Vì sao lốp xe màu đen dù được làm từ màu trắng của cao su?
Màu đen của lốp xe không phải ngẫu nhiên, đây là kết quả của những nghiên cứu khoa học nhằm cải thiện độ bền cho lốp.
Vào năm 1888, John Boyd Dunlop phát minh ra lốp xe có khí nén bên trong. Những chiếc lốp này lúc đầu dành cho xe đạp, khoảng 2 năm sau công ty của Dunlop giới thiệu lốp dành cho ôtô.
Khi mới được phát minh, những chiếc lốp có màu trắng, màu của cao su nguyên chất, thời điểm này lốp xe chỉ trong giai đoạn sơ khai nên gặp phải nhiều nhược điểm. Do cao su nguyên chất không đủ chịu lực khi chạy nhanh, lốp xe vào thời điểm ấy nhanh bị mòn, chai cứng và dễ rách.
Bột than – vật liệu thay đổi ngành sản xuất lốp xe
Đến năm 1915, gần 30 năm sau khi Dunlop phát minh ra lốp xe khí nén. Các nhà khoa học đã tìm ra được một loại chất giúp tăng độ bền cho lốp, đó là bột than (carbon black). Chất này được pha theo tỉ lệ khoảng 30% với cao su để tạo ra lốp. Bột than là chất khiến cho lốp chuyển từ trắng sang đen.
Bột than là thành phần giúp tăng độ bền cho lốp.
Khoảng 35 năm sau, thị trường không chỉ có lốp màu đen mà còn có những loại lốp màu sắc sặc sỡ khác như đỏ, xanh, hồng… So với lốp đen, lốp có màu tươi sáng được người dùng chú ý hơn vì tạo được điểm nhấn hơn cho chiếc xe.
Tuy nhiên, những chiếc lốp không phải màu đen nhanh chóng bị giảm chất lượng chỉ sau một thời gian sử dụng. Nguyên nhân đến từ tia hồng ngoại và các chất ở tầng ozone phản ứng hóa học với lốp có màu sặc sỡ, lâu dài làm biến dạng tính chất hóa học của lốp. Chỉ một thời gian sau, lốp xe có màu sặc sỡ nhanh chóng bị quên lãng vì kém bền và giá bán cao hơn lốp đen.
Video đang HOT
Lốp có màu sặc sỡ vẫn được bán cho nhóm người dùng nhất định.
Ở thời điểm hiện tại, lốp xe có màu xanh, đỏ, vàng… vẫn được sản xuất nhưng chỉ dành cho những người thích đốt lốp (burnout), mỗi chiếc lốp này có giá chỉ từ 2 triệu đồng. Trong khi đó lốp màu đen vẫn được dùng nhiều nhất nhờ tối ưu được độ bền và giá bán.
Cải thiện độ bền của lốp bằng cách nào?
Dù lốp xe ngày nay đã có độ bền cao hơn nhiều lần so với lốp trong quá khứ, người dùng cũng cần phải biết cách bảo quản lốp đúng cách để hạn chế những hư hỏng trong quá trình sử dụng, tăng độ bền cho lốp.
Kiểm tra áp suất lốp là cách đơn giản nhất giúp tăng tuổi thọ cho lốp, đồng thời mang đến cảm giác lái êm ái và an toàn hơn khi sử dụng. Nếu áp suất thấp hơn mức khuyến nghị, lốp xe sẽ bị mòn 2 bên nhiều hơn và người lái cũng cảm giác chiếc xe nặng nề hơn, tốc độ xe bị giảm.
Ngược lại, áp suất cao khiến cho lốp dễ bị nổ khi chạy nhanh, độ bám đường cũng trở nên kém đi do bề mặt lốp tiếp xúc với mặt đường ít hơn.
Nên kiểm tra lốp xe thường xuyên để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
Khi chạy xe, người dùng nên hạn chế chạy nhanh qua các đoạn đường xấu vì có thể khiến cho lốp bị phù hoặc nổ. Bên cạnh đó, hệ thống lái cũng bị ảnh hưởng khi liên tục di chuyển qua các đoạn đường gồ ghề.
Sau một thời gian sử dụng khoảng 6-12 tháng, chiếc xe cần được kiểm tra lại các thông số về độ chụm bánh xe, thước lái… Những sai lệch ở hệ thống lái về lâu dài khiến cho lốp xe bị mòn không đều, vô lăng bị lệch.
Vì sao lốp dự phòng ô tô chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn
Lốp dự phòng được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp hoặc như một sự thay thế ngắn hạn khi lốp xe bị hư hỏng. Điều đó có nghĩa rằng chúng không thể sử dụng hàng ngày hoặc lâu dài.
Lốp dự phòng có khả năng chịu tải kém
Lốp dự phòng cũng có khả năng chịu tải kém hơn. Sử dụng lâu dài lốp dự phòng có thể gây ra một vấn đề cơ khí nghiêm trọng, lốp xe có đường kính nhỏ hơn khiến bộ vi sai phải chịu áp lực nặng nề hơn.
Lốp dự phòng ô tô không bền như lốp thông thường
Sức mạnh thực sự của lốp xe xuất phát từ lớp thép và polyester bên dưới lớp cao su và lốp dự phòng có các lớp này ít hơn lốp xe thường. Điều này hạn chế rất nhiều khả năng chống thủng và khả năng vào cua.
Lốp dự phòng cũng có khả năng chịu tải kém hơn
Lốp dự phòng có bề mặt tiếp xúc nhỏ hơn nên độ ma sát kém
Lốp xe dự phòng hẹp hơn và có mặt tiếp xúc đường nhỏ hơn. Điều này làm giảm độ bám đường, tăng khoảng cách phanh và có khả năng không thể đoán trước xử lý trong tình trạng khẩn cấp. Nó cũng có nghĩa là ABS và điều khiển chống trượt không hiệu quả trong việc giúp bạn thoát khỏi nguy hiểm.
Sử dụng lốp dự phòng quá lâu sẽ ảnh hưởng đến bộ vi sai điều khiển
Do bộ vi sai có chức năng khá phức tạp, nó truyền lực động cơ tới các bánh từ hộp số và điều khiển các bánh xe bên trái, bên phải chuyển động ở các tốc độ khác nhau. Điều này là cần thiết khi vào khúc cua. Trong một đoạn rẽ, con đường của phần bánh xe bên trong là ngắn hơn so với các bánh xe bên ngoài, có nghĩa là chúng quay ở tốc độ khác nhau. Khi đang lái xe trên một đường thẳng, bộ vi sai không cần hoạt động và ít hao mòn bánh răng và vòng bi. Nhưng bởi vì lốp dự phòng nhỏ hơn so với bánh xe đối lập trên cùng một trục, nên phải quay nhanh hơn để theo kịp với tốc độ của xe, làm cho bộ vi sai phải hoạt động để điều khiển lực truyền đến bánh dự phòng.
Nếu sử dụng lốp dự phòng quá lâu, dầu mỡ bôi trơn bộ vi sai sẽ bắt đầu kém, làm bánh răng và các tấm ly hợp nhanh mòn
Lốp dự phòng lâu không sử dụng sẽ nhanh bị mất tính đàn hồi
Nếu sử dụng lốp dự phòng quá lâu, dầu mỡ bôi trơn bộ vi sai sẽ bắt đầu kém, làm bánh răng và các tấm ly hợp nhanh mòn. Vì tất cả những lý do này, các nhà sản xuất đề nghị giữ tốc độ dưới 80km/h và sử dụng lốp dự phòng dưới mức khuyến cáo.
Ngoài ra, do lốp xe dự phòng thường được làm từ cao su nên cách sử dụng của nó cũng tương tự như lốp xe chính bình thường. Khi lốp xe để lâu không được sử dụng, cao su sẽ nhanh bị lão hóa, mất tính đàn hồi tạo ra do ma sát khi chạy trên đường.
Do đó, theo khuyến cáo của hầu hết các nhà sản xuất lốp, vỏ xe dù chạy ít chưa bị mòn cũng cần phải thay sau 6 năm. Vỏ xe còn mới tinh không dùng đến vẫn phải bỏ sau 10 năm.
Chăm sóc lốp xe vào mùa hè nắng nóng cần lưu ý điều gì? Chăm sóc lốp xe vào mùa hè nắng nóng là việc làm quan trọng để giữ tuổi thọ của lốp xe cũng như đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Dưới đây là những kinh nghiệm chăm sóc lốp ô tô vào mùa hè Kiểm tra áp suất lốp Sức nóng của không khí ngày hè sẽ khiến cho áp suất lốp...