Vì sao lông mi trên dài hơn lông mi dưới?
Mi mắt trên dài hơn, to hơn và có chân lông mi sâu hơn nên đỡ được những sợi mi dài và rậm hơn.
Tất cả các loài thú có vú đều mang đặc điểm này, nhưng vì sao mi mắt trên và dưới lại khác nhau như vậy?
Lý do lớn nhất là để bảo vệ con ngươi của mắt. Ngoài ra, lông mi trên dài còn giúp chúng ta biểu hiện tình cảm và giao tiếp với mọi người.
Tác dụng bảo vệ của lông mi
Mỗi mi mắt trên của chúng ta có khoảng 90 đến 160 sợi lông mi, mỗi sợi dài khoảng 8 – 12 mm. Còn mỗi mi dưới có khoảng 75 sợi dài 6 – 9 mm.
Hai hàng lông mi kết hợp với nhau như lớp rèm bảo vệ, che chắn cho toàn bộ con mắt. Lông mi chắn bụi, côn trùng hoặc mồ hôi lọt vào mắt. Không có lông mi, mắt còn dễ bị khô và nhiễm khuẩn. Đó là lý do vì sao người không có lông mi phải chớp mắt nhiều hơn.
Độ dài hoàn hảo của lông mi là 1/3 bề rộng của mắt.
Đúng là có “độ dài lý tưởng” cho lông mi trên.
Ở cả con người và các loài động vật có vú khác, độ dài lý tưởng của lông mi là 1/3 chiều ngang của mắt. Nếu ngắn hơn hay dài thì gió sẽ dễ lọt vào mắt, như thế mắt sẽ bị khô hơn.
Cả động vật cũng có lông mi để bảo vệ mắt
Không phải chỉ con người mới có lông mi, tất cả các loài thú có vú như chó, mèo, voi, chuột đều có. Nhưng độ dài và độ rậm lông mi của chúng khác nhau tùy môi trường sống. Phần lớn các loài vật cũng đều có lông mi trên dài hơn lông mi dưới.
Những loài vật sống trong môi trường bụi bẩn thì lông mi bảo vệ mắt khỏi bị bụi bẩn bay vào. Chính vì thế lạc đà, chuột túi, voi và hươu cao cổ có đến vài hàng lông mi dài chứ không chỉ một hàng trên mỗi mí như chúng ta.
Hươu cao cổ có lông mi dài để ngăn bụi bay vào mắt.
Ở các loài gặm nhấm, như chuột cống, lông mi mọc quanh mắt và có tác dụng như những cảm biến. Nhờ đó, chuột có thể bảo vệ mắt bằng cách chớp mắt bất cứ khi nào chúng cảm nhận một vật thể lạ đến gần mắt.
Không chỉ thú có vú mà cả chim cũng có lông tơ ở gần mi mắt trên có tác dụng giống như lông mi.
Những sợi lông tơ này tạo thành bóng râm bảo vệ mắt của chim khỏi ánh sáng chói. So với thú có vú, những sợi lông giống lông mi này của chim có thể dài đến 2 cm, dày và xòe rộng ra xung quanh.
Những tác dụng khác của lông mi
Lông mi còn có một tác dụng quan trọng khác khi chúng ta gặp gỡ và trò chuyện với người xung quanh.
Lông mi giúp bạn thể hiện cảm xúc.
Người khác có thể nhận ra bạn đang mệt, ngạc nhiên hay quan tâm đến một vấn đề gì đó qua biểu hiện lông mi của bạn. Ngoài ra, chớp chớp hàng mi khi nói chuyện với ai đó cũng là một cách thể hiện bạn rất thích người đó. Hàng mi trên dài sẽ càng biểu hiện cảm xúc của bạn rõ hơn.
Những đặc điểm của lông mi:
Không giống như hầu hết lông ở những chỗ khác trên cơ thể, chân lông mi không có cơ điều khiển nên không bao giờ xuất hiện hiện tượng lông mi dựng đứng khi cơ thể nổi da gà. Lông mi thường là lông có màu sẫm nhất trên cơ thể, và không bao giờ bạc.
Người Ai Cập cổ đại đã biết dùng mỹ phẩm cho lông mi như nhiều người thời nay, cho dù họ sống cách đây những hơn 5.000 năm. Lông mi mỗi người lại khác nhau về số sợi, độ dày, độ cong, hình dáng và độ dài.
Lông mi trên thường cong hướng lên trên và mi dưới cong xuống dưới để khi chớp mắt chúng không bị mắc vào nhau. Nếu một sợi lông mi bị nhổ thì phải mất 8 tuần nó mới mọc lại, vì thế có lẽ tốt nhất là bạn không nên nhổ lông mi.
Tại sao có người thuận tay trái?
Hầu hết chúng ta đều thuận tay phải, nhưng một số ít lại có xu hướng thuận tay trái. Tại sao lại như vậy?
Thuận tay nào là do ta học dần dần thành thói quen theo thời gian hay nó có liên quan đến hệ thống thần kinh của chúng ta từ khi sinh ra? Những người thuận tay trái có phải là "dị thường" hơn những người còn lại, hay đó chỉ là lời đồn đại vô căn cứ?
Theo một nghiên cứu hoàn toàn mới trên tạp chí eLife, việc thuận tay nào không liên quan đến não bộ hay sự phát triển thần kinh của chúng ta. Có vẻ như việc thuận tay trái hoặc tay phải của bạn đã được định hình trong hệ thống sinh học của bạn từ trước khi được sinh ra, nhưng dưới dạng một hormone hubbub đặc biệt của hoạt động gen trong cột sống, chứ không phải não bộ.
Nhóm nghiên cứu đã tuyên bố trong báo cáo của họ rằng, "dữ liệu của chúng tôi cho thấy hình ảnh đầu cột sống của các bất đối xứng bán cầu, không phải đầu vỏ não."
Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đức, Hà Lan và Nam Phi - được dẫn dắt bởi các nhà sinh lý học tại Đại học Ruhr Bochum - đã quan sát kỹ càng biểu hiện gen diễn ra trong các dây cột sống đang phát triển của thai nhi trong bụng mẹ, giữa tuần thứ tám và mười hai của thai kỳ .
Từ lâu, người ta vẫn cho rằng chính hoạt động gen trong não, tùy thuộc vào bán cầu nào hoạt động mạnh nhất, sẽ xác định ai đó thuận tay phải hay thuận tay trái. Tuy nhiên, dựa trên hoạt động của các dây proto-tủy sống này, có vẻ như có một số bất đối xứng đang diễn ra ở đó mà chưa từng được phát hiện.
Hoạt động mới được phát hiện này đã và đang diễn ra từ rất lâu trước khi phần não chịu trách nhiệm vận động - vỏ não vận động - thực sự kết nối với cột sống. Các bộ phận của cột sống có trách nhiệm truyền các xung điện đến tay, cánh tay, chân và bàn chân, và sự bất cân xứng này sẽ xác định một người viết bằng tay phải hay tay trái.
Định mệnh của bàn tay bạn sẽ được quyết định trong tuần thứ 8 của thai kỳ
Thêm vào đó, nhóm nghiên cứu thực sự đã tìm ra nguyên nhân của sự đối xứng này. Nó không bị ảnh hưởng bởi các đột biến hoặc đặc điểm di truyền thông thường, mà bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường - những tác động ảnh hưởng đến em bé khi lớn lên trong bụng mẹ.
Mặc dù các yếu tố môi trường/bên ngoài này còn chưa được xác định rõ, nhưng có thể khẳng định chúng đã thay đổi cách thức hoạt động của các enzyme xung quanh em bé đang phát triển, từ đó thay đổi cách gen của chúng có thể tự biểu hiện. Điều này, do đó, ảnh hưởng đến sự bất cân xứng của hoạt động gen có trong cột sống.
Loài lợn có ngà kỳ lạ nhất thế giới Babirusa (lợn hươu) sống chủ yếu trong những khu rừng nhiệt đới xung quanh một số hòn đảo tại Indonesia. Những chiếc ngà được cho là để bảo vệ mắt khi chúng chiến đấu. Thế Anh