gây ra tai nạn có lỗi của phi công khi đã phản ứng sai lầm trước việc các cảm biến tốc độ cung cấp dữ liệu sai.
Hiện vẫn chưa rõ chiếc Boeing 777 của Malaysisa Airlines có được trang bị hệ thống ACARS hay không. Hãng hàng không này đã được hỏi về tín hiệu ACARS của chiếc máy bay, song hãng này từ chối bình luận vì Cục Hàng không Dân sự Malaysia “đang trong thời gian điều tra”.
Nếu nhà chức trách nhận được dữ liệu ACARS để biết được điều gì đã xảy ra trên chuyến bay MH370, chắc chắn họ sẽ biết nên tìm kiếm ở vị trí nào.
Lần cập nhật vị trí cuối cùng của MH370 và cũng là lần liên lạc radar cuối cùng là khi máy bay bay qua vùng biển tiếp giáp giữa Malaysia và Việt Nam. Chiếc máy bay biến mất khoảng hơn một giờ sau khi cất cánh từ sân bay Kuala Lumpur để tới Bắc Kinh.
Các quan chức Malaysia vẫn chưa xác định được vị trí của máy bay MH370
Cho đến nay, chưa có vật thể nào tìm thấy trên biển được xác định là có liên quan đến chiếc máy bay này, mặc dù lực lượng cứu hộ cứu nạn đã mở rộng khu vực tìm kiếm ra đáng kể. Tuy nhiên cũng chính việc mở rộng khu vực tìm kiếm này lại khiến dư luận đặt câu hỏi về việc liệu các quan chức Malaysia có nắm được vị trí cuối cùng của chiếc máy bay hay không.
Bản đồ tìm kiếm hiện nay không chỉ là vùng biển xung quanh nơi được cho là vị trí cuối cùng của chiếc máy bay mà còn được mở rộng thêm một khu vực mới ở eo Malacca, phía tây bán đảo Malaysia. Điều này lại càng đặt ra câu hỏi nghi vấn về những gì nhà chức trách nắm được nhưng không công bố với dư luận.
Ông Rodzali Daud, Tư lệnh Không quân Malaysia đã nói với báo giới rằng dữ liệu do radar quân sự thu được cho thấy nhiều khả năng chiếc máy bay này đã bay chệch khỏi đường bay đã định và quay đầu trở lại.
Đây là điều vô cùng bất thường, bởi không có lý do nào phi công lại thay đổi đường bay đã định mà không hề thông báo với đài kiểm soát không lưu Malaysia.
Nếu chiếc máy bay đã thực sự quay đầu hướng về phía Malaysia và bay qua khu vực này, điều đó có thể giải thích cho việc cơ quan chức năng nước này mở một khu vực tìm kiếm mới ở eo Malacca. Tuy nhiên nó không thể giải thích được vì sao một chiếc máy bay bay qua đất liền và nhiều sân bay khác mà không hạ cánh hoặc thông báo vị trí với mặt đất hoặc các máy bay khác.
Thông thường bộ thu phát sóng của máy bay sẽ giúp cho các kiểm soát viên không lưu nắm được vị trí của nó, tất nhiên là với điều kiện thiết bị này vẫn đang hoạt động bình thường và không bị cố tình tắt đi.
Malaysia đã mở một khu vực tìm kiếm mới ở phía tây eo biển Malacca
Việc Malaysia mở một khu vực tìm kiếm mới và việc lực lượng tìm kiếm không phát hiện bất cứ mảnh vỡ nào của máy bay trên Vịnh Thái Lan đã khiến nhiều chuyên gia hàng không trên thế giới nhận định rằng chuyến bay MH370 rất có thể đã bị không tặc, hoặc một phi công đã dùng máy bay để làm phương tiện tự sát.
Một huấn luyện viên hàng không ở Mỹ có nickname là Web500sjc đã viết: “Việc tìm kiếm ở bên kia eo Malacca là vô cùng bất thường, điều đó chứng tỏ nhà chức trách Malaysia đã phát hiện ra rằng chiếc máy bay này bay qua đất liền của họ trên radar, hoặc ở khu vực này sóng radar không phủ tới.”
Một chuyên gia khác bình luận rằng nếu cả 2 động cơ của chiếc Boeing 777 này đều ngừng hoạt động cùng một lúc ở độ cao 10.000 mét thì nó có thể lượn thêm khoảng 160 km nữa từ vị trí cuối cùng. Trong khi đó, eo Malacca nằm cách vị trí này hơn 400 km.
Tất nhiên, trong hoàn cảnh hiện nay, các quan chức Malaysia cũng có thể đang bối rối như bất kỳ người nào khác, như Cục trưởng Cục Hàng không Dân dụng Azharuddin Abdul Rahman đã thừa nhận: “Có rất nhiều giả thuyết đã được đặt ra trên báo chí, nhiều chuyên gia trên khắp thế giới cũng đã lên tiếng về những gì có thể đã xảy ra… Chúng tôi cũng cảm thấy rất bối rối như các bạn.”
Theo Khampha
Máy bay Malaysia mất tích: Trung Quốc thúc Malaysia nỗ lực hơn
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 10.3 lên tiếng thúc giục Chính phủ Malaysia tăng cường tìm kiếm và điều tra vụ máy bay mất tích bí ẩn.
Một thân nhân hành khách trên chuyến bay bị mất tích, bật khóc vì lo lắng cho số phận người thân của mình tại sân bay quốc tế Bắc Kinh - Ảnh: Reuters
Toàn cảnh vụ máy bay Malaysia mất tích
Trong số 227 hành khách và phi hành đoàn 12 người trên chuyến bay MH370, có 153 công dân Trung Quốc, theo AFP.
"Phía Malaysia đã thực sự coi trọng vụ việc, nhưng theo tình hình hiện tại, phía Malaysia cần phải nỗ lực hơn nữa", Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương nói.
Một số thân nhân của hành khách trên chuyến bay đã rất tức giận và bức xúc với cách ứng phó tình hình của Malaysia. Những người này chỉ trích rằng hãng hàng không Malaysia Airlines cũng như nhà chức trách tại Bắc Kinh và Kualar Lumpur đã không cập nhật cho họ thông tin liên quan đến việc máy bay mất tích, theo AFP.
Ông Tần nói, mặc dù Bắc Kinh tin tưởng Kualar Lumpur đang nỗ lực hết sức, "nhưng hai ngày sau khi vụ việc diễn ra, chúng tôi vẫn mong phía Malaysia thấu hiểu tâm trạng của gia đình người thân hành khách Trung Quốc".
Theo TNO
Vụ máy bay Malaysia mất tích: Phóng viên Tân Hoa xã quyết bám trụ Phú Quốc Hàng chục phóng viên quốc tế đã đổ về Phú Quốc để tác nghiệp trong vụ máy bay của hãng Malaysia Airlines mất tích. Nhiều nhóm phóng viên đi với thiết bị máy móc đồ sộ và tác nghiệp liên tục. Phóng viên Tân Hoa xã tác nghiệp tại Phú Quốc Đặc biệt, Tân Hoa xã - hãng thông tấn chính thức của...