Vì sao lô “đất vàng” 94 Lò Đúc từ hơn 29.000m2 chỉ còn 20.000m2?
Khu “đất vàng” số 94 Lò Đúc bị bỏ hoang nhiều năm gây lãng phí, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu phải xử lý dứt điểm dự án này trong tháng 1/2025.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Trưởng ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của thành phố vừa yêu cầu phải xử lý dứt điểm dự án tại số 94 Lò Đúc ( quận Hai Bà Trưng) trong tháng 1/2025.
Dự án này đã kéo dài nhiều năm, ông Thanh cho rằng, thành phố cần tập trung giải quyết, tháo gỡ nhằm chống lãng phí, không gây thiệt hại cho Nhà nước.
Thu hồi nhiều diện tích để xây trường, đường
Theo tìm hiểu của phóng viên Dân trí, khu đất 94 Lò Đúc có diện tích hơn 29.300m2 có nguồn gốc do Công ty rượu Hà Nội trước đây là doanh nghiệp Nhà nước (thuộc Bộ Công nghiệp, nay là Bộ Công Thương) quản lý, sử dụng.
Khu “đất vàng” 94 Lò Đúc bị bỏ hoang nhiều năm gây lãng phí (Ảnh: Hà Phong).
Năm 2006, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp có Quyết định số 2920/QĐ-BCN ngày 20/10/2006 và Quyết định số 3330/QĐ-BCN ngày 21/11/2006 về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty TNHH Nhà nước MTV rượu Hà Nội thành Công ty cổ phần cồn rượu Hà Nội.
Tại phương án cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước Công ty rượu Hà Nội lập ngày 20/9/2006, không có nội dung về phương án sử dụng khu đất 94 Lò Đúc; giá trị tài sản nhà cửa, kho tàng, vật kiến trúc tại số 94 Lò Đúc của Công ty rượu Hà Nội đã được xác định vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa.
Ngày 28/7/2007, Công ty cổ phần cồn rượu Hà Nội và Công ty cổ phần Kinh doanh và xây dựng nhà đã ký hợp đồng kinh tế về việc đền bù nhà xưởng, công tôn tạo mặt bằng và hỗ trợ kinh phí để di chuyển cơ sở sản xuất của Công ty cổ phần cồn rượu Hà Nội.
Video đang HOT
Ngày 18/12/2013, hai công ty này ký biên bản quyết toán và thanh lý hợp đồng. Theo đó, Công ty cổ phần kinh doanh và xây dựng nhà đã thanh toán chi phí đền bù nhà xưởng, công tôn tạo mặt bằng để di chuyển cơ sở sản xuất gây ô nhiễm tại số 94 Lò Đúc cho Công ty cổ phần cồn rượu Hà Nội với số tiề.n gần 269 tỷ đồng.
Công ty cổ phần cồn rượu Hà Nội đã hoàn thành di dời nhà máy sản xuất cồn rượu Hà Nội đến Khu Công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Ngày 29/7/2014, UBND TP Hà Nội có quyết định cho Công ty cổ phần cồn rượu Hà Nội thuê hơn 2.500m2 đất tại 94 Lò Đúc để tiếp tục sử dụng cùng với công trình đã xây dựng làm văn phòng làm việc và cửa hàng giới thiệu sản phẩm.
Trong các năm 2015, 2016, 2018, UBND TP Hà Nội có các quyết định thu hồi một số diện tích đất thuộc khu đất 94 Lò Đúc để giải phóng mặt bằng, thực hiện các dự án của thành phố với tổng diện tích thu hồi hơn 4.200m2 để làm sân vườn Trường mẫu giáo Chim Non hơn 400m2; xây dựng Trường THCS Lê Ngọc Hân hơn 3.300m2; xây dựng đường Thi Sách kéo dài hơn 400m2.
Ngoài ra, Hà Nội cũng thu hồi hơn 2.400m2 đất dự kiến bố trí cho Công ty văn phòng phẩm Hồng Hà. Hiện Công ty văn phòng phẩm Hồng Hà chưa được UBND thành phố giao đất, cho thuê đất.
Diện tích còn lại của khu đất này là hơn 20.000m2.
Đến ngày 19/11/2020, UBND TP Hà Nội có quyết định cho Công ty cổ phần kinh doanh và xây dựng nhà thuê hơn 20.000m2 đất tại số 94 Lò Đúc với thời hạn hàng năm.
Tháng 12/2020, Sở TN&MT ký hợp đồng thuê đất cho Công ty cổ phần kinh doanh và xây dựng nhà.
Không còn chức năng nhà ở
Ngày 5/12/2023, Công ty cổ phần kinh doanh và xây dựng nhà có văn bản gửi UBND TP Hà Nội và Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đề xuất điều chỉnh mục tiêu từ dự án có chức năng nhà ở sang dự án tổ hợp văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại (không có chức năng nhà ở).
Công ty cổ phần cồn rượu Hà Nội đang thuê hơn 2.500m2 đất tại 94 Lò Đúc làm văn phòng làm việc và cửa hàng giới thiệu sản phẩm (Ảnh: Hà Phong).
Ngày 22/8, UBND TP Hà Nội có văn bản chỉ đạo chấm dứt hiệu lực văn bản số 8002/UBND-KH&ĐT ngày 15/10/2014 của UBND thành phố về việc giao Công ty TNHH đầu tư kinh doanh và phát triển đô thị Thiên Bình nghiên cứu lập dự án tổ hợp khách sạn, trung tâm thương mại, căn hộ để bán tại 94 Lò Đúc.
Căn cứ quy định của pháp luật và từ thực tế, mới đây, Sở TN&MT đề nghị UBND TP Hà Nội giao Sở KH&ĐT tổng hợp, dự thảo văn bản của thành phố báo cáo, đề nghị Thủ tướng cho phép thành phố xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư.
Đồng thời với đó là đề nghị Thủ tướng cho phép Hà Nội xem xét, chấp thuận nhà đầu tư không thông qua đấu giá, đấu thầu và chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất không đấu giá quyền sử dụng đất, không đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất cho Công ty cổ phần kinh doanh và xây dựng nhà.
Chủ tịch Hà Nội khẳng định thủ đô không có người ăn xin, người vô gia cư
Khi tham dự hội nghị các thị trưởng ASEAN tại Lào, Chủ tịch Hà Nội tự tin khẳng định trước bạn bè quốc tế: "Hà Nội hiện không có người ăn xin ăn mày, không có người vô gia cư".
Ngày 14/10, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã đối thoại với thanh niên thủ đô với chủ đề "Thanh niên tham gia xây dựng thủ đô xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại".
Phát biểu tại đây, Chủ tịch Hà Nội đán.h giá cao nội dung chủ đề buổi đối thoại, cho rằng đây là một chuỗi các nội hàm đặt ra trong chiến lược phát triển của thủ đô trước mắt cũng như lâu dài.
Tiếp thu các ý kiến, đề xuất của thanh niên trong xây dựng thủ đô nhằm hiện thực hóa "khát vọng thủ đô và hành động Hà Nội", ông Thanh khẳng định, chương trình là cơ hội, là diễn đàn để thanh niên thủ đô đóng góp, gửi gắm những kỳ vọng phát triển đất nước nói chung và thủ đô nói riêng.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại cuộc đối thoại với thanh niên chiều 14/10 (Ảnh: CTV).
Theo ông, tất cả ý kiến của các thanh niên đều có giá trị để thành phố nghiên cứu, chắt lọc, đưa vào xây dựng và triển khai chính sách phát triển thủ đô. Thành đoàn Hà Nội cần tổ chức cho thanh niên có nhiều cơ hội hơn tham gia xây dựng chính sách.
Nhấn mạnh Luật Thủ đô vừa được Quốc hội khóa XV thông qua rất quan trọng, liên quan đến công cuộc phát triển xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại, thông minh của thủ đô, Chủ tịch Hà Nội mong muốn đoàn viên, thanh niên dành thời gian tìm hiểu, nghiên cứu thêm nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả cơ chế, chính sách đặc thù mà Trung ương dành cho thành phố.
Nhấn mạnh định hướng phát triển thủ đô mà chủ thể, trung tâm là người dân, tất cả vì cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân, ông Thanh nêu rõ, thanh niên phải tham gia gánh vác trọng trách xây dựng Hà Nội xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại.
Chia sẻ tại cuộc đối thoại, ông Thanh cho biết, mới đây khi tham dự hội nghị các thị trưởng ASEAN tại Lào, khi được hỏi về những thành tựu của thủ đô, ông không khoe khoang về sự giàu có và cũng thẳng thắn nhìn nhận thành phố còn một số tồn tại như ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, ông tự tin khẳng định trước bạn bè quốc tế rằng: "Hà Nội hiện không có người ăn xin ăn mày, không có người vô gia cư".
Theo ông, những người ngủ đêm ở gầm cầu, ở chợ không phải bởi người dân không có nhà mà là do đặc thù công việc.
Ông Thanh cho hay, dịp 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Hà Nội đã xóa các nhà dột nát trên toàn thành phố; 2,3 triệu học sinh đều cơ bản được đến trường; người già, người có hoàn cảnh khó khăn, người có công đều được chăm lo chu đáo.
Người đứng đầu chính quyền Hà Nội khẳng định, đời sống người dân thủ đô đang ngày càng được nâng lên và Hà Nội đang cố gắng làm những gì tốt nhất để phục vụ người dân, để cuộc sống người dân tốt hơn. Hà Nội hướng tới mục tiêu mọi người dân sẽ được khám sức khỏe miễn phí định kỳ hàng năm.
Liên quan chia sẻ trên, tại cuộc tiếp xúc cử tri hai huyện Mê Linh và Sóc Sơn ngày 11/10, ông Thanh cũng đã khẳng định "Hà Nội hiện không có người ăn xin ăn mày, không có người vô gia cư", đời sống người dân thủ đô đang ngày càng được nâng lên.
Ông Trần Sỹ Thanh: Người dân thủ đô sẽ được khám chữa bệnh miễn phí mỗi năm một lần Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết trong định hướng, mỗi người dân Hà Nội sẽ được khám sức khỏe miễn phí một lần trong một năm Chiều 11-10, tại huyện Mê Linh (Hà Nội), Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cùng các đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử số 10 đã tiếp xúc...