Vì sao liên tiếp xảy ra án oan sai?
Hệ thống tố tụng phải tự phát hiện oan sai, đai biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa, TP.HCM đã ví von như vậy khi nói về tình trạng án oan sai trong tố tụng hình sự.
Ông Nghĩa cho rằng hệ thống tố tụng của Việt Nam hiện nay đã không tự phát hiện oan sai. “Giống như lỗi của hệ thống báo cháy, tuy nhiên có điểm khác là khi bị cháy thì không phải cơ quan tiến hành tố tụng, mà người bị tạm giữ, tạm giam bị cháy” – ông Trương Trọng Nghĩa chua xót.
Oan sai là do hiệu lực của hệ thống kiểm tra chéo không cao
“Chính vì vậy có câu hỏi là phải chăng những vụ việc phát hiện chỉ là phần nổi của tảng băng. Chưa kể tình trạng người bị bức cung, nhục hình khi được tha thì rất e sợ tiết lộ, thậm chí buộc phải cam kết không khiếu nại. Nhiều luật sư phản ảnh các bị can, bị cáo cho biết tình trạng bức cung, mớm cung, nhục hình, tương tự như các vụ đã phát hiện diễn ra ở nhiều mức độ” – đại biểu Trương Trọng Nghĩa đặt vấn đề.
Từ thực tế công việc của một luật sư, ông Trương Trọng Nghĩa khẳng định nguyên nhân oan sai nhiều là do hệ thống kiểm tra chéo giữa ba cơ quan điều tra, kiểm sát, tòa án hiệu lực không cao.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa – Ảnh: Việt Dũng
Video đang HOT
“Có tình trạng nể nang, du di nhau, “người không đụng đến ta thì ta không đụng đến người”; tình trạng “3 bộ đồng tình…” bằng những cuộc họp thống nhất án trước khi truy tố hay xét xử khiến cho việc kiểm sát, việc tranh tụng đôi lúc bị vô hiệu” – ông Nghĩa nói.
Ông Nghĩa cũng khẳng định một nguyên nhân nữa là do tình trạng hạn chế quyền bào chữa, cản trở người bào chữa ở nhiều mức độ, diễn ra khá thường xuyên trên nhiều tỉnh thành.
Nhiều vụ bị can, bị cáo nghèo nên luật sư chỉ thu phí tượng trưng hoặc miễn phí, đã vậy lại còn bị hạn chế, cản trở, thậm chí bị nhũng nhiễu, làm nhiều luật sư mất tinh thần. Do đó tỉ lệ tham gia bào chữa hình sự đã thấp do số luật sư ít, nay lại càng thấp hơn.
Thừa nhận án oan là việc quá khó“Tôi không có ý cho rằng bức tranh trên đây là chủ đạo, chiếm đa số, nhưng cũng không quá ít để chúng ta có thể xem nhẹ hay bỏ qua vì tác hại của oan sai là rất lớn và nhiều mặt” – đại biểu Trương Trọng Nghĩa nói.
Đại biểu Huỳnh Nghĩa – trưởng đoàn ĐB Quốc hội Đà Nẵng, người từng là chánh án TAND TP Đà Nẵng – đã thẳng thắn chỉ ra điều này. Ông cho rằng: “Việc phải thừa nhận làm sai là điều quá khó đối với các cơ quan tố tụng vì phải qua các quy trình, thủ tục rườm rà, kéo dài thời gian. Chính tâm lý này dẫn đến việc bồi thường oan sai không kịp thời”.
Ông Nghĩa phân tích trong ba năm, các ngành tố tụng trong cả nước đã làm oan 71 người. Tuy nhiên, điều bức xúc nhất là tình trạng đã gây ra oan ức cho dân nhưng việc bồi thường thiệt hại diễn ra quá chậm chạp, cầm chừng. Tâm lý người dân bị oan vốn đã rất nặng nề, nhưng dường như tâm lý của cơ quan tố tụng còn nặng nề hơn.
Theo quy định của Luật bồi thường nhà nước, kể từ khi người bị oan có đơn yêu cầu bồi thường đến khi hòa giải, ra quyết định bồi thường tối đa là 80 ngày nhưng qua giám sát có vụ kéo dài đến chín năm vẫn chưa giải quyết xong, nghĩa là gấp 41 lần so với thời gian quy định.
“Vậy nguyên nhân từ đâu? Trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan đã gây ra án oan nhưng chậm giải quyết bồi thường như thế nào? Đề nghị cần phân tích, làm rõ nguyên nhân, đề ra biện pháp cụ thể để xử lý.
Đồng thời, Quốc hội sớm sửa đổi Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước và các luật có liên quan, đảm bảo cụ thể, rõ ràng, tạo cơ sở pháp lý vững chắc nhằm khắc phục tình trạng bồi thường án oan chậm chạp, lê thê như vừa qua” – ông Nghĩa đề nghị..
Sau khi nhiều đại biểu nêu ý kiến gay gắt về vấn đề bức cung, nhục hình trong điều tra hình sự, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đã đăng đàn phát biểu và thẳng thắn: “Chúng tôi nghiêm túc nhìn nhận, dù án oan sai giảm hằng năm nhưng cá biệt nơi này nơi khác vẫn có tình trạng oan sai, bức cung, nhục hình gây bức xúc trong dư luận”. Bộ trưởng Công an thừa nhận có nhục hình
Bộ trưởng Trần Đại Quang nói quan điểm nhất quán của Bộ Công an là xử lý nghiêm theo pháp luật với các vụ nhục hình. Và từ ngày 1-1-2011, 40 cán bộ công an bị khởi tố, lãnh đạo bị xử lý liên đới.
Về nguyên nhân dẫn đến oan sai, Bộ Công an cơ bản đồng tình với đánh giá của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Bộ Công an cũng cho rằng tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, thủ đoạn tinh vi. Hằng năm 80.000 vụ việc bị khởi tố với 120.000 bị can. Điều tra viên mỗi năm thụ lý từ 30-50 vụ, cá biệt có điều tra viên thụ lý đến 70 vụ nên có tình trạng quá tải. “Đồng thời một số ít chưa chấp hành quy trình công tác, thanh tra, kiểm tra chưa sâu sát, quy định giám định chưa hoàn thiện” – ông Trần Đại Quang thừa nhận.
Theo_Người Đưa Tin
'Quy định ghi âm, ghi hình để chống bức cung nhục hình là... lạc quan tếu'
'Quy định về ghi âm, ghi hình để chống lại bức cung nhục hình là "lạc quan tếu'. Buồng hỏi cung tôi đi hết rồi, đều có ghi hình. Nhưng 60% là phạm pháp quả tang thì ghi âm ghi hình để làm gì. Rồi ai sẽ là người ghi âm, ghi hình? Đại biểu Đỗ Văn Đương nêu ý kiến.
ĐB Trương Trọng Nghĩa lại cho rằng, dự luật có tiến bộ.
Phải bỏ giấy chứng nhận bào chữa
Trong khi đó, các ĐB khác lại cho rằng, dự thảo luật mới là rất tiến bộ, nhân văn và đề cao quyền con người.
ĐB Trương Trọng Nghĩa cho hay, phải bỏ ngay tư duy cứ hễ thấy phạm tội là chú trọng vào lời khai. Ví dụ, như vụ Hồ Duy Hải, Lê Bá Mai. Đáng lẽ các vụ án xảy ra thì phải đưa ra ngay một loạt biện pháp điều tra, thu thập chứng cứ chứ để một thời gian rồi bắt người ta, rồi trọng vào lấy cung là không được. "Vấn đề ở đây là trọng chứng hơn trọng cung, đã nói mấy chục năm nay rồi nhưng khi làm thì chúng ta lại cứ trọng cung", ĐB Nghĩa nói.
ĐB Nghĩa cũng đề nghị phải bỏ quy định về giấy chứng nhận bào chữa. "Làm gì lại quy chụp nói bỏ chứng nhận bào chữa là sẽ đi vào chỗ không người. Ngay khi vào trại giam là chúng tôi đã phải cung cấp giấy tờ rồi. Phải bỏ cái này vì nó là một sự cản trở không cần thiết", ĐB Trương Trọng Nghĩa thẳng thắn.
ĐB Trần Du Lịch thì cho rằng, về dự luật này ngay cả trong ban soạn thảo cũng có nhiều ý kiến trái nhau. Nhưng quan điểm của ban soạn thảo là tiến bộ, thể hiện tinh thần về quyền của công dân về nhân thân mà Hiến pháp đã quy định.
"Tuy nhiên, nếu như chúng ta chỉ chạy theo chương trình pháp luật, mà thực ra là viết lại cả thì tôi sợ nhất là đi đến thỏa hiệp, thà không đổi mới thì thôi chứ đổi mới là phải căn bản", ĐB Lịch nói.
Theo_PLO
Điều tra viên dùng nhục hình bằng nước đá buộc nghi can nhận tội Hai cựu cán bộ Công an tỉnh Sóc Trăng được cho là đã dùng còng số tám treo nghi can lên cửa sổ đánh đập, ép nhận tội giết tài xế xe ôm. Điều tra viên không có tên trong ban chuyên án Ngày 21/5, tin tức từ lãnh đạo Tòa hình sự TAND tỉnh Sóc Trăng cho biết, cơ quan này đã...