Vì sao lính Hàn Quốc mê xe tăng Nga
Là một đồng minh thân cận với Mỹ, nhưng Hàn Quốc từng có trong tay những chiếc xe tăng của Liên Xô còn hiện đại hơn cả xe tăng Triều Tiên.
Binh sĩ Hàn Quốc trên một chiếc xe tăng T-80 do Nga chế tạo. Ảnh: RussiaInsider
Triều Tiên được biết đến là một trong số quốc gia có quân số thường trực lớn nhất thế giới với khoảng 4.000-6.000 xe tăng chủ lực, chủ yếu là các xe tăng cũ của Nga và các phiên bản tăng sao chép của chúng ở trong nước và từ Trung Quốc. Tuy nhiên, điều đáng nói là đối thủ Hàn Quốc của họ cũng có các xe tăng do Liên Xô chế tạo hiện đại và uy lực hơn các xe tăng của Triều Tiên, theo RussiaInsider.
Trong thập niên 1980, Hàn Quốc liên tục xích lại gần Trung Quốc và Liên Xô với hy vọng thiết lập các mối quan hệ hiệu quả, đồng thời tìm cách chia rẽ hai nước này với Triều Tiên.
Ban đầu, Liên Xô không muốn điều này, nhưng đến cuối thập niên 1980, khi Gorbachev lên nắm quyền, họ đã thay đổi chính sách khi cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng diễn ra khiến Moscow phải vay Seoul 1,5 tỷ USD.
Năm 1991, khi Liên Xô tan rã, Nga là nước kế thừa hợp pháp chiếc ghế Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, kho vũ khí nguyên tử và các khoản nợ nước ngoài. Tuy nhiên, kinh tế Nga dưới thời Yeltsin khi đó gặp khó khăn về tiền mặt hơn cả trước kia và không có tiền trả nợ.
Moscow đã đề nghị Seoul và các chủ nợ khác thanh toán bằng một thứ họ dư thừa là các vũ khí hiện đại. Ban đầu, Seoul từ chối, nhưng đến năm 1994, họ đồng ý một nửa khoản nợ sẽ được giải quyết bằng vũ khí của Nga.
Hàn Quốc, dù có quan hệ quân sự thân thiết với Mỹ, trên thực tế là một trong số nước sớm chấp nhận lời đề nghị của Nga bởi họ nhận thấy đây thực sự là một cơ hội tốt để tiếp cận công nghệ Nga.
Thời điểm đó, Hàn Quốc đang tìm cách lắp ráp các khí tài quân sự hiện đại nhưng chưa gặt hái nhiều thành công. Ngoài ra, họ cũng muốn tự mình phát triển vũ khí trong nước nhưng đồng minh Mỹ lại tỏ ra kém nhiệt tình hỗ trợ.
Bởi vậy, khi Nga đưa ra lời đề nghị cung cấp vũ khí hiện đại nhất của mình với điều kiện Hàn Quốc phải mua với số lượng lớn mà không được yêu cầu các hợp đồng chuyển giao công nghệ bắt buộc, Hàn Quốc đã lên danh sách một loạt khí tài họ muốn nhất gồm : 33 xe tăng T-80U, 33 xe chiến đấu bộ binh BMP-3, hơn 1.000 bệ phóng tên lửa chống tăng “Metis” và hàng chục tên lửa phòng không “Igla”. Tất cả đều được bàn giao trong giai đoạn 1995-1996.
Những xe tăng Nga mà Hàn Quốc tiếp nhận được trang bị pháo 125 mm uy lực hơn nhiều o với pháo 105 mm hay 115 mm trên xe tăng M-48 và K-1 của họ, đồng thời có độ cơ động cao hơn nhờ các động cơ tuốc bin khí.
Sau một thời gian làm quen, lính Hàn Quốc rất thích tăng T-80 nên trong chương trình đổi nợ lấy vũ khí lần hai năm 2002, họ đã yêu cầu thêm 10 chiếc tăng nữa được bàn giao vào năm 2005.
Video đang HOT
Nhiều binh sĩ Hàn Quốc tỏ ra rất thích tăng T-80 của Nga. Ảnh: Chosul
T-80 đã trở thành loại tăng uy lực nhất của Hàn Quốc trong gần 20 năm, cho tới năm 2014, khi tăng K-2 với pháo 120 mm sản xuất trong nước có uy lực tương đương ra đời và bắt đầu được biên chế vào quân đội.
Tương tự xe tăng T-80, xe chiến đấu bộ binh BMP-3 cũng tăng cường đáng kể tiềm lực quân sự của Hàn Quốc. Đây là xe chiến đấu bộ binh đầu tiên của họ và hoàn toàn vượt trội so với xe chở quân bọc thép M113 do Mỹ chế tạo và K200 do Hàn Quốc tự thiết kế vốn chậm chạp và có hỏa lực yếu hơn.
Năm 1999, Hàn Quốc tự phát triển xe chiến đấu bộ binh K21 của riêng mình và đưa vào biên chế vào năm 2009. Mẫu xe K21 của Hàn Quốc không có tính năng lội nước tốt như xe BMP-3 của Nga, dù nó mới và giá thành đắt hơn.
Hàn Quốc sau đó đã tổ chức tiểu đoàn bộ binh cơ giới đầu tiên của mình với 33 xe chiến đấu bộ binh BMP-3 của Nga. Ấn tượng với hệ thống quan sát trên những chiếc xe này nên năm 2002, Hàn Quốc yêu cầu bổ sung 37 xe nữa và được bàn giao năm 2005.
Duy Sơn
Theo VNE
Lịch sử chế tạo xe tăng Nga qua ảnh
Cách đây hơn 50 năm, ngày 31/8/1920, nhà máy Krasnoe Sormovo chế tạo ra chiếc xe tăng đầu tiên của Liên Xô.
Kể từ đó, nước Nga đã tiếp tục cho ra đời nhiều cỗ máy bọc thép giữ vị trí quan trọng trong lịch sử chiến tranh.
Xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ 3 T-90 Vladimir là phiên bản hiện đại hóa của T-72B. Từ năm 1993 tới nay, T-90 là loại chiến xa được sử dụng nhiều nhất trong Các lực lượng mặt đất và Thuỷ quân lục chiến Nga. Ngoài ra nó cũng là dòng xe tăng được các đối tác nước ngoài ưa thích cả về giá cả, chất lượng lẫn độ tin cậy vượt trội. Trong ảnh: Một chiếc T-90 biểu diễn tại Diễn đàn công nghệ kỹ thuật quốc tế 2014 ở Zhukovsky, ngoại ô Moskva.
KV là một cỗ chiến xa hạng nặng tham gia phục vụ trong Hồng quân Nga thời Thế chiến 2. KV là viết tắt của Kliment Voroshilov, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô. Dòng xe tăng này được sản xuất từ tháng 8/1939 tới tháng 8/1942. KV nổi tiếng có lớp vỏ thép bảo vệ hạng nặng khiến quân phát xít phải gọi chúng là "người khổng lồ Nga". Trong ảnh: Xe tăng KV xuất kích từ Quảng trường Cung điện ở Leningrad.
T-34 là cỗ xe tăng hạng trung thời Liên Xô và là phương tiện chiến đấu chủ lực của Hồng quân cho đến nửa đầu năm 1944. T-34 là dòng xe được sản xuất rộng rãi nhất trong thời Thế chiến 2, đóng vai trò quan trọng trong tiến trình lịch sử chiến tranh. Các chuyên gia quân sự đã liên tục ngợi ca T-34 là một trong số những xe chiến đấu tốt nhất giai đoạn Thế chiến 2. Trong ảnh: Một chiếc T-34 đặt tại Bảo tàng trung tâm Vũ khí quân đội Liên Xô tại Moskva.
Tsar là loại xe bọc thép khác thường do kỹ sư Nikolai Lebedenko phát triển năm 1914-1925. Thiết kế của Tsar khác biệt với các loại xe tăng ngày nay bởi nó không sử dụng bánh xích, thay vào đó là thiết kế của xe đạp ba bánh. Dự án này đã bị hủy bỏ sau khi các cuộc khảo sát cho thấy nó không đủ mạnh để chiến đấu, dễ bị hỏa lực phá hủy. Chiếc xe tăng đầu tiên và duy nhất được chế tạo đã bị tháo dỡ thành phế liệu. Trong ảnh: Tsar trong quá trình thử nghiệm năm 1915.
Xe tăng hạng nặng IS-2 (hay còn gọi Object 240) sử dụng trong thời Thế chiến 2. IS là tên viết tắt của Joseph Stalin, nhà lãnh tụ thời Liên Xô, đây cũng là ký hiệu chính thức của hàng loạt chiếc xe tăng được sản xuất trong một thập kỷ từ năm 1943-1953. IS-2 là cỗ xe bọc thép mạnh nhất thời đó. Sau chiến tranh, IS-2 được cải tiến và tiếp tục phục vụ trong Các lực lượng vũ trang Nga cho tới năm 1995. Trong ảnh: Các kỹ sư kiểm tra một chiếc IS-2 chuẩn bị tham gia chiến đấu.
Ra đời vào những năm đầu thập kỷ 1960, T-64 là loại xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ hai do Cục kỹ thuật Kharkov của nước Cộng hòa Xô Viết Ukraine chế tạo. Một đặc điểm mang tính cách mạng của T-64 là sự kết hợp của bộ nạp tự động cho nòng súng 125mm. Cải tiến này thay thế nhiệm vụ của một binh sĩ, cho phép giảm bớt số người trên xe tăng cũng như giảm bớt kích thước và trọng lượng của xe. Trong ảnh: T-64 diễn tập.
T-80 là xe tăng chiến đấu chủ lực đầu tiên trang bị động cơ tuốc bin khí đốt. Loại xe này được đưa vào phiên chế quân đội Nga năm 1976.
KhT-26 là mẫu xe tăng phun lửa hạng nhẹ của Liên Xô. Phiên bản phát triển của T-26 này được sản xuất thành vài dòng khác nhau trong những năm 1932-1936. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà bình chứa của KhT-26 sẽ nạp đầy dung dịch tạo khói, chất hóa học độc hại hay như dung dịch nước và xà phòng để tẩy rửa khu vực.
BT-7 là mẫu xe cuối trong loạt tăng hạng nhẹ BT, được sản xuất vào khoảng những năm 1930-1940. Mặc dù có lớp vỏ bọc thép nhẹ nhưng BT-7 vẫn được trang bị đầy đủ vũ khí, đồng thời có khả năng di chuyển linh hoạt hơn hẳn những chiếc xe tăng cùng thời khác. Tháng 6/1941 khi quân Đức quốc xã tấn công Liên bang Xô Viết, Hồng quân đã sử dụng BT-7 làm xe chiến đấu chủ lực. Trong ảnh: Một bức hình về BT-7 trong cuốn "Những vũ khí của Chiến thắng 1941-1945".
Xe tăng hạng nhẹ T-26 đã tham gia nhiều trận chiến những năm 1930 và Thế chiến 2. Nó là phiên bản cải tiến từ mẫu xe tăng Vickers 6-Ton của Anh. T-26 nổi tiếng về độ tin cậy và bảo trì dễ dàng. Trong ảnh: Binh đoàn Pechenin nghỉ ngơi bên cạnh một chiếc T-26 sau trận chiến đấu.
Xe tăng hạng nhẹ T-60 được phát triển vào tháng 8/1941, một tháng sau đó thì tham chiến cùng với Hồng quân. Tổng cộng các nhà máy đã chế tạo ra 5.920 chiếc T-60 cho tới khi dừng hẳn sản xuất vào tháng 2/1943. Hiện chỉ còn có 6 chiếc T-60 được lưu giữ tại các bảo tàng ở Nga và Phần Lan.
T-28 là mẫu xe tăng hạng trung có 3 tháp pháo, phát triển trong khoảng năm 1930-1932. Cỗ xe tăng này được trang bị một nòng súng cùng với súng máy. Thiết kế của T-28 bổ sung các thiếu sót của mẫu T-35 và là dòng xe tăng hạng trung mạnh nhất thời điểm đó.
Xe tăng chiến đấu T-71 Ural là mẫu tăng thế hệ thứ hai được sản xuất rầm rộ nhất. Nó được đưa vào phiên chế quân đội Xô Viết năm 1973 và xuất khẩu tới các nước thuộc khối Hiệp ước Warsaw, Phần Lan, Ấn Độ, Iran và Syria... Trong ảnh: Một nhóm tăng T-72 tập trận vượt sông.
T-70 là mẫu xe tăng hạng nhẹ của Xô Viết thời Thế chiến 2, do nhà máy lắp ráp ô tô GAZ chế tạo năm 1941. T-10 từng tham gia nhiều trận chiến quan trọng như Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại và chiến trận Vòng cung Kursk năm 1943.
Theo Hoàng Trang /Sputnik
baotintuc.vn