Vì sao máy bay Malaysia bay trên vùng giới hạn chỉ 300m?
Tất cả các chuyến bay hiện bị cấm ở miền đông Ukraine, sau khi máy bay Malayisa chở theo 298 người được cho là bị tên lửa bắn hạ khi ở trên độ cao giới hạn chỉ có 300m.
Theo cơ quan điều khiển không vận Ukraine, máy bay MH17 của Malaysia Airlines khi bị bắn hạ khi bay chỉ ở bên trên độ cao giới hạn có 300m (1.000feet)
Eurocontrol cho biết giới chức Ukraine đã cấm tất cả các máy bay bay trong khu vực từ mặt đất lên tới độ cao 32.000feet. Khi bị bắn hạ, máy bay Malaysia bay ở độ cao 33.000 feet. Tuy nhiên độ cao này vẫn nằm trong tầm với của các vũ khí không đất đối hiện đại. Chính vì vậy mà tất cả các máy bay ở miền đông Ukraine hiện bị cấm bay ở khu vực miền đông Ukraine, Erocontrol cho hay.
“Máy bay Malaysia bay ở Độ bay 330 (xấp xỉ 10,000 metres/33,000 feet) khi nó biến mất khỏi màn hình radar”, Erocontrol cho hay. “Tuyến đường này đã bị giới chức Ukraine đóng từ Độ bay 320 (32.000 feet) nhưng vẫn mở ở độ bay mà máy bay Malaysia đang bay”.
Một tháng trước xuất hiện thông tin hãng hàng không Anh đã được bật đèn xanh bay trên khu vực MH17 bị bắn hạ, sau khi được thông báo là các hoạt động ở khu vực đã “bình thường”.
Thông báo được Cơ quan hàng không dân dụng Anh (CAA) đăng tải vào ngày 14/6 kêu gọi các hãng hàng không tránh bay trên Crimea và một số vùng của miền nam Ukraine một tháng trước là do lo ngại về an toàn, nhưng họ không yêu cầu các hãng hàng không tránh phần còn lại của Ukraine.
Các hãng hàng không được yêu cầu không bay trên Crimea, Biển Đen và Biển Azov do có khả năng có nhiễu loạn trong chỉ dẫn không vận giữa giới chức Nga và Ukraine. CAA cũng nhấn mạnh máy bay Anh bay vào khu vực bay Dnepropetrovsk, trong đó gồm cả Donetsk, nên “xem xét thông tin/nguy cơ an ninh hiện nay”.
Eurocontrol cho hay các giới hạn bay không đặt ra đối với khu vực ở độ cao bay tự động tiết kiệm xăng, độ cao mà MH17 bị bắn hạ.
Một tổ chức công nghiệp hàng không quốc tế hôm qua cho hay MH17 khi bị bắn có vẻ như bay qua không phận mở bình thường.
Video đang HOT
“Dựa vào thông tin hiện có, khu vực máy bay Malaysia bay không nằm trong giới hạn”, Hiệp hội hàng không quốc tế cho hay.
Trong khi đó hãng hàng không Anh British Airways cho biết họ không bay trên không phận Ukraine. Hãng Lufthansa của Đức cũng quyết định không bay qua miền đông Ukraine, trong khi Transaero của Nga và Emirates cho hay ngưng bay tới Ukraine.
Vì tiết kiệm chi phí?
Một phi công của một hãng hàng không lớn của Ukraine, người đã bay qua Ukraine kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu cho rằng việc các hãng hàng không bay qua vùng có xung đột là bình thường. “Chúng tôi thường tránh những khu vực có xung đột không đối không (tức có không kích) nhưng chúng tôi đã bay tới Iraq, Afghanistan khi lực lượng Mỹ và Anh được triển khai ở đó, bởi chỉ có một bên dùng máy bay quân sự”.
Giải thích về lý do vì sao các hãng hàng không vẫn bay trên vùng xung đột, nơi các phe, trong đó có quân nổi dậy, có thể sử dụng tên lửa đất đối không, phi công này nói: “Sẽ có những vũ khí dưới mặt đất khi bạn bay ở độ cao 30.000 feet, nhưng đây là độ cao rất lớn. Không có nhiều hệ thống tên lửa có thể có độ chính xác đến vậy”.
Phi công này cho biết thêm các hệ thống tên lửa cầm tay không được xem là đe dọa đối với các hãng hàng không lại rất nguy hiểm. Phi công này lấy ví dụ tên lửa cầm tay đã được dùng bắn máy bay dân dụng như vụ tấn công ở Kenya năm 2002, và máy bay Israeli ở Mombassa năm 2003.
“Ukraine rộng lớn. Nếu bạn đóng không phận đó, các hãng hàng không sẽ phải đi đường vòng rất dài. Nếu bạn đóng đường bay ở độ cao quá lớn, thì chi phí về nhiên liệu cũng rất lớn”, phi công này cho hay.
Vũ Quý
Theo Dantri/ AFP
Từ Highbury đến Emirates (P.1): Những ý tưởng về việc xây dựng một SVĐ mới
Đã 9 năm trôi qua kể từ ngay Arsenal chuyển từ Highbury sang "ngôi nhà mới" Emirates với cơ sở hạ tầng khang trang bậc nhất nước Anh. Nhiều suy nghĩ từng cho rằng Arsenal đã sai lầm khi bỏ ra khoản tiền khổng lồ 390 triệu bảng để rồi dẫn đến cảnh phải tằn tiện trên TTCN và mất dần sức hút của 1 CLB lớn. Điều đó có thể đúng, nhưng người ta chỉ mới biết đến những gì hiện hữu ngay trước mặt mà quên đi công lao của BLĐ đội bóng trong việc biến Arsenal trở thành 1 CLB phát triển theo hướng bền vững.
* Cuốn sách "Arsenal - Cuộc "lột xác" ngoạn mục của một "siêu cường" bóng đá hiện đại" của hai tác giả Alex Fynn và Kevin Whitcher đã được xuất bản khá lâu, tuy nhiên dư âm của nó vẫn còn trong lòng NHM bóng đá nói chung và fan của Arsenal nói riêng. Trong loạt bài viết được lấy từ liệu từ cuốn sách này, cây viết Đức Thịnh muốn gửi đến độc giả cái nhìn sâu sắc hơn về sự chuyển đổi từ Highbury sang Emirates. Mời các bạn đón đọc.
Khi Highbury không còn là "ngôi nhà" rộng rãi.
Highbury trở thành sân nhà của Arsenal vào ngày 5/9/1913, ngày đã gắn liền với lịch sử hào hùng của CLB. Trải qua một quãng thời gian rất dài, Highbury không chỉ là SVĐ mà còn là "ngôi nhà" cũng như "một pháo đài" kiên cố đủ sức làm khiếp sợ mọi đối thủ trong những chuyến hành quân đến đây. Đã có rất nhiều huyền thoại CLB gắn bó với Highbury, nơi đây cũng ghi dấu rất nhiều kỷ niệm đẹp trong mắt NHM. Thế nhưng với sự chuyển dịch của thời gian, đến một lúc nào đó, "pháo đài" kiên cố ấy cũng đến lúc phải dừng bước sau hơn 80 năm tồn tại.
Highbury đã ghi dấu rất nhiều kỷ niệm đẹp trong mắt NHM Arsenal.
Mùa hè năm 1998, Arsenal được thông báo rằng các trận đấu sắp tới trong khuôn khổ Champions League sẽ không được diễn ra tại sân nhà của đội bóng vì theo UEFA sức chứa của Highbury không đủ tiêu chuẩn với chỉ khoảng 38.000 ghế ngồi. Điều này được dự báo là một tin không hề vui với các Gooners, những người đã phải chờ đợi rất lâu kể từ lần cuối cùng chơi bóng tại Châu Âu vào mùa giải 1990/1991. Chức vô địch NHA 1997/1998 đã đánh dấu sự trở lại sau 7 năm vắng bóng của Arsenal ở đấu trường quốc tế.
Và đương nhiên, BLĐ đội bóng không ủng hộ quyết định này. Bởi theo họ Highbury có thể không phải là sự lựa chọn lý tưởng nhưng chỉ cần nỗ lực và sáng tạo hơn một chút thì mọi yêu cầu vẫn sẽ được đáp ứng. Đã có những cuộc thương thảo giữa 2 bên được diễn ra nhưng cuối cùng phán quyết vẫn được thông qua, Arsenal buộc phải di dời những trận đấu này sang một SVĐ mới rộng rãi hơn và cái tên Wembley đã được nhắc tới như một sự thay thế hoàn hảo với sức chứa lên tới 70.000 chỗ ngồi. Bấy giờ việc cần làm của BLĐ Arsenal chính là đàm phán để thuê lại SVĐ Wembley trong quãng thời gian Champions League diễn ra.
SVĐ Wembley cũ với sức chứa khoảng 70.000 chỗ ngồi từng được CLB Arsenal mượn.
Và lý do cốt yếu phía sau quyết định hi sinh lợi thế to lớn từ sân nhà Highbury và chuyển đến Wembley vào năm 1998 chính là sự tường tận của BLĐ về nguồn lợi nhuận đang mất đi sâu mỗi vòng đấu liên tiếp trên sân nhà. Chuyển các trận cầu đến SVĐ mới có thể giúp họ hình dung rõ hơn về số lượng khán giả sẵn sàng móc hầu bao để xem đội nhà thi đấu một khi số lượng vé tăng thêm, điều mà trước đây BLĐ chưa bao giờ thấy ở Highbury bởi những tấm vé luôn hết ngay chỉ trong vài giờ được bán. Tất nhiên, CLB cũng sẽ sinh lời nhiều hơn nếu biết cách đàm phán tốt với những người chủ quản Wembley.
Ba đối thủ Arsenal sẽ phải đối đầu trong vòng bảng gồm có Dynamo Kiev, Panathinaikos và Lens, có thể khẳng định đó đều không phải là những đối thủ dễ chơi. Trong lần đầu tiên thi đấu trên sân nhà không phải là Highbury, nhằm đảm bảo đội bóng sẽ không phải chịu sự hổ thẹn từ những hàng ghế trống trên khán đài, giá vé đã được chiết khấu đáng kể, vài nghìn chỗ ngồi được trao giá chỉ...10 bảng ! Và BLĐ đội bóng đã thành công: cả 3 trận đấu trên sân nhà đều hết sạch vé. Tuy mùa giải năm ấy Arsenal không phải là đội bóng được lọt vào vòng trong khi chỉ xếp thứ 3 chung cuộc những những sự trải nghiệm thú vị đó vẫn là một bài học kinh nghiệm cho CLB bởi từ đây đã có những ý tưởng manh nha về một cuộc "chuyển nhà" được diễn ra.
Những ý tưởng về cuộc "chuyển nhà" lịch sử
Nhằm thỏa mãn các khán giả tiềm năng của CLB, BLĐ Arsenal đã nghiêm túc xem xét rời bỏ Highbury vì lợi ích lâu dài hơn. Chủ tịch Peter Hill-Wood nhớ lại, chính thời gian ngắn ngủi thi đấu tại Wembley đã thay đổi quyết định của BLĐ: "Chúng tôi họp lại và dự tính sẽ xây dựng một SVĐ mới. Ban đầu, mọi người đều nhất trí với việc không chuyển đi, nhưng rồi quyết định đã được thay đổi".
Đối với David Dein - vị phó chủ tịch CLB với khả năng nhìn xa trông rộng này đã từng nói rằng: " Chúng tôi đang đứng trước thách thức lớn, những gì chúng tôi đang làm (tại Highbury) chỉ là tiếp tục nâng giá vé để bù lỗ dù đang có trong tay những nguồn hỗ trợ hoàn toàn khác. Với SVĐ mới, chúng tôi có thể sẽ phải gánh một khoản nợ lớn nhưng doanh thu khi SVĐ chính thức đi vào hoạt động sẽ không chỉ giúp trả dứt nợ mà còn có thể sinh lời. Arsenal sẽ phát triển theo một mô hình bền vững trong tương lai".
Từ trái qua phải cựu chủ tịch Peter Hil-Wood và cựu phó chủ tịch David Dein.
Đã có lúc sự lo lắng về nguy cơ thất thoát tài lực do công tác xây dựng SVĐ mới xảy đến, buộc Dein phải tiếp tục xúc tiến những phương án khác, và Wembley là sự lựa chọn đầu tiên trong danh sách. Ông muốn Arsenal cân nhắc việc thuê sân Wembley khi mùa bóng 2003-2004 khởi tranh. Với Dein, Wembley có thể trở thành điểm tựa thực sự đối với CLB- như cái cách SVĐ này đã bao bọc ĐT Anh trong suốt nhiều thập kỷ qua.
Tất nhiên, FA mới là chủ sở hữu thực sự nhưng nếu Arsenal đảm bảo được lợi nhuận thu về họ hoàn toàn có thể là đối tác của FA. Đó là một quan điểm khác thường- do lợi nhuận từ các trận cầu và sự kiện thường không chỉ nhằm bù đắp cho chi phí phát sinh từ hoạt động xây dựng và quản lý, mà còn giúp hạn chế mọi khả năng xuống cấp có thể xảy ra.
Tuy nhiên, khi tiến hành biểu quyết cho phương án Wembley, Dein nhanh chóng tự biến mình thành thiểu số trong mắt BLĐ. Chủ tịch Peter Hill-Wood phát biểu trong một cuộc họp : "Tôi tin tất cả các thành viên còn lại trong hội đồng đều cho rằng quyết định đó (của Dein) là sai lầm " . Phần đông trong BLĐ nhất trí rằng đội bóng phải có một SVĐ riêng và việc trở thành khách thuê của FA tại Wembley với chi phí mặt bằng không ngừng tăng cao cũng chẳng mang lại lợi ích tài chính nào. Chúng ta không thể tìm thấy một đội bóng hàng đầu nào lại không sở hữu SVĐ riêng của họ, dù ở Ý, nhiều đội bóng đã quen với quan điểm rằng chính quyền địa phương mới là cơ quan sở hữu các SVĐ. Mỗi sân đều có thể trở thành sân nhà của nhiều CLB khác nhau ( điển hình như Roma và Lazio cùng chia sân Stadio Olimpico, hay sân San Siro được dành chung cho AC Milan và Inter Milan).
Cuối cùng phương án đó cũng sớm chìm vào quên lãng bởi FA đã quyết định đóng cửa Wembley vào cuối mùa thu năm 2000, để tái thiết toàn bộ cấu trúc công trình thời đó và sẽ chỉ mở cửa phục vụ trở lại trong vòng 3 năm. Còn với Arsenal, họ dường như cũng đã tìm ra hướng đi cho riêng họ trên con đường xây dựng một ngôi nhà mới !
* Mời các bạn đón đọc Phần 2: Những bài toán khó cần giải quyết trong kế hoạch vào lúc 8h30 phút ngày 17/5/2014.
Theo VNE
Phát hiện bức tượng bí ẩn ngoài sân Emirates Một bức tượng được bọc gói kỹ càng, mô tả hình dáng một cầu thủ đang chuẩn bị sút bóng vừa được phát hiện bên ngoài SVĐ Emirates của Arsenal. Cuối tuần trước, Arsenal đã long trọng tổ chức buổi lễ khánh thành bức tượng huyền thoại Dennis Bergkamp. Bức tượng được dựng dựa trên khuôn mẫu là pha khống chế bóng trên...