Vì sao Liên Xô không đánh chiếm Phần Lan trong Thế chiến 2?
Trong Thế chiến 2, Phần Lan thân với phát xít Đức nhưng Liên Xô không đánh chiếm Phần Lan, nhờ vậy về sau có được 1 hàng xóm trung lập thân thiện.
Trong số tất cả các đồng minh của trùm phát xít Đức Hitler, Phần Lan chiếm một vị trí đặc biệt. Cuộc chiến của Phần Lan chống lại Liên Xô kết thúc theo một cách thức khác với các cuộc chiến do Romania, Bulgaria hay Hungary tiến hành. Ba nước sau chịu ảnh hưởng của Liên Xô từ năm 1945 trở đi, còn ở Phần Lan đã không xuất hiện một chế độ XHCN nào thân Liên Xô cả.
Tổng tư lệnh quân đội Phần Lan Carl Gustaf Emil Mannerheim (bên trái) và lãnh tụ Liên Xô Joseph Stalin. (Ảnh: Getty Images, Sputnik, Pixabay).
Việc ban lãnh đạo Liên Xô quyết định không tiến quân vào lãnh thổ Phần Lan và chấm dứt chiến tranh với người Phần Lan vào năm 1944 đã đem lại kết quả là Liên Xô rồi nước Nga hiện đại có được một trong những nước láng giềng tốt nhất, thân thiện nhất ở biên giới trong những năm sau này.
Mặt trận Xô-Phần
Phần Lan chưa bao giờ ký Hiệp ước Ba bên (giữa Đức, Italy và Nhật Bản) và không chính thức thuộc về phe Trục (phe phát xít). Người Phần Lan nhấn mạnh rằng họ khi đó đang phát động một cuộc chiến tranh riêng rẽ chống lại Liên Xô, dù cho Phần Lan đang hợp tác với Đức Quốc xã, nhằm khôi phục lại các lãnh thổ mà họ để mất sau Chiến tranh Mùa Đông. Nhưng trên thực tế, cuộc chiến kế tiếp này lại kéo theo việc binh sĩ Phần Lan tiến sâu hơn vào lãnh thổ Liên Xô hơn cả mức lãnh thổ trước đây của Phần Lan.
Đối với Liên Xô, những động thái ngoại giao này của Phần Lan không đóng vai trò gì cả. Đất nước này khi ấy vẫn bị Liên Xô xem là bên xâm lược và là chế độ bù nhìn của Đệ tam Đế chế (tức phát xít Đức). Mặt trận chống Phần Lan được hiểu đơn giản là Mặt trận Liên Xô-Phần Lan trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
Vào tháng 6/1941 ước tính liên quân Đức-Phần Lan ở Phần Lan đông tới trên 400.000 người. Dù chiến dịch Barbarossa của Đức được mở vào ngày 22/6/1941, Phần Lan vẫn đợi chờ – họ không tấn công Liên Xô vào thời điểm đó và ngăn người Đức thực hiện điều này từ lãnh thổ Phần Lan.
Tuy nhiên, do quân đội Phần Lan đã vi phạm điều khoản của hiệp ước Moscow 1940 (về chấm dứt Chiến tranh Mùa Đông) bằng việc đổ bộ lên quần đảo Aland phi quân sự hóa và không quân phát xít Đức khởi động sử dụng các sân bay của Phần Lan để ném bom Liên Xô, chiến tranh giữa 2 quốc gia này bắt đầu. Các oanh tạc cơ Liên Xô trút bom xuống Helsinki và những người lính Phần Lan đầu tiên vào ngày 28/6/1941 đã vượt biên giới tiến về thành phố Murmansk của Liên Xô.
Các chiến sĩ Hồng quân. (Ảnh: Public Domain).
Trong cuộc tiến công nói trên, quân đội Phần Lan đã chiếm được những vùng lãnh thổ rộng lớn ở ngoại ô Murmansk nằm ở phía bắc Hồ Onega. Vào ngày 31/8/1941, quân Phần Lan vượt qua biên giới Liên Xô-Phần Lan cũ gần thành phố Leningrad (nay là Saint Petersburg). Thành phố đã bị phong tỏa, đánh dấu sự bắt đầu của cuộc bao vây kéo dài khét tiếng.
Video đang HOT
Vào tháng 7/1941, Tổng tư lệnh quân đội Phần Lan Carl Gustaf Emil Mannerheim lặp lại chính lời của mình trong cuộc Nội chiến Phần Lan (1918): “ Tôi sẽ không tra gươm trở lại vỏ cho tới khi nào Phần Lan và Đông Karelia được tự do“.
Ông này hùng hồn nói thêm: “ Hỡi anh em binh sĩ! Chiến thắng của các anh em sẽ giải phóng Karelia, chiến công của các anh em sẽ tạo ra một tương lai hạnh phúc và vĩ đại cho Phần Lan“.
Tuy nhiên không phải người Phần Lan nào cũng háo hức tham gia cuộc “giải phóng” này. Có những trường hợp mà những người lính đơn lẻ hoặc toàn bộ đơn vị từ chối vượt qua biên giới cũ giữa Liên Xô và Phần Lan để tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô.
Sau bước đột phá ban đầu, đà tiến của quân Phần Lan bị chặn lại và thế trận ở đây được ổn định. Không có thêm chiến dịch nào được tiến hành ở vùng này cho tới năm 1944. Những người lính đã nói đùa về các binh sĩ Liên Xô bảo vệ Leningrad trước quân Phần Lan như sau: “Có 3 đội quân không tham chiến trên thế giới này: Quân Thụy Điển, quân Thổ Nhĩ Kỳ và Tập đoàn quân Xô viết số 23″.
Thất bại của phát xít Đức trong trận chiến Kursk đã khiến cho giới lãnh đạo Phần Lan lo lắng sâu sắc. Khi Hồng quân lần lượt giải phóng các vùng lãnh thổ của mình và tiến sát hơn tới Karelia, người Phần Lan bắt đầu ngoại giao con thoi giữa Berlin và Washington, hoặc để nhận thêm trợ giúp quân sự từ người Đức, hoặc là để yêu cầu phía Mỹ làm trung gian đàm phán hòa bình với Liên Xô (phía Mỹ không tuyên chiến với Phần Lan trong Thế chiến 2).
Liên Xô cân nhắc việc đưa quân vào Phần Lan
Vào mùa hè 1944, Hồng quân Liên Xô đánh bật quân Phần Lan khỏi lãnh thổ Karelia. Tuy nhiên sự kháng cự quyết liệt của Phần Lan và những thắng lợi cục bộ của họ, như trong trận Tali-Ihantala, đã khiến ban lãnh đạo Liên Xô suy nghĩ nghiêm túc về việc liệu có đáng phải tiến sâu hơn nữa vào lãnh thổ Phần Lan hay không.
Sử gia Bair Irincheev cho hay: “ Ngày nay không thể biết được lãnh tụ Xô viết Stalin muốn gì. Cả năm 1940 lẫn năm 1944 Stalin đều không cố gắng chiếm toàn bộ Phần Lan. Rốt cuộc đây không phải là hướng chiến lược chính… Liệu có đáng để đánh chiếm toàn bộ Phần Lan, từ Helsinki tới Oulu? Mảnh đất này có diện tích tương đương nước Anh, dân cư đông đúc, với nguy cơ nội chiến…”.
Sử gia Phần Lan Ohto Manninen cho biết: “ Ít nhất là trong các tài liệu quân sự, mục tiêu đặt ra không phải là sáp nhập Phần Lan vào Liên Xô. Mục tiêu là bảo đảm Hạm đội Đỏ có đường đi lại tự do từ Vịnh Phần Lan và giúp Hồng quân có thể tiến công sườn quân Đức ở phía Bắc“.
Liên Xô đã tập trung hết sức lực của mình vào mục tiêu chính là đánh chiếm Berlin (thủ đô của Đức Quốc xã) trước người Anh và người Mỹ.
Sử gia Phần Lan Henrik Meinander giải thích: “ Phe Đồng minh đã mở một mặt trận thứ 2 chống lại Đức ở Pháp – việc này dọn đường cho một thỏa thuận ngừng bắn giữa Phần Lan, Liên Xô và Anh vào tháng 9/1944″.
Theo sử gia Nga Alexey Komarov thì lãnh tụ Liên Xô “Stalin đã tư duy theo lối thực dụng”. Komarov nói: “ Đối với ông ấy (Stalin), việc giữ cho Phần Lan trung lập, ít nhất là trong thời kỳ lịch sử đó, là điều quan trọng… Ban lãnh đạo Liên Xô muốn biến Phần Lan thành một quốc gia tương đối thân thiện với mình – một dạng vùng đệm giữa Liên Xô và phương Tây“.
Vào ngày 19/9/1944, Phần Lan đạt được một thỏa thuận ngừng bắn với Liên Xô và Anh Quốc. Phần Lan nhượng một số vùng thuộc Karelia và Salla cũng như một số đảo nhất định ở Vịnh Phần Lan và Petsamo. Liên Xô được quyền thuê bán đảo Porkkala gần Helsinki làm căn cứ cho hải quân của họ trong 50 năm. Như một cử chỉ thiện chí, Liên Xô đã trao lại bán đảo này cho Phần Lan vào năm 1956.
Liên Xô đã đánh đuổi quân Phần Lan khỏi lãnh thổ của mình nhưng họ quyết định không đẩy vấn đề đi quá xa. Kết quả là, Liên Xô đã có một hàng xóm trung lập và thân thiện, đồng thời là một đối tác kinh tế gần gũi trong các năm tiếp theo.
VOV/RUSSIA BEYOND
Theo VTC
Cực sốc: Trùm phát xít Hitler sợ hãi Anh, Pháp?
Trùm phát xít Hitler là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất trong Thế chiến 2. Theo đó, không ít thuyết âm mưu vây quanh nhà độc tài Đức quốc xã. Đáng chú ý là giả thuyết cho rằng Hitler vừa ngưỡng mộ vừa sợ hai nước Anh, Pháp.
Trong Chiến tranh thế giới 2, trùm phát xít Hitler đã gây ra hàng loạt tội ác rùng rợn như gây ra những cuộc tàn sát đẫm máu khiến hàng triệu người chết.
Dưới sự lãnh đạo của Hitler, Đức quốc xã đã thực hiện các cuộc xâm lược nhằm chiếm đóng lãnh thổ của một số nước châu Âu.
Trong số các nước trở thành mục tiêu tấn công xâm lược của nhà độc tài Hitler có hai nước Anh, Pháp.
Một giả thuyết cho rằng, dù thực hiện các cuộc tấn công xâm lược hai nước Anh, Pháp nhưng Hitler lại vừa ngưỡng mộ vừa sợ hãi hai quốc gia trên.
Theo giả thuyết trên, Hitler ngưỡng mộ người Anh vì họ sở hữu vùng đất rộng lớn trong suốt nhiều thế kỷ.
Để làm được điều đó, Anh có sức mạnh quân sự đáng nể khiến các nước trên thế giới phải dè chừng cũng như hết sức thận trọng khi quyết định gây chiến với nước này.
Giống như Anh, Hitler cũng quan ngại và lo lắng khi tấn công nước Pháp. Có tài liệu cho rằng, khi mới bắt đầu cuộc tấn công Pháp, Hitler đã ra lệnh cho tướng sĩ rút quân khi phát hiện sự đáp trả mạnh mẽ của đối phương.
Thậm chí, Hitler càng kinh ngạc hơn khi hai nước Anh và Pháp tuyên chiến với nước Đức sau khi quân đội phát xít Đức xâm chiếm Ba Lan.
Sau khi nhận được tin tức ấy, Hitler không khỏi hoảng sợ và lo lắng, thậm chí còn mắng chửi cấp dưới là điều gì sẽ xảy ra tiếp theo khi Anh và Pháp liên minh đánh Đức.
Khi đã trấn tĩnh, Hitler nhận thấy không thể xoay chuyển tình thế nên chỉ có thể liều lĩnh thực hiện các cuộc tấn công xâm lược hai nước Anh và Pháp với hy vọng mong manh sẽ giành chiến thắng.
Theo Tâm Anh/Kiến thức
Liên Xô hồi phục thế nào khi mất tới 27 triệu người trong Thế chiến 2? Tổn thất sinh mạng của Liên Xô trong Thế chiến là vô cùng lớn và điều này vẫn đeo đẳng nước Nga (kế thừa Liên Xô) cho tới tận hôm nay. Trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại chống phát xít, Liên Xô đã bị tổn thất sinh mạng vô cùng lớn. Nhưng Liên Xô không đánh giá đúng được ngay mức độ...