Vì sao Liên Xô không gia nhập phe đồng minh chống phát xít năm 1939?
Anh, Pháp, và Liên Xô từng cố gắng hình thành một liên minh chống phát xít Đức, nhưng nỗ lực này đổ vỡ và Stalin ký thỏa thuận với chính Đức Quốc xã.
Tình hình ở châu Âu vào mùa xuân năm 1939 cực xấu. Chính sách làm hài lòng mà Anh và Pháp theo đuổi, nhằm cố giữ cho trùm phát xít Adolf Hitler hòa bình bằng cách thỏa mãn lòng tham ngày càng tăng của y, đã thất bại hoàn toàn.
Các lãnh đạo Liên Xô (Stalin, Molotov, Voroshilov) đối diện với sự lựa chọn khó khăn vào năm 1939. Ảnh: Russianphoto.
Thủ tướng Anh khi đó là Neville Chamberlain và Thủ tướng Pháp Eduard Daladier “để cho” Đức thôn tính nước Áo, sau đó buộc Tiệp Khắc từ bỏ khu vực Sudetenland đông người Đức sinh sống và trao lại khu vực này cho Hitler.
Tuy nhiên, chỉ nửa năm sau đó, vào tháng 3/1939, Hitler phá vỡ hòa ước và chiếm đóng nốt phần còn lại của Tiệp Khắc. Bây giờ thì đã rõ việc làm hài lòng Đức là không thể và khi ấy phương Tây mới cuối cùng chịu quay sang Liên Xô hợp tác.
Ẩn ý từ Stalin
Vài ngày trước khi quân Đức chiếm Tiệp Khắc, lãnh tụ Liên Xô Joseph Stalin phát biểu tại Đại hội Đảng Cộng sản nước này ở Matxcơva. Ông nói: “Các nước hiếu chiến đang phát động chiến tranh, vi phạm lợi ích của các nước không xâm lược, đặc biệt là Anh, Pháp và Mỹ… Chúng ta ủng hộ các quốc gia là nạn nhân của xâm lược và chiến đấu vì sự độc lập của các nước đó”.
Đây là dấu hiệu rõ ràng về việc Matxcơva đã sẵn sàng nói chuyện với các nước phương Tây, mặc dầu khi ấy Liên Xô vẫn coi họ là các quốc gia tư bản thù địch. Stalin hiểu rằng Liên Xô thực sự cần một liên minh với Anh và Pháp để thoát khỏi tình thế một mình đối đầu với toàn phe Trục (phe phát xít).
Hình thành một liên minh hai mặt trận chống lại Hitler vào năm 1939 dường như là một lựa chọn hợp lý để chặn y. Sau khi Hitler đã phỉ nhổ vào tất cả các thỏa thuận trước đó của chính y với Anh và Pháp bằng việc chiếm Tiệp Khắc, phương Tây cũng đã ý thức rõ sự nguy hiểm. Nhưng vẫn khó khăn trong việc xây dựng một liên minh, vì Anh, Pháp và nhất là các nước láng giềng của Liên Xô e sợ Stalin hơn cả Hitler.
Vấn đề tranh chấp lãnh thổ
Thủ tướng Anh Neville Chamberlain, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành chính sách của các nước phương Tây. Ông ta đặc biệt ghét chủ nghĩa cộng sản. Chỉ riêng ý tưởng hợp tác với Stalin đã đẩy ông ta lùi lại. Trong một bức thư gửi bạn vào tháng 3/1939, ông viết: “Tôi phải thú nhận có sự thiếu tin tưởng sâu sắc đối với Nga. Tôi không tin chút nào vào khả năng của họ duy trì một cuộc tiến công hiệu quả, kể cả khi họ muốn vậy. Và tôi không tin động cơ của họ…”.
Trùm phát xít Đức Adolf Hitler bắt tay với Thủ tướng Anh Neville Chamberlain. Từ bỏ Tiệp Khắc là một trong các sai lầm lớn nhất trong lịch sử quan hệ quốc tế của Anh. Ảnh: Getty.
Vì sao ông Chamberlain bướng bỉnh như vậy? Nguyên nhân không chỉ là quan điểm chống cộng của ông ta. Vấn đề nằm ở chỗ không có biên giới trực tiếp giữa Đức và Liên Xô vào mùa xuân 1939. Trong trường hợp Hồng quân Liên Xô phải đánh nhau với nước Đức Quốc xã, một trong hai nước Ba Lan và Romania sẽ phải để cho họ đi qua lãnh thổ của mình, mà điều này họ không muốn xảy ra.
Sử gia Oleg Budnitsky, giám đốc của Trung tâm Quốc tế về Lịch sử và Xã hội học Thế chiến 2, cho biết: “Thực sự thì Liên Xô có các tranh chấp lãnh thổ với cả Ba Lan và Romania. Do vậy, cả hai quốc gia đó lo sợ một khi quân Xô viết vào lãnh thổ của họ thì sẽ không chịu đi”.
Khi Anh và Pháp bảo đảm hỗ trợ cho Ba Lan và Romania thì Chamberlain không háo hức gây áp lực lên các đồng minh của mình. Tuy nhiên một bộ phận lớn công chúng Anh nghĩ cách khác: Thủ tướng tương lai của Anh là Winston Churchill đã có một phát biểu hùng hồn ở Thượng viện, tuyên bố “không có cách nào để duy trì một mặt trận phía đông chống lại sự xâm lược của Đức Quốc xã nếu không có sự hỗ trợ tích cực của Nga”.
Theo các cuộc điều tra quốc gia vào tháng 6/1939, 84% người Anh ưa thích một liên minh quân sự Anh-Pháp-Liên Xô. Do vậy Chamberlain và Daladier phải bắt đầu đàm phán một cách lưỡng lự với Stalin.
Những cuộc đàm phán không đủ đại diện cấp cao
Video đang HOT
Từ ngày 15/6 đến 2/8/1939, các đại diện của Anh, Pháp và Liên Xô tụ tập ở Matxcơva để quyết định về các điều khoản chính trị. Điều gì họ nhất trí được sau 2 tháng tranh luận? Theo dự án này, tất cả 3 cường quốc này sẽ bảo đảm hỗ trợ quân sự cho nhau và cho bất cứ quốc gia nào tiếp giáp với Đức (Estonia, Latvia, Litva, Ba Lan, Romania, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, và Bỉ) nếu bị Đức xâm lược.
Họ đạt được một thỏa thuận sơ bộ, nhưng khi đi đến màn đàm phán trực tiếp giữa các phái đoàn quân sự thì mọi thứ nhanh chóng sụp đổ. Phía Liên Xô có các đại diện cấp cao trong đàm phán, như Nguyên soái Kliment Voroshilov – Bộ trưởng Quốc phòng và chỗ thân thiết với Stalin. Trong khi đó, Anh và Pháp chỉ cử các quan chức quân sự cấp nhỏ tới Matxcơva, đó là Đô đốc Reginald Drax và Tướng Aimé Doumenc – các vị này không có thẩm quyền đưa ra bất cứ quyết định nào mà thiếu sự phê chuẩn của chính phủ của họ.
Kết cục tất yếu
Oleg Budnitsky cho biết: “Liên Xô đã kinh sợ khi thấy phương Tây có sự đại diện cấp thấp như vậy, nên Liên Xô không còn coi trọng các cuộc đàm phán đó lắm”
Nguyên soái Liên Xô Kliment Voroshilov. Ảnh: Sputnik.
Các cuộc thương lượng ngừng ngay lập tức sau khi Voroshilov hỏi liệu Ba Lan và Romania có cho phép Hồng quân đi qua lãnh thổ của họ để chiến đấu chống Đức hay không. Drax và Doumenc không có thẩm quyền để trả lời một vấn đề có tính nguyên tắc như vậy. Dĩ nhiên Ba Lan và Romania không đồng ý.
Budnitsky nhận xét: “Stalin tin rằng các nước này chỉ là bù nhìn và Anh, Pháp sẽ buộc họ phải đồng ý. Nhưng thực tế phức tạp hơn thế, khiến London và Paris thất bại trong việc thuyết phục Warsaw tin rằng Liên Xô tốt hơn Đức”. Voroshilov thì nói: “Phái đoàn Liên Xô tính rằng nếu không có câu trả lời khẳng định đối với vấn đề này thì tất cả các nỗ lực bước vào một liên minh quân sự chắc chắn sẽ thất bại”. Thay vào đó, Voroshilov đã mời Drax và Doumenc tận hưởng thời gian của mình ở Matxcơva. Các cuộc đàm phán không có kết quả đã chính thức ngừng lại vào ngày 21/8/1939.
Chỉ hai ngày sau đó, Ngoại trưởng Đức Joachim von Ribbentrop đến Matxcơva để ký hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau. Stalin mong muốn một thỏa thuận cụ thể với Hitler hơn là tiếp tục các cuộc nói chuyện vô ích với London và Paris.
(Nguồn: Russia Beyond)
Theo TRUNG HIẾU/VOV.VN
Lời hẹn ước tại trại tử thần và cuộc hội ngộ cảm động sau hơn 7 thập kỷ
Câu chuyện hội ngộ của cặp tình nhân sau 72 năm xa xách khiến không ít người xúc động.
Khi mới 17 tuổi, David Wisnia bị đưa tới Auschwitz, trại tập trung lớn nhất của phát xít Đức. Tài ca hát của chàng trai chưa đầy đôi mươi khiến anh bị biến thành thú tiêu khiển, biễu diễn mua vui cho lính Đức Quốc xã.
Chính nhờ tài năng cùng mối quan hệ bí mật với nữ tù nhân 25 tuổi Helen Spitzer, người có quyền truy cập vào danh sách luân chuyển tù nhân giúp Wisnia không bị điều tới phòng hơi ngạt của các trại tập trung khác.
Khi tin đồn Liên Xô đang tới gần và cuộc chiến có thể kết thúc vào năm 1944 được lan truyền, cặp đôi biết họ sắp phải chia xa và hứa gặp lại nhau tại một trung tâm cộng đồng ở Warsaw, Ba Lan khi cuộc chiến chấm dứt.
Cặp tình nhân gặp lại sau 72 năm. (Ảnh: NYT)
Nhưng mọi chuyện rẽ sang bước ngoặt mới vào thời điểm Wisnia dùng xẻng đánh gục một lính áp giải của Đức Quốc xã và chạy trốn trước khi được lính nhảy dù Mỹ phát hiện. Wisnia kể câu chuyện của mình và được nhận vào Sư đoàn nhảy dù 101 của Mỹ trong vai trò phiên dịch và trợ lý dân sự. Công việc mới khiến chàng trai trẻ gác lại lời hứa với người yêu.
Nhiều năm trôi qua, cả hai cố gắng liên lạc sau chiến tranh nhưng bất thành. Mãi cho tới cách đây 3 năm khi bà Spitzer đã 98 tuổi, cặp tình nhân mới có dịp hội ngộ lần đầu sau 72 năm ở Manhattan.Thị lực và thính lực của bà Spitzer đã yếu đi rất nhiều.
Trong cuộc hội ngộ với người tình xa cách 7 thập kỷ, bà nằm trên giường với các thiết bị y tế quanh người. Nắm lấy bàn tay người yêu cũ, ông Wisnia trông vẫn rất khỏe mạnh và minh mẫn. Ông hát cho bà Spitzer nghe bài hát tiếng Hungary mà chính bà đã dạy ông ở Auschwitz và cả hai nhớ về những kỷ niệm của hơn 7 thập kỷ trước.
Chuyện tình của họ bắt đầu khi lính gác Đức Quốc xã phát hiện Wisnia có một giọng ca trời phú. Ông thường xuyên được gọi tới để biểu diễn tại Sauna - khu nhà tắm tập thể được sử dụng để khử trùng quần áo.
Ngoài việc ca hát, mỗi lần tới Auschwitz, Wisnia được giao thêm nhiệm vụ khử trùng quần áo của các tù nhân mới đến bằng Zyklon B, loại thuốc trừ sâu Xyanua phát xít Đức dùng để giết các nạn nhân trong các buồng hơi ngạt.
Công việc trước đó của Wisnia là thu thập xác chết các tù nhân tự sát bằng cách lao mình vào hàng rào điện giăng xung quanh trại.
Vẻ ngoài điển trai của Wisnia khi còn trẻ. (Ảnh: Daily Mail)
Spitzer tới từ Slovakia được đưa vào Auschwitz trước Wisnia 9 tháng. Như bao tù nhân khác, Spitzer bị vắt kiệt sức lực và chịu cảnh bệnh tật liên miên. Tuy nhiên, nhờ khả năng nói tiếng Đức cùng sự khôn khéo của mình, cô gái trẻ xin được một công việc trong văn phòng. Một trong những nhiệm vụ của cô là thống kê lao động ở Auschwitz.
Vờ bằng mặt với Đức Quốc xã, Spitzer tận dụng cơ hội này để chỉnh sửa giấy tờ theo hướng có lợi cho các tù nhân hoặc bí mật gửi các báo cáo cho các nhóm chống phát xít.
Do được đi lại tự do trong trại, Spitzer biết tới Wisnia. Cặp đôi sau vài lần gặp gỡ đã nảy sinh tình cảm. Mỗi lần gặp mặt, Spitzer sẽ cho các tù nhân thức ăn để nhờ họ canh chừng 30 phút tới 1 giờ cho cặp đôi gặp nhau. Những cuộc hẹn hò vụng trộm như vậy kéo dài trong nhiều tháng.
Khi hay tin quân Liên Xô đang đến gần, chiến tranh có thể sớm kết thúc, cặp đôi hứa sẽ gặp lại nhau tại một trung tâm cộng đồng ở Warsaw, Ba Lan. Lời hứa đó mất 72 năm để thực hiện và địa điểm cũng được hoán cải sang căn nhà của bà Spitzer ở Manhattan, New York.
Trong cuộc hội ngộ sau hơn 70 năm ly biệt, Spitzer tiết lộ với người yêu cũ rằng bà đã cứu ông 5 lần.
"Tôi đã cứu ông năm lần đấy", bà nói và giơ 5 ngón tay.
Trong cuốn hồi kỳ của mình, ông Wisnia nhắc tới bà Spitzer như một người có rất nhiều đặc quyền ở Auschwitz, có thể đi mọi nơi mình muốn.
Wisnia tinh ý phát hiện ra rằng người phụ nữ hơn mình 8 tuổi thường xuyên tới Sauna. Những lần chạm mặt trở nên thường xuyên hơn và cặp đôi mất 1 năm tìm hiểu trước khi bắt đầu mối quan hệ.
" Chúng tôi biết rằng mỗi ngày đều có thể là ngày cuối cùng nên đã sống hết mình trong mỗi khoảnh khắc', ông Wisnia viết
Bà Spitzer khi còn trẻ. (Ảnh: NYT)
Tới năm 1943, Đức Quốc Xã luân chuyển các tù nhân Auschwitz tới các trại lao động. Do có quyền truy cập vào danh sách này, bà Spitzer đưa ông Wisnia ra khỏi danh sách.
Ông Wisnia ở lại Auschwitz gần 3 năm, điều khó tin vào thời điểm đó bởi hầu hết những tù nhân như ông cùng lắm chỉ cầm cự được vài tháng.
Khi Đức Quốc xã sụp đổ, nhiều tù nhân từ các trại tập trung bị ép tham gia vào Cuộc diễu hành tử thần.
Cuối cùng, ông Wisnia được sơ tán đến Dachau, một trại tập trung khác vào đầu năm 1945 trong khi bà Spitzer thành công trà trộn vào người dân địa phương và trốn thoát.
Sau khi Đức Quốc xã đầu hàng, Spitzer tìm đường đến ngôi nhà thời thơ ấu của mình ở Bratislava, Slovakia. Khi đó, gia đình chỉ còn lại cậu em trai vừa mới kết hôn.
Không lâu sau đó, bà quyết định tới di chuyển tới khu trại Feldafing, nơi tập trung những người di tản ở Bavaria, nơi Mỹ giành quyến kiểm soát của Đức.
Ông Wisnia, khi đó đang làm việc trong quan đội Mỹ thường xuyên chở đồ tiếp tế tới khu trại này, nhưng cả hai chưa bao giờ giáp mặt.
"Tôi lái xe tới đến Feldafing, nhưng không biết cô ấy ở đó", ông chia sẻ.
Không lâu sau khi đến Feldafing vào tháng 9/1945, bà Spitzer kết hôn với Erwin Tichauer, một sĩ quan an ninh Liên hợp quốc. Cặp vợ chồng dành phần lớn thời gian làm từ thiện.
Cả hai chuyển tới Austin, Texas sinh sống trước khi quyết định định cư ở New York năm 1967. Họ không có con. Ông Tichauer qua đời năm 1996, bà Spitzer qua đời năm 100 tuổi.
Trong khi đó, ông Wisnia sau khi dùng xẻng đánh ngất lính áp giải và may mắn gặp Sư đoàn dù 101 Mỹ trên đường chạy trốn.
Ông được nhận vào đơn vị này và chuyển tới Mỹ khi Thế chiến II kết thúc.
"Tôi cảm thấy được tái sinh trong bộ đồng phục lính Mỹ và tôi bắt đầu cố gắng học tiếng Anh nhanh nhất có thể. Đây là khởi đầu cho cuộc sống thứ hai của tôi", ông viết trong hồi ký xuất bản năm 2015.
Ở Mỹ, ông sống cùng 2 người dì ở Brooklyn. Ông kết hôn với một phụ nữ New York và định cư ở Levittown, Pennsylvania. Trong khoảng thời gian từ năm 1952-1974, ông giữ chức Phó Chủ tịch kinh doanh tại một công ty sách có trụ sở ở Brooklyn.
Không lâu sau khi Wisnia kết hôn, một người bạn của ông nói bà Spitzer đang ở New York. Ông muốn liên lạc và thậm chí đã hẹn gặp mặt nhưng bà Spitzer không tới điểm hẹn.
Tới năm 2016, ông vẫn không nguôi hy vọng được gặp lại ân nhân của mình. Con trai ông sau đó đã cố liên lạc và cuối cùng cũng nhận được cái gật đầu đồng ý từ bà Spitzer.
"Tôi đã chờ ông", bà Spitzer nói trong cuộc hội ngộ duy nhất của họ sau 72 năm. Bà thực sự đã tới điểm hẹn nhưng người mà bà ngóng đợi không xuất hiện.
(Nguồn: NYT)
SONG HY
Theo vtc.vn
Tổng thống Putin tố Nghị viện châu Âu 'nói dối không biết xấu hổ' về Thế chiến II Nhà lãnh đạo Nga khẳng định, Matxcơva sẽ sớm đáp trả những lời dối trá bằng sự thật, tiếp tục nói về Thế chiến II và công bố các tài liệu lịch sử lưu trữ. Tổng thống Nga Vladimir Putin cực lực chỉ trích những nỗ lực viết lại lịch sử. Cụ thể, nhà lãnh đạo Nga muốn nhắc tới một trong những...