Vì sao lốp ô tô lại có màu đen?
Đã bao giờ bạn thắc mắc vì sao lốp xe ô tô lại có màu đen mà không phải màu trắng, xám nhạt. Hãy cùng Cartimes khám phá điều này nhé.
Trước đây, những chiếc xe cổ đã từng sử dụng những bộ lốp màu trắng khiết của cao su, các nhà máy cũng sử dụng chất nhuộm trên những chiếc lốp để tạo ra màu xám nhạt và vàng nhạt.
Những chiếc lốp xe trong khá bắt mắt, tuy nhiên, nếu để một thời gian lâu thì chúng sẽ nhanh chóng bị khô cứng lại, bị biến màu và nứt rách. Những hiện tượng trên đã làm các chủ sở hữu xe phải chi một số tiền không nhỏ để thay những chiếc lốp xe như vậy.
Các nhà sản xuất lốp đều sử dụng cùng một chất hấp thụ là bột các-bon đen
Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng xuống cấp ở lốp là do cao su và các chất tổng hợp khác chịu tác động của ozone, một chất khí không mùi và tồn tại trong khí quyển.
Khi ozone kết hợp với tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời sẽ gây ra phản ứng hoá học, gây hại đến lốp xe po-ly-me. Và để khắc phục tình trạng này, các nhà khoa học đã phát minh ra một loại chất chứa phân tử bình ổn có tên gọi là “chất hấp thụ cạnh tranh”, chất này sẽ giữ và hấp thụ tia cực tím, chuyển thành dạng nhiệt phát tán vào môi trường. Và từ đó, phát minh này được ứng dụng rộng rãi trong công nghệ sản xuất lốp.
Ngoài ra, tất cả các nhà sản xuất lốp đều sử dụng cùng một chất hấp thụ là bột các-bon đen, chất này chiếm tới 30% trong cấu tạo của lốp xe, có tác dụng chống bào mòn vỏ lốp, hút tia cực tím và giúp cao su không bị nứt nẻ, làm tuổi thọ sản phẩm tăng đến 5 lần. Đó chính là lý do tại sao mọi lốp xe đều màu đen.
Sau khi sử dụng một thời gian dài lốp xe thường ngả sang màu xám
Video đang HOT
Cũng trong công nghiệp chế tạo lốp, các nhà sản xuất còn trộn thêm hợp chất dạng sáp khiến lốp sẽ co giãn khi chuyển động, khiến cho các phân tử sáp di chuyển tới bề mặt, tạo nên một lớp bảo vệ giữa không khí (chứa ôxi, ozone) và polime lốp, đây gọi là quá trình này phủ blooming. Tuy nhiên, khi xe đậu trong một thời gian dài, quá trình blooming không được diễn ra do không có chuyển động của lốp, ozone và tia cực tím tiếp tục tấn công vào mặt lốp, khiến lốp nhanh chóng xuống cấp.
Bên cạnh đó, sau khi sử dụng một thời gian dài lốp xe thường ngả sang màu xám, lý do là vì chất hấp thụ này sẽ chịu ăn mòn thay thế khi tác động với ozone và tia tử ngoại. Sau một thời gian, các-bon sẽ mất khả năng hấp thụ.
Xét theo thẩm mỹ, lốp màu đen còn giúp chiếc xe trông mạnh mẽ, hiện đại, không bám bẩn và phù hợp với tất cả màu sơn.
THeo cartimes
Độ xe để làm gì?
Nghĩ mãi không ra câu trả lời chuẩn nhất cho câu hỏi: "Độ xe để làm gì"? Bài này tạm nói về bán tải hay SUV vì phong trào độ xe "trông có vẻ" off-road đang phổ biến, và tranh cãi quanh vấn đề remap.
95% xe trong xã hội chả độ đẽo gì, vẫn đi bình thường, và cũng gây tai nạn như đúng rồi. 4,99% còn lại độ ít, độ nhiều cũng vẫn đi được, tỷ lệ gây tai nạn cũng thế.
0,01% xe độ mà đi hơi tý hỏng thuộc về các ông yêu khoa học, thích chế xe theo ý mình. Các ông này thì độ ghê quá nên xe... đi không nổi trên đường, nên không cần để ý.
Vậy mình bàn về các bộ phận độ, và phân thích cái nào để làm gì? Bài này tạm nói về bán tải hay SUV vì phong trào độ xe "trông có vẻ" off-road đang phổ biến, và tranh cãi quanh vấn đề remap (thuật ngữ trong độ xe dùng để tối ưu và tăng công suất xe) đang gay cấn trong cộng đồng bán tải:
Độ bánh xe
Độ bánh "to béo", được, nhưng nên lưu ý loại gai lốp. Lốp MT chạy bùn thì đường nhựa sẽ ít bám hơn AT hay HT, phanh kém "ăn" hơn cũng như đang cua dễ chửa hơn.
Nguyên tắc nên nhớ: Bánh xe càng to thì càng nặng, phanh kém, đề-pa yếu. Bánh càng nặng cũng thế. Công thức để tính là cứ mỗi Inch to hơn thì mất 3,5% lực kéo. Vậy các anh độ off-road không nên cằn nhằn về việc xe kém bốc, phanh kém hơn hay là chui xuống ruộng bất thình lình.
Nâng gầm, giảm xóc
Thực chất việc nâng gầm phục vụ mục đích là làm cho xe có thể lắp bánh to hơn. Xe càng cao thì trọng tâm cũng cao theo, vì thế giảm khả năng bám đường, cua gấp... Nếu không nâng gầm mà thay giảm xóc hoặc lò xo tốt hơn loại nguyên bản, thì có thể cải thiện được độ êm, bám đường hơn. Anh nào vẫn lăn tăn thì nên xem mẫu xe bán tải Ford Ranger Raptor, xem tại sao chiếc xe phải lắp giảm xóc xịn thế.
Nâng gầm khiến trọng tâm xe cao hơn
Thường thì ở nước ngoài họ cấm nâng gầm cao hơn nguyên bản khoảng 2 inch (5cm). Với họ thì quá độ cao 5cm xe sẽ trở nên mất an toàn khi tham gia giao thông. Ở Việt Nam thì khá linh tinh, các anh nâng hơn 5cm vẫn chạy vù vù.
Nguyên tắc nên nhớ: Nâng cho cao thì góc làm việc của trục láp và hệ thống lái thay đổi. Tăng khả năng gãy láp hay gãy giằng lái. Còn việc giảm độ bền vì góc làm việc thay đổi thì tất nhiên, hãng có bảo hành xe độ thì cũng vì không hiểu và chiều khách mà thôi.
Độ cản sắt
Điều này châu Âu cấm tiệt. Châu Úc thì cho vì xe chạy cao tốc đâm phải Kanguru bị tai nạn chết người nhiều nên họ dùng cản để "kill" mấy con vật nhảy nhót bất thình lình. Với châu Âu thì cản sắt là nguy cơ chết người số 1 khi đâm phải khách bộ hành do đó họ cấm.
Cản sắt nặng từ 40-80kg là trang bị rất đáng cân nhắc. Cùng với tời trước, xe sẽ mất cân bằng trầm trọng khi lắp thêm quá nhiều trọng lượng trên đầu xe, đặc biệt với pickup vốn đầu nặng đuôi nhẹ.
Động cơ
Vụ này rắc rối nên mới có tranh luận, theo thiển ý cá nhân thì người chạy xe Việt Nam có thể nói là hiểu biết chưa được sâu nên có kết quả là việc tranh cãi không đáng có.
Nâng công suất động cơ đang là vấn đề gây tranh cãi trong giới độ xe ô tô ở Việt Nam
Phải nói là công nghệ Common-rail trên xe máy dầu để ra 1.000 phương án nâng cấp. Việc remap hay piggy back ecu đang khá mốt cho dạng xe này. Tuy nhiên nếu mong chờ kết quả như ý muốn thì đòi hỏi sự can thiệp rất sâu vào cả phần cứng lẫn mềm.
Ví dụ ở Việt Nam đã có mẫu xe bán tải Isuzu Dmax, cống suất 500 mã lực, riêng khoản độ máy đã mất khoảng 25 ngàn USD. Còn với vài chục triệu, hay vài triệu mua cảm biến chân ga, kết quả cũng tương xứng mà thôi.
Người dùng cần hiểu mục đích độ xe để làm gì?
Các anh theo phe "remap không giải quyết vấn đề gì, lừa đấy" nên nhìn nhận kết quả thắng 0,3s tăng tốc từ 0-100km/h của chiếc Mercedes-Benz A45. Xe này chạy 1 lap trường đua Đại Nam hết 1 phút 27 giây. Việc remap, thay pô, lọc gió trị giá 100 triệu đồng mang đến kết quả 1 phút 26 giây 50.
Nói chung đua là đua, F1 chỉ cách nhau phần nghìn giây trong mỗi vòng, và điều đó tạo nên nhà vô địch. Những người đòi hỏi Ford Ranger bốc như Mercedes-Benz G63 hay Porsche Cayenne Turbo S chỉ với vài chục triệu phải nói là... khá lạc quan.
Việt Nam đang trong giai đoạn khởi đầu của đua xe, vì bản thân chúng ta còn chưa hiểu rõ đua xe là gì. Thế nên, "mấy con ngựa" hay cảm biến chân ga không biến chúng ta thành nhà vô địch.
Bài viết của Chuyên gia ô tô Vinh Nguyễn
Hyundai Santa Fe 2019 sẽ được trang bị cảm biến vân tay Công nghệ vân tay thông minh trên Hyundai Santa Fe 2019 sẽ cho phép người lái không chỉ mở khóa xe mà còn khởi động nó. Hyundai chuẩn bị bổ sung công nghệ cảm biến dấu vân tay cho các mẫu xe của họ, bắt đầu với mẫu SUV Santa Fe 2019 trong quý đầu tiên của năm 2019. Nhà sản xuất ô...