Vì sao Mặt Trời tỏa ra hơi nóng khủng khiếp nhưng không gian vũ trụ vẫn lạnh?
Tại sao Mặt Trời có sức nóng khủng khiếp nhưng không gian xung quanh vẫn “lạnh cóng”? Thật là một câu hỏi rất hay.
Ảnh minh họa
Không giống như môi trường sống ôn hoà trên Trái đất, trong Hệ Mặt trời của chúng ta có rất nhiều khu vực với những mức nhiệt độ khắc nghiệt khác nhau. Mặt trời là một quả cầu khí và lửa, có nhiệt độ khoảng 27 triệu độ F (khoảng 15 triệu độ C) ở lõi. Nhiệt độ bề mặt của Mặt Trời cũng lên đến 10.000 độ F (khoảng 5538 độ C).
Trong khi đó, “nhiệt độ nền vũ trụ” – tức là nhiệt độ không gian ở khu vực đủ xa để thoát khỏi sự tác động của nhiệt độ đến từ bầu khí quyển của Trái Đất, dao động ở mức -455 độ F (khoảng -270,5 độ C). Tại sao lại có thể có sự khác biệt lớn đến như vậy?
Để trả lời câu hỏi này, bạn cần biết rằng, nhiệt truyền qua không gian vũ trụ dưới dạng bức xạ, một dạng sóng năng lượng hồng ngoại di chuyển từ các vật có nhiệt độ nóng hơn sang các vật có nhiệt độ lạnh hơn. Các sóng bức xạ kích thích các phân tử mà chúng tiếp xúc, từ đó khiến chúng nóng lên.
Đây là cách nhiệt lượng được truyền từ Mặt Trời đến Trái Đất qua không gian vũ trụ, nhưng điều đáng nói ở đây là bức xạ chỉ có thể làm nóng các phân tử và vật chất nằm trên đường đi của nó (và có tiếp xúc trực tiếp với bức xạ).
Còn các khu vực khác, nhiệt độ vẫn lạnh như thường. Lấy ví dụ về sao Thủy: nhiệt độ ban đêm của hành tinh này có thể thấp hơn đến 1.000 độ F (khoảng 538 độ C) so với lúc ban ngày, khi có tiếp xúc trực tiếp với bức xạ, thông tin từ NASA cho hay.
Hãy cùng làm một phép so sánh với Trái đất, một hành tinh tuyệt vời, nơi không khí xung quanh bạn vẫn ấm áp ngay cả khi bạn đang đứng trong bóng râm và thậm chí, trong một số mùa trong năm, nhiệt độ không khí vẫn ở mức ấm áp dễ chịu ngay cả trong bóng tối của màn đêm.
Video đang HOT
Đó là bởi nhiệt được truyền đi trên khắp hành tinh xanh tuyệt đẹp của chúng ta bằng không chỉ một mà là ba phương pháp: sự dẫn truyền, sự đối lưu và bức xạ. Khi bức xạ mặt trời chạm vào và làm nóng các phân tử trong bầu khí quyển Trái Đất, các phân tử này có khả năng truyền những năng lượng đó cho các phân tử xung quanh.
Những phân tử đó sau đó va chạm và làm các phân tử nằm bên cạnh cũng nóng lên theo. Sự truyền nhiệt từ phân tử này sang phân tử khác theo cách này được gọi là sự dẫn nhiệt, và đó là một phản ứng dây chuyền làm nóng các khu vực nằm bên ngoài đường đi của ánh sáng Mặt Trời.
Ngược lại, bản chất không gian là một khu vực chân không, có nghĩa là về cơ bản nó hoàn toàn trống rỗng. Có quá ít phân tử khí trong không gian và chúng phân bố cách xa, do vậy chúng không thường xuyên “có cơ hội” va chạm với nhau.
Vì vậy, ngay cả khi mặt trời làm nóng chúng bằng sóng hồng ngoại, việc truyền nhiệt giữa các phân tử này thông qua hiện tượng dẫn truyền là điều không thể. Tương tự như vậy, sự đối lưu, một hình thức truyền nhiệt xảy ra nhờ vào trọng lực của hành tinh và đóng vai trò rất quan trọng trong việc phân tán nhiệt lượng trên Trái đất, cũng không thể xảy ra trong môi trường không trọng lực như trong không gian.
Đây chính là những gì mà Elisabeth Abel, một kỹ sư – chuyên gia về nhiệt tham gia dự án DART của NASA, đang phải cân nhắc cẩn trọng trong quá trình chuẩn bị phương tiện và thiết bị cho các chuyến du hành dài ngày trong không gian. Điều này lại càng có ý nghĩa khi Abel đang tham gia Dự án Tàu thăm dò Mặt Trời Parker.
Đúng như tên gọi, Tàu thăm dò mặt trời Parker là một phần nằm trong nhiệm vụ nghiên cứu Mặt Trời của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ. Con tàu này sẽ tìm cách vượt qua lớp ngoài cùng của bầu khí quyển ngôi sao, được gọi là vành nhật hoa (corona) của Mặt Trời, để thu thập dữ liệu.
Trong tháng 4 năm 2019 tàu thăm dò này đã tiếp cận Mặt Trời ở khoảng cách 15 triệu dặm(khoảng 24,1 triệu km), là khoảng cách gần Mặt Trời nhất mà con người từng tiếp cận được. Tấm chắn nhiệt được lắp đặtở một bên của tàu thăm dò đã giúp nó có thể thực hiện được nhiệm vụ tưởng chừng như bất khả thi này.
Theo Abel, nhiệm vụ của “tấm khiên” nhiệt đó là để đảm bảo rằng không có bức xạ nào từ Mặt Trời [sẽ] có thể chạm tới bất cứ bộ phận nàotrên tàu thăm dò. Vì vậy, trong khi tấm lá chắn nhiệt đang phải gánh chịu nhiệt độ cao (khoảng 250 độ F, tương đương 121 độ C) từngôi sao chủ của Hệ Mặt Trời của chúng ta, thì nhiệt độ của con tàu thăm dò vẫn ở mức lạnh hơn rất nhiều – khoảng -238 độ F(-150 độ C).
Là kỹ sư trưởng phụ trách các vấn đề về nhiệt của dự án DART – một tàu vũ trụ cỡ nhỏ được thiết kế để đề phòng trường hợp một tiểu hành tinh đe doạ sự sống trên Trái Đất, sẵn sàng va chạm với tiểu hành tinh và đẩy nó chệch khỏi quỹ đạo nguy hiểm, Abel đang tìm các biện pháp thực tế để kiểm soát các tác động của nhiệt độ trong không gian sâu thẳm.
Sự thay đổi cực độ của nhiệt độ giữa khoảng không “lạnh như băng” và sức nóng khủng khiếp của Mặt Trời đặt ra những thách thức chưa từng có. Một số bộ phận của tàu vũ trụ cần phải giữ được nhiệt độ thấp để tránh bị chập, trong khi đó một số bộ phận khác lại cần được làm nóng thì mới hoạt động được.
Sự chênh lệch nhiệt độ lên đến hàng trăm độ giữa các khu vực nằm ngay cạnh nhau nghe có vẻ khó tin, nhưng không gian vũ trụ chỗ nào cũng vậy. Điều kỳ lạ thực sự nằm ở chính Trái Đất của chúng ta: Giữa cái lạnh thấu xương và cái nóng bỏng rát của vũ trụ, bầu không khí của Trái Đất vẫn giữ cho mọi thứ dễ chịu một cách đáng ngạc nhiên, đủ để sự sống tồn tại và phát triển như hiện nay.
Theo Popsci
Thần đồng nước Nga tuyên bố là người sao Hỏa tái sinh
Boriska một tuổi rưỡi đã biết đọc, biết vẽ tranh và từng khiến giới khoa học kinh ngạc bởi kiến thức vũ trụ sâu rộng từ khi còn nhỏ.
Boriska Kipriyanovich trong dự án Camelot năm 2012. Ảnh: The Sun
Boriska Kipriyanovich, sinh ngày 11/1/1996 tại thành phố Volgograd, bên bờ sông Volga, từng khiến các chuyên gia, các nhà khoa học trên thế giới phải kinh ngạc bởi kiến thức tinh thông về hệ mặt trời và các hành tinh. Chàng trai hiện 21 tuổi khẳng định cậu sinh ra ở sao Hỏa và được tái sinh ở Trái Đất.
Người mẹ làm bác sĩ của Boriska chia sẻ cô biết con trai là một đứa trẻ đặc biệt bởi cậu có thể tự ngóc đầu dậy mà không cần nâng đỡ khi mới 2 tuần tuổi.
Mới được mấy tháng, Boriska đã học nói và đến năm một tuổi rưỡi, cậu đã có thể đọc sách, vẽ tranh. Trong thời gian theo học ở trường mẫu giáo, các giáo viên cũng không khỏi kinh ngạc bởi khả năng viết, tài sử dụng ngôn ngữ cũng như trí nhớ siêu phàm của Boriska.
Theo The Sun, cha mẹ Boriska không hề dạy cho con trai bất cứ điều gì về không gian. Thế nhưng từ nhỏ, Boriska đã thường ngồi nói chuyện về sao Hỏa, các hành tinh và nền văn minh ngoài trái đất. Theo chia sẻ của họ, niềm đam mê với vũ trụ, không gian nhanh chóng trở thành sở thích số một của Boriska. Cũng không lâu sau, cậu bắt đầu khẳng định mình được sinh ra ở sao Hỏa.
Những thông tin kỳ lạ về cậu bé đã khiến một nhóm lập nên dự án Camelot để điều tra và làm bộ phim tài liệu ngắn về Boriska năm 2012. Khá nhiều tờ báo Nga lúc bấy giờ đã đăng tải câu chuyện phi thường về cậu bé sao Hỏa.
Cậu bé thần đồng còn nói rằng cậu là một phi công ở sao Hỏa trước khi được tái sinh ở Trái Đất. Boriska khẳng định vẫn còn rất nhiều điều cần phải khám phá về Trái Đất và cho biết Kim tự tháp Giza ở Ai Cập chứa nhiều bí mật lớn.
Theo Boriska, người sao Hỏa cao khoảng 2m và vẫn sống ẩn náu dưới lòng đất trên Hành tinh Đỏ, hít thở bằng khí CO2. Họ bất tử, ngừng lão hóa từ năm 35 tuổi. Người sao Hỏa có nền khoa học tiên tiến và có thể du hành liên sao.
Từ khi còn là cậu bé, Boriska đã nói rằng người sao Hỏa có mối liên hệ mật thiết với người Ai Cập cổ đại trên Trái Đất và bản thân cậu từng làm phi công bay tới Trái Đất một lần.
"Cuộc sống con người sẽ thay đổi khi tượng Nhân sư được mở khóa. Cơ chế mở nằm đâu đó sau tai Nhân sư, tôi không nhớ chính xác", Boriska khẳng định.
Hướng Dương
Theo ngoisao.net
Hiện tượng Trăng đen hiếm xảy ra vào tối ngày 31/7 Hiện tượng Trăng đen hiếm có đã diễn ra vào ngày 31/7 tại Tây Bán cầu. Người dân Tây Bán Cầu sẽ không thể nhìn thấy Mặt Trăng vào đêm ngày 31/7. Sở dĩ hiện tượng này được gọi là Mặt Trăng đen là vì con người sẽ không thể nhìn thấy Mặt trăng trong suốt đêm ngày 31/7. Nghe thì có vẻ...