Vì sao loạn khuẩn đường ruột ở trẻ tăng lúc giao mùa?
Chị H. T. H (TPHCM) rất sốt ruột vì con vừa ốm 1 trận chưa khỏi hẳn thì lại thêm tiêu chảy. Đưa con đi khám chị mới ngớ người khi bác sĩ bảo con chị bị loạn khuẩn đường ruột do kháng sinh.
Hiểu đúng về loạn khuẩn
Cũng giống như chị H., khi được bác sĩ chẩn đoán con bị loạn khuẩn đường ruột, chị Q. (32 tuổi, Bình Thạnh, TPHCM) mới bắt đầu tìm hiểu xem thật ra loạn khuẩn bệnh lý gì, môi trường trong ruột tại sao lại có vi khuẩn…
Trên thực tế, môi trường ruột của thai nhi vốn vô khuẩn. Khi chào đời, do tiếp xúc với biết rằng do tiếp xúc với môi trường bên ngoài và việc sử dụng thức ăn nên nên các vi khuẩn xâm nhập qua đường miệng, đường hô hấp, trực tràng và hình thành một hệ thống vi khuẩn trong đường tiêu hóa gọi là hệ vi khuẩn chí đường ruột. Hệ vi khuẩn này tồn tại 2 dạng vi khuẩn: Đó là vi khuẩn có lợi, vi khuẩn có hại. Hai dạng vi khuẩn tác động qua lại tạo nên sự cân bằng động giúp cơ thể không nhiễm khuẩn và giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
Tuy nhiên, khi thời tiết thay đổi, trẻ uống phải loại kháng sinh tiêu diệt các vi khuẩn có lợi thì có thể làm thế cân bằng trong hệ tiêu hóa trẻ bị thay đổi, gọi là loạn khuẩn đường ruột.
Những lưu ý khi chăm sóc bé
Bé bị loạn khuẩn đường ruột thường có biểu hiện cụ thể như: chán ăn, đau bụng, nôn ói và tiêu chảy kéo dài, có bọt… Khi đó, nếu không có hướng xử lý đúng đắn trẻ rất dễ bị suy dinh dưỡng do đường tiêu hóa không ổn định. Ngoài việc cần chú ý chăm sóc trẻ theo đúng sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, các mẹ có thể điều chỉnh chế độ ăn uống của bé một chút để hệ vi khuẩn trong ruột của bé mau lập lại thế cân bằng hơn:
Video đang HOT
Tránh ăn nhiều đồ ngọt: Khi trẻ đang bị lọan khuẩn đường ruột, các mẹ nên hạn chế cho bé ăn thêm đồ ngọt bởi làm thành phần của chất ngọt có thể làm thay đổi lượng a-xít có trong đường ruột của bé, khiến tình trạng nhiễm khuẩn diễn ra trầm trọng hơn. Nếu trẻ đang bú mẹ, mẹ cũng phải kiêng đồ ngọt, nếu trẻ bú sữa bình, mẹ nên đổi sang loại sữa không chứa đường lactoza.
Ăn uống đủ chất: Thực đơn của trẻ trong những ngày này phải phong phú và đầy đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, các mẹ nên chọn những thực phẩm dễ tiêu như thịt gà, thịt heo nạc, sữa chua, cà-rốt, chuối, hồng xiêm… để chế biến món ăn cho bé. Chú ý phải tuân thủ quy tắc ăn chín uống sôi và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (không dùng lại thức ăn cũ, luôn nấu mới món ăn và vệ sinh chân tay bé sạch sẽ trước khi cho ăn…). Đặc biệt, có thể tăng cường cho trẻ dùng sữa chua vì trong thành phần của sữa chua có chứa nhiều thành phần tốt cho hệ tiêu hóa.
Bổ sung men vi sinh: Bên cạnh chế độ dinh dưỡng và giữ gìn vệ sinh, các mẹ có thể hỗ trợ quá trình ổn định hệ thống vi khuẩn ở đường ruột của con bằng cách dùng các chế phẩm vi sinh như Bio-acmin New để bổ sung những vi khuẩn có lợi cho đường ruột của bé.
Cốm vi sinh Bio-acimin New với thành phần các lợi khuẩn Lactobacillus acidophilus, Bacillus subtilis, Streptococcus feacalis là những vi khuẩn có ích, tạo cân bằng hệ vi sinh đường ruột cho trẻ, ức chế vi khuẩn gây hại, nhất là với trẻ bị rối loạn tiêu hóa do sử dụng thuốc kháng sinh.
Sản phẩm còn giúp bổ sung các a-xít amin và vitamin cần thiết giúp kích thích trẻ ăn ngon và tăng cường hấp thu dưỡng chất với những trẻ biếng ăn, gầy yếu hoặc suy dinh dưỡng, cũng như nâng cao sức đề kháng của hệ tiêu hóa bé và tạo cho bé cảm giác ngon miệng, thèm ăn.
Lan Lê
Theo Dân trí
Thực phẩm lên men, lợi và hại
Lên men là quá trình trao đổi chất, qua đó chất hữu cơ bị biến đổi dưới tác dụng của các men (enzyme) vi sinh vật. Các vi sinh vật thường được sử dụng để lên men là vi khuẩn, nấm men, nấm mốc.
Lợi ích của thực phẩm lên men
Tăng khả năng tiêu hóa hấp thụ:
Dưới tác dụng của men vi sinh vật, gluxit dạng phức hợp được cắt nhỏ thành các đường mạch ngắn, chất đạm được cắt nhỏ thành các axit amin dễ tiêu hóa hấp thụ. Lactose là đường chỉ có trong sữa, để tiêu hóa đường sữa cần men lactaza, nhưng men này lại thường thiếu hụt ở người lớn và người ít sử dụng sữa, tạo ra tình trạng rối loạn tiêu hóa sau khi uống sữa. Khi làm sữa chua, 70% đường lactose đã bị lên men và chuyển thành axit lactic, nên ăn sữa chua dễ dung nạp hơn. Trong môi trường axit của thực phẩm lên men, các khoáng chất như canxi, kẽm, tăng khả năng hòa tan giúp dễ dàng hấp thụ hơn.
Tăng sức đề kháng: Thực phẩm lên men còn là nguồn cung cấp vi khuẩn lactic - loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Theo quy luật sinh tồn, vi khuẩn lactic bám vào niêm mạc đường tiêu hóa, cạnh tranh chỗ bám làm kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh như Ecoli, Salmonella (gây tiêu chảy), vi khuẩn Pylori (gây viêm loét dạ dày) và nấm Candida. Quá trình lên men còn tạo ra các chất kháng thể, chất kháng sinh ức chế vi khuẩn có hại.
Tạo ra chất dinh dưỡng: Quá trình lên men làm tăng hàm lượng một số vitamin. Sữa lên men thường giàu vitamin nhóm B. Nhờ các men, chất đạm được cắt nhỏ thành các axit amin được hấp thu trực tiếp và dễ dàng. Các thực phẩm giàu đạm lên men là nguồn cung cấp các axit amin như nước mắm, tương, chao, phô-ai.
Loại trừ vi khuẩn có hại và các độc tố: Quá trình lên men có thể phân hủy các độc tố có trong thực phẩm như cyanogenic glucosid có trong khoai mì, măng hay mycotoxin trong hạt ngũ cốc. Nếu sử dụng những thực phẩm này mà chưa qua chế biến hoặc chế biến không đúng cách thì cyamid sẽ giải phóng vào trong cơ thể và gây ngộ độc. Việc muối chua những loại thực phẩm này giúp loại bỏ được 90-95% cyanogenic glucoside trong vòng 3 ngày. Cụ thể: lượng cyanogen glucoside trong măng tươi ngâm chua là 2,2 mg/100g trong khi măng tươi chưa luộc là 32-38 mg/100g.
Lên men lactic làm tăng nồng độ pH đã ức chế các vi khuẩn gây thối, các vi khuẩn có hại và ký sinh trùng.
Lưu ý:
Các loại mắm, dưa, cà muối thường chứa nhiều muối. Bệnh nhân cao huyết áp, tim mạch, bệnh thận cần ăn chế độ ít muối không nên sử dụng hoặc hạn chế loại thực phẩm này.
Muối chưa đạt độ chua có thể còn vi khuẩn gây bệnh, ký sinh trùng gây nhiễm trùng. Đối với các loại rau quả, đặc biệt những loại rau thường sử dụng phân đạm urê để chăm bón, quá trình lên men sẽ khiến hàm lượng nitrat có trong rau bị khử thành nitrit. Hàm lượng nitrit tăng cao trong một vài ngày đầu và giảm dần khi dưa đã vàng. Khi ăn dưa muối chưa đạt, nitrit vào cơ thể sẽ tác dụng với các gốc amin có trong thịt, cá, trứng... và nhất là mắm tôm để tạo thành nitrosamin, một chất có khả năng gây ung thư cho người.
Quá trình lên men không đúng có thể không đảm bảo được vệ sinh t hực phẩm. Trong trường hợp này, các vi khuẩn gây thối phát triển nhanh, thực phẩm không tạo ra môi trường axit nên không ức chế được các vi khuẩn gây bệnh, ký sinh trùng, không phân hủy được các độc tố và các chất hấp thụ, ngược lại còn có thể tạo ra một số chất độc như nitrosamin.
Theo SKDS
Bệnh rối loạn tiêu hóa, không nguy nhưng mà... hiểm Đừng ăn chuối, bắp cải, đậu hay hành nếu như bạn đang bị chứng rối loạn tiêu hóa. Cà phê và sữa cũng là thứ nên kiêng. Không phải là bệnh chết người, nhưng rối loạn tiêu hóa đem đến cho bạn nỗi khổ sở, khó chịu thường xuyên và dai dẳng. Đau bụng và thay đổi thói quen đại tiện do sự...