Vì sao mất ngủ có thể phá hủy não
Giấc ngủ làm tăng sinh các tế bào hình thành nên vật liệu cách điện được gọi là myelin – là điều cần thiết cho não hoạt động tốt. Ngược lại, các tế bào chết đi và phản ứng căng thẳng diễn ra khi cơ thể bị buộc phải thức.
Theo một nghiên cứu mới đăng trên Red Orbit, bác sĩ Chiara Cirelli và các đồng nghiệp tại Đại học Wisconsin, Mỹ, đã đo hoạt động gen trong tế bào của một con chuột đã ngủ và một con bị buộc phải thức. Họ phát hiện ra rằng gen thúc đẩy quá trình hình thành myelin phát sinh trong khi ngủ. Ngược lại, các gen làm chết tế bào và các phản ứng căng thẳng tế bào được tạo ra khi các loài động vật vẫn tỉnh táo.
Ảnh: life.nationalpost
Theo bác sĩ Cirelli, trong thời gian dài, các nhà nghiên cứu giấc ngủ tập trung vào cách thức hoạt động của tế bào thần kinh khi động vật thức so với khi ngủ. Và rõ ràng rằng các tế bào hỗ trợ khác nhau trong hệ thống thần kinh cũng thay đổi hoạt động tùy thuộc trạng thái ngủ hay thức.
Những phát hiện này có thể mở đường để các nhà khoa học có những hiểu biết mới về vai trò của giấc ngủ trong việc phục hồi và phát triển não. Hơn nữa, điều này góp phần tăng cường hiểu biết mới về bệnh đa xơ cứng, một căn bệnh phá hoại myelin. Giống như một lớp cách điện xung quanh dây điện, myelin cho phép xung điện truyền một cách nhanh chóng từ tế bào này sang tế bào khác. Do đó, những thí nghiệm trong tương lai có thể kiểm tra có hay không mối liên hệ giữa mất ngủ và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng đa xơ cứng.
Tuy không tham gia vào nghiên cứu này nhưng theo bác sĩ Mehdi Tafti, chuyên nghiên cứu về giấc ngủ tại Đại học Lausanne ở Thụy Sĩ, những phát hiện này gợi ý trả lời cho câu hỏi tại sao giấc ngủ hoặc thiếu ngủ có thể phục hồi hoặc phá hủy não.
Theo VNE
Các loại trái cây bổ trí não
Tuổi teen cần nhiều năng lượng để học và giúp não bộ không mệt mỏi, có như thế mới tiếp thu bài vở tốt. Sau đây là những loại quả bổ não các em nên dùng
Quả chuối - "quả nguồn trí tuệ"
Video đang HOT
Chuối bổ não - Nguồn Internet
Được gọi như vậy, vì có truyền thuyết Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni sau khi ăn chuối chợt "bừng sáng trí tuệ"...
Các nhà khoa học châu Âu nghiên cứu về sinh hóa thần kinh thấy hoạt động tinh thần của con người chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi các chất trong não, trong đó có chất serotonin là chất mang tín hiệu hóa học đến não có nhiều trong chuối. Người có công việc đòi hỏi sáng tạo, quyết đoán cần ăn mỗi ngày 2 quả chuối.
Ở Nhật, vận động viên ăn chuối để tăng sức mạnh cơ bắp vì chuối có tỷ lệ glucid rất cao. Chuối giàu chất dinh dưỡng nhưng năng lượng không cao, chuối có các chất kali, canxi, phospho, các vitamin A, B, C, E.
Do không có natri và cholestrol nên ít gây béo phì. Hydratcarbon sẽ có tác dụng bổ não cho ta trạng thái khoan khoái, yêu đời. Các cụ già ăn chuối cải thiện được rối loạn trí nhớ, ít bị trầm uất, khỏi bị táo bón, tiểu đường. Chuối chín trứng cuốc chấm cốm Vòng cũng là món ăn dân tộc làm cho thành phần bổ não tăng gấp đôi. Bánh rán chuối là món ăn của "tuổi học trò".
Mắt sáng và tinh nhanh: Chuối chín tới 3-5 quả. Đậu đen 200g. Đường vừa ngọt nấu chè. Trước khi nhấc nồi chè xuống, cho vào 1-2 lòng đỏ trứng gà tươi.
Váng đầu, chóng mặt: Chuối (bóc vỏ) 200g, trà xanh 0,5g, mật ong 25g, muối 0,2g. Nước 300ml, sắc nước uống.
Táo
Táo vừa ngon vừa bổ - Nguồn internet
Từ lâu người ta đã biết táo rất có lợi cho sức khỏe nói chung và não nói riêng... Mới đây các nhà khoa học của Trường đại học tổng hợp Massachusetts (Mỹ) cho biết táo có thể bảo vệ não tránh stress, chống ôxy hóa với các rối loạn lão hóa và các bệnh mạn tính. Táo cũng được gọi là "quả trí tuệ". Táo và cam đã được chọn làm thức ăn cho các nhà du hành vũ trụ, để có tinh thần lạc quan tin tưởng.
Theo các nhà khoa học, rất có ích cho người nếu hằng ngày ăn 2-4 quả táo hoặc uống 2-3 tách nước táo.
TS. Tom Shea - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu sinh học thần kinh tế bào và thoái hóa thần kinh thuộc Đại học Massachusetts, Lowell nói: Táo chứa đủ lượng acetycholin (chất dẫn truyền thần kinh) cần cho trí nhớ... "chất chống ôxy hóa trong táo giữ gìn trí nhớ". Ngày ăn 2 quả táo tránh được các rối loạn thần kinh...
Cách đây nhiều năm các nhà khoa học đã cho biết táo tăng cường trí tuệ của trẻ do táo chứa nhiều vitamin, đường, chất béo và chất khoáng đặc biệt là kẽm.
Trong thử nghiệm lâm sàng cho thấy người đang trong trạng thái thần kinh bị ức chế, ngửi mùi táo sẽ sảng khoái, phấn chấn. Với người bị mất ngủ ngửi mùi táo lại thấy thư thái đi vào giấc ngủ ngon lành. Chất bổ và mùi thơm có chủ yếu ở phần vỏ, vậy nên phải ăn táo cả vỏ (sau khi rửa sạch).
Bí đỏ
Bí đỏ bổ óc - Ảnh internet
Ta đều quen gọi tên bí đỏ chung cho cả 3 loại: bí đỏ, bí ngô (bí vàng), bí rợ (bù rợ).
Bí đỏ - tên khoa học Cucurbita maxima. Bí đỏ chia ra 2 loại: Bí nếp, bí tẻ tùy độ dẻo của thịt quả. Bí đỏ có tính thanh nhiệt, nhuận tràng, lợi tiểu, tiêu viêm, sát khuẩn, giảm đau, giải độc. Đắc dụng trong các trường hợp có nội nhiệt gây nóng khát bực bội vào mùa hè, táo bón ở người gia, trẻ em, bí tiểu gây nóng rát, trẻ em sốt cao co giật...
Theo nghiên cứu mới của Nhật và Trung Quốc thì bí đỏ có những công dụng quý giá phòng chữa các bệnh của thời đại công nghiệp: căng thẳng thần kinh (stress), váng đầu, đau đầu, phòng bệnh tim mạch ung thư, giảm béo.
Bí đỏ chứa các axit amin (arginin, glutamin, alanin, glycin) và các khoáng chất cô ban, sắt, kẽm, canxi, photspho, kali, vitamin có A, B, C, E, axit folic, pectin rất nhiều. Axit glutamic tự nhiên 1% giúp thải chất cặn bã của quá trình hoạt động của não bộ. Bí đỏ có tác dụng chữa các bệnh suy nhược thần kinh, quáng gà, mỏi mắt, thiếu máu, táo bón...
Bổ não, tăng trí nhớ, tăng phấn chấn, chữa suy nhược thần kinh hay quên, khó ngủ, nhức đầu, các bệnh về não như viêm não, viêm màng não... dùng quả, hoa, ngọn non, lá nấu canh hoặc xào, luộc để ăn... Còn có cách cầu kỳ như dùng một quả bí khoét ruột, đổ vào 1/2 lon đậu xanh hoặc đậu đỏ (hoặc đậu đen xanh lòng) nấu nhừ để ăn.
Chữa bệnh về mắt (quáng gà, mỏi mắt): Quả bí đỏ hầm đậu xanh.Hoặc hoa bí đỏ xào với gan lợn hấp gan gà hạt bí đỏ giã nát.
Chữa thiếu máu: Bí đỏ với lạc (cả vỏ lụa), đậu đỏ loại nhỏ (xích tiểu đậu) hầm với sườn...
Tiêu hóa kém: Bí đỏ nấu cháu đậu xanh, lạc.
Táo bón: Bí đỏ nấu chè, nấu cháo.
Nhân hạt quả óc chó (hồ đào)
Quả óc chó, bổ óc - Nguồn Inernet
Bản thảo cương mục viết: Hồ đào bổ thận, thông não, có ích cho trí tuệ. Hồ đào vị ngọt, tính ôn, không độc bổ can thận, mạnh lưng gối, tư dưỡng cường tráng, bổ khí, nuôi huyết, nhuận táo, hóa đờm, ôn phế, lợi tam tiêu, ích mệnh môn. Chữa hư hàn hen suyễn, tăng sức chống rét. Hồ đào đã được mệnh danh là quả cải lão hoàn đồng trường xuân bất lão. Kỵ dùng hồ đào trong trường hợp có nhiệt đàm, bốc hỏa mệnh môn.
Chú ý dùng hồ đào dài ngày phải tăng liều. Ngày đầu một quả. Sau đó cứ 5 ngày thêm 1 quả nhưng tối đa là 20 quả rồi bắt đầu lại. Dùng như vậy sẽ ăn ngon ngủ tốt, đầu óc tỉnh táo minh mẫn, da tươi nhuận, tóc đen mượt, huyết mạch lưu thông, tình dục sung mãn.
Tóm lại: Để bổ não phải có biện pháp toàn diện trong học tập, ăn uống, vận động... Về ăn uống phải bảo đảm đủ chất dinh dưỡng không thiên về nhóm nào (đạm, đường, béo, khoáng, vitamin, xơ). Trong đó ưu tiên những thức ăn bổ não nói trên.
Theo VNE
Tìm ra kháng thể hiệu quả với nhiều loại ung thư Các nhà nghiên cứu tại Trường y khoa Đại học Stanford (Mỹ) vừa phát hiện một loại thuốc có thể tiêu diệt, thu hẹp hoặc làm chậm quá trình phát triển của các khối u ung thư, ngăn chặn sự di căn. Loại thuốc này có khả năng ngăn chặn được protein CD47. Đây là loại protein do tế bào ung thư sản...