Vì sao loài chuột bạch có mặt khắp nơi trên thế giới?
Nghiên cứu mới đã tìm ra quá trình thuần hóa loài chuột bạch và con đường để loài vật này có mặt khắp nơi trên thế giới.
Các nhà nghiên cứu ở Trường đại học Otago, New Zealand, vừa công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí khoa học quốc tế “Báo cáo Khoa học”, cho biết họ đã tìm hiểu DNA lấy từ mẫu vật chuột bạch khảo cổ và phát hiện ra dấu vết cho thấy cách đây 10.000 năm, loài vật này được con người săn bắt trong tự nhiên làm thức ăn, rồi dần dần được thuần hóa và trở thành vật nuôi được nhiều người yêu thích hoặc để làm vật thí nghiệm y học.
Cách đây nhiều năm, Giáo sư Lisa Matisoo-Smith, chuyên gia ngành nhân loại học sinh vật, đã nghiên cứu DNA của các loài sinh vật mà người định cư ở Thái Bình Dương mang theo trên những chiếc thuyền di cư của mình và bà dùng DNA này làm chuẩn để xác định nguồn gốc cư dân cũng như theo dõi sự di cư của họ xung quanh vùng Thái Bình Dương.
Tiếp thu kết quả nghiên cứu của Giáo sư Matisoo-Smith, các nhà khoa học khác trên thế giới đã tìm hiểu nguồn gốc loài chuột bạch, từ đâu mà chúng đến được những hòn đảo ở vùng biển Caribe.
Theo giáo sư Matisoo-Smith, loài chuột bạch ngày nay vốn được người dân ở vùng Andes, nay là Peru, thuần hóa. Không chỉ là nguồn thức ăn quan trọng, chúng còn được sử dụng trong các buổi tế lễ tôn giáo và sau đó được vận chuyển và mua bán khắp vùng nam Mỹ.
Vào khoảng năm 500 sau Công nguyên, chuột bạch được đem đến các hòn đảo vùng Caribe theo con đường buôn bán thương mại. Ban đầu, các nhà nghiên cứu cho rằng chuột bạch ở vùng Caribe đến từ Colombia, một trong những địa điểm ở Nam Mỹ nằm gần Caribe nhất. Nhưng qua nghiên cứu DNA cổ đại của những xác chuột bạch tìm thấy ở một số địa điểm khảo cổ ở Caribe, Peru, Colombia, Bolivia, châu Âu và Bắc Mỹ, họ phát hiện ra rằng chuột bạch ở Caribe không xuất phát từ Colombia mà từ Peru.
Điều ngạc nhiên hơn nữa là xác chuột bạch tìm thấy ở cao nguyên Colombia thuộc những loài chuột bạch hoàn toàn khác. Điều này cho thấy việc thuần hóa chuột bạch đã được con người thực hiện cả ở Peru và Colombia hoàn toàn độc lập với nhau.
Thông tin di truyền cùng với điều kiện khảo cổ cũng cho thấy qua mỗi giai đoạn, chuột bạch lại được sử dụng vào các mục đích khác nhau. Giáo sư Matisoo-Smith giải thích “khi đó và đến tận ngày nay, chúng vẫn là nguồn thức ăn quan trọng ở nhiều vùng ở Nam Mỹ và ở những nền văn hóa bắt nguồn từ Nam Mỹ. Con người đã đem những con chuột này còn sống đến những hòn đảo xa xôi để trao đổi lấy những hàng hóa khác. Chuột bạch được người Tây Ban Nha đem đến châu Âu vào cuối những năm 1500, đầu 1600, sau đó đến Bắc Mỹ vào đầu những năm 1800 để làm thú cảnh.
Trong thế kỷ XIIX, chuột bạch bắt đầu được dùng làm vật thí nghiệm y học vì chúng có nhiều đặc điểm sinh học giống với con người, từ đó bắt đầu xuất hiện cụm từ “dùng làm chuột bạch” trong công tác nghiên cứu. Tất cả những loài chuột bạch ngày nay, những con được bán để làm thịt ở Nam Mỹ và Puerto Rico, và những con được dùng cho thí nghiệm y học, đều có nguồn gốc từ chuột bạch đã được thuần hóa ở Peru xưa kia.”
Vì sao chuột bạch được coi là thú cảnh ở một số nơi trong khi lại là nguồn thực phẩm ở một số nơi khác thì có lẽ là do quan niệm từ lâu đời ở mỗi nơi về cái gì có thể làm thức ăn và cái gì không.
Giáo sư Matisoo-Smith nói rằng nghiên cứu đã chứng minh lịch sử của chuột bạch phức tạp hơn so với những gì chúng ta từng nghĩ và cũng gợi ý cho những nghiên cứu khác về quá trình thuần hóa, di chuyển và phân bố các loài động vật có vú. Việc tìm ra nguồn gốc của chuột bạch vùng Caribe đã giúp chúng ta hiểu về các mạng lưới giao thương của con người trong 1.000 năm qua.
Qua phân tích DNA của những con chuột bạch cổ đại, chúng ta hiểu rõ hơn lịch sử giao thoa xã hội loài người trong hàng nghìn năm xuyên suốt ba châu lục. Kết quả nghiên cứu này còn góp phần dự báo tính đa dạng di truyền của chuột bạch và mối quan hệ của con người với loài vật nuôi quan trọng này.
Bloodride - Tuyển tập kinh dị rợn tóc gáy xứ Bắc Âu với mớ twist khó lường
Một series kinh dị đặc biệt vô cùng thích hợp cho những khán giả không có nhiều thời gian hoặc "lười" xem phim dài.
Bloodride (Tuyển Tập Chuyện Kinh Dị Na Uy) là một series gồm 6 tập phim với thời lượng khoảng 30 phút mỗi tập. Tuy nhiên, các tập phim không hề có sự liên quan, mà là 6 câu chuyện tách biệt hoàn toàn, với những màu sắc khác nhau. Điều này đồng nghĩa với việc bạn chỉ phải dành ra 30 phút để xem một "bộ phim kinh dị ngắn" và cũng không cần phải xem theo đúng thứ tự. Tuyển tập này cũng có đủ những gì chúng ta mong đợi từ một series kinh dị: kỳ bí, bạo lực, rợn tóc gáy, những phút giây hồi hộp, có đôi lúc khó hiểu và còn cả những pha "lái lụa" khó đoán trước.
Đoạn intro của series phần nào đã thể hiện được ý nghĩa của cái tên Bloodride, một chuyến xe đẫm máu. Một chiếc xe buýt cũ kỹ u ám xuất hiện giữa đêm, một người tài xế với khuôn mặt đáng sợ gây ám ảnh bước lên xe. Hành khách trên chuyến xe ma đó chính là các nhân vật trong những câu chuyện nhỏ. Mỗi người ngồi một góc, tất cả đều không ai nói một lời, chỉ lặng lẽ nhìn nhau, máu cũng chầm chậm nhỏ xuống. Khi chúng ta xem mỗi một tập phim, nhân vật tương ứng mới được zoom vào cận cảnh và rõ nét hơn, đưa chúng ta vào câu chuyện của họ.
Trailer của Blooride
Ultimate Sacrifice (Hy Sinh Tối Thượng) là tập phim kể về một gia đình gồm một cặp vợ chồng và cô con gái của họ. Vì khó khăn về tài chính, họ buộc phải chuyển về vùng nông thôn sống, điều khiến người vợ vô cùng bực tức. Tuy nhiên, chắc chắn đây không phải là một vùng quê yên bình. Nó ẩn chứa một bí mật có thể biến bất cứ ai thành quỷ dữ, chứ không chỉ riêng gì những người dân đáng sợ thích vuốt ve thú cưng ở đây. Bạn có sẵn sàng đánh đổi để có được những gì mình mong muốn không? Kể cả khi đó là những gì bạn gắn bó và yêu thương nhất? Khi bị lòng tham xâm chiếm thì con người có thể làm nên những chuyện gì? Hãy tự tìm cho mình câu trả lời.
Nhân vật Molly trong Ultimate Sacrifice.
Câu chuyện về sự hy sinh trong Ultimate Sacrifice.
Nội dung của Three Sick Brothers (Ba Anh Em Điên) có lẽ đã thể hiện rõ trong chính tựa đề của nó. Một chàng trai vừa được trở về sau 3 năm điều trị trong bệnh viện tâm thần đã có cuộc hội ngộ cùng hai người anh trai quái đản. Đó sẽ vẫn chỉ là một chuyến đi chơi bình thường của cậu em điềm đạm cùng hai ông anh quậy phá và tăng động, nếu như sự thật không dần dần được hé lộ.
Cậu em trai Erik trong Three Sick Brothers.
Bad Writer (Nhà Văn Tồi) là một góc nhìn thú vị về những người làm nghề viết lách. Hãy thử tưởng tượng bạn là một nhà văn hoàn toàn có quyền trong tay để tạo nên một câu chuyện theo ý mình. Bạn sẽ làm gì với những người mình không ưa khi đưa chính họ vào câu chuyện của mình, và sẽ định ra cho họ một kết cục như thế nào? Nhưng ở đây, làm vậy không chỉ để cho vui. Mọi chuyện sẽ ra sao nếu như những gì bạn gõ lên bàn phím đều biến thành hiện thực? Chúng ta là chủ nhân của câu chuyện do chính mình viết ra, hay chỉ là một nhân vật trong câu chuyện của ai đó?
Cô nhà văn Olivia trong Bad Writer.
Lab Rats (Chuột Bạch) lại mang tới màu sắc hoàn toàn khác biệt, vì vậy có phần không đúng lắm khi xếp nó "chung mâm" với những tập phim còn lại. Lab Rats có lẽ không phải kinh dị mà là thể loại tâm lý tội phạm thì đúng hơn. Rắc rối xảy ra khi một đại gia ngành dược phẩm bị mất trộm nguyên mẫu quý giá của mình. Ông ta nghi tất cả những vị khách mình mới tới dùng bữa, thậm chí còn không bỏ qua cả người vợ. Ai là thủ phạm, và những biện pháp nào được áp dụng để tìm ra được kẻ đó?
Bữa tiệc rắc rối trong Lab Rats.
The Old School (Ngôi Trường Cũ) lấy bối cảnh là một ngôi trường được mở cửa trở lại sau 40 năm. Cô giáo viên mới chuyển về dạy ở đây đã gặp hết chuyện kỳ bí này đến chuyện kỳ bí khác. Đó cũng là lúc mà bí mật đáng sợ cách đây 4 thập niên từ từ được vén màn.
Cô giáo Sanna trong The Old School.
The Elephant in the Room (Con Voi Trong Phòng) khai thác bí ẩn trong cái chết của một nữ nhân viên trong một công ty nọ. Trong một bữa tiệc hóa trang của nội bộ công ty này, sự thật dần dần được khám phá ra, và mọi đầu mối đều dẫn tới một chú voi.
Kristen và Paul - hai nhân viên mới trong The Elephant in the Room.
Các nhân vật trong 6 tập phim của Bloodride.
Nếu đã xem đủ hết cả 6 tập, chắc chắn bạn sẽ biết được câu chủ đề nào của Bloodride tương ứng với tập phim nào. Đó là: "Kẻ ác nhân trong lớp cải trang", "Thị trấn nhỏ với những bí mật đen tối", "Bạn không thể viết nên số phận", "Bạn sẵn sàng từ bỏ điều gì?", "Bạn có thể tin tưởng chính bản thân mình không?", "Sức mạnh nằm trong mật mã".
Chỉ với thời lượng ngắn có 30 phút, các nhà làm phim Na Uy vẫn có thể làm nên được những câu chuyện trọn vẹn và chỉn chu. Mỗi tập phim đều có mở đầu, phát triển, cao trào rồi đi tới kết thúc bất ngờ, để có những khi người xem ngỡ rằng mình có thể đoán ra trước điều gì xảy ra tiếp theo thì lại phải ngạc nhiên trước những cú twist không kém phần ngoạn mục.
Bloodride là một series đáng xem đối với những fan của thể loại kinh dị và kỳ bí. Nó không có những khoảnh khắc "hù dọa" khiến khán giả phải giật mình, cũng không có quá nhiều máu hay đâm chém đến mức đáng sợ. Bloodride "ăn điểm" nhờ cách dẫn dắt gợi mở khiến người xem dần bị cuốn vào mạch phim. Sẽ có những lúc chúng ta ngỡ như đang xem một câu chuyện bình thường để rồi không hiểu nổi là "có gì kỳ lạ đâu", đến khi xảy ra thì gật gù chắc mẩm "mình đoán trước được rồi", nhưng cuối cùng lại chưng hửng trước kiểu plot twist "dễ ghét".
Bloodride hiện đang được công chiếu trên Netflix
Thuốc chống virus từ... đường Các nhà khoa học Mỹ phát triển thuốc chống virus từ... các phân tử đường. Mặc dù còn quá sớm để đưa ra kết luận cuối cùng, song loại thuốc mới này được đánh giá là có tiềm năng lớn trong điều trị các bệnh nhiễm virus. Tạp chí "Science Advances" (Mỹ) cho biết, các nhà khoa học đã phát triển phân tử...