Vì sao lệnh cấm vận Triều Tiên không ‘ép phê’?
Thượng viện Mỹ hôm 10.2 đã thông qua lệnh cấm vận mới chống lại Triều Tiên. Hạ viện Mỹ trước đó cũng đã làm điều tương tự. Nhưng có một lý do mà lệnh cấm vận sẽ không ‘ép phê’ với Triều Tiên: Trung Quốc.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un quan sát một cuộc thử tên lửa – Ảnh: Reuters
Báo USA Today ngày 10.2 dẫn lời ông Richard Fisher, Phó chủ tịch Trung tâm Đánh giá và Chiến lược quốc tế – một tổ chức tư vấn chính sách ở Mỹ – nhận định rằng Trung Quốc chính là ngân hàng trung ương của Triều Tiên. Mọi ngân hàng mà Triều Tiên dùng để giao dịch thương mại, nhập khẩu và các chương trình vũ khí đều “chạy” qua Trung Quốc.
Chính vì thế, ông Fisher kết luận: “Nếu không có sự tham gia của Trung Quốc, mọi sự cấm vận tài chính đều không đạt được hiệu quả tới nơi tới chốn”.
Các công ty Trung Quốc cũng là xương sống của nền kinh tế Triều Tiên. Nhưng khác với lệnh cấm vận mà trước đây Mỹ áp đặt lên Iran, trong đó trừng phạt cả những công ty nước ngoài làm ăn với Iran; lệnh trừng phạt mà quốc hội Mỹ vừa thông qua không trừng phạt đối tượng này.
Một phần lý do là vì rất khó phát hiện được những công ty này. Giáo sư George Lopez tại Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế (thuộc Đại học Notre Dame, Mỹ) giải thích rất nhiều công ty nước ngoài nghĩ là họ làm ăn với các công ty hợp pháp của Trung Quốc nhưng thật ra đó chỉ là trung gian cho Triều Tiên.
Video đang HOT
Còn trừng phạt các công ty Trung Quốc làm ăn với Triều Tiên là điều Mỹ không dám. Thị trường Trung Quốc khổng lồ quá quan trọng với nền kinh tế Mỹ.
Ông Fisher kết luận rằng Trung Quốc có liên quan rất nhiều tới các hành động của Triều Tiên. Chẳng hạn hồi năm 2011, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cho phép một công ty Trung Quốc cung cấp loại xe tải 16 bánh cho Triều Tiên. Đó là loại xe mà hiện Triều Tiên dùng để chuyên chở tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mà chính Bộ Quốc phòng Mỹ đánh giá là có thể mang đầu đạn hạt nhân bắn tới tận Seattle (Mỹ).
Đan Đông, thành phố của Trung Quốc nằm sát Triều Tiên – Ảnh: AFP
Ông Thomas Countryman, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, thì phát biểu rằng một khi Triều Tiên và Iran muốn mua công nghệ, thiết bị, vật liệu cao cấp phục vụ cho các chương trình hạt nhân và tên lửa của mình, “đại cửa hàng” mà họ tìm đến không nơi nào khác hơn là Trung Quốc, theo USA Today.
Ngoài các lợi ích lớn lao về kinh tế, Trung Quốc cũng có những lý do rất quan trọng về mặt chính trị để muốn duy trì chính quyền hiện nay ở nước láng giềng Triều Tiên. Triều Tiên là “vùng đệm” rất quan trọng ngăn cách đất Trung Quốc với Hàn Quốc, nơi Mỹ đặt căn cứ quân sự. Chắc chắn Trung Quốc không muốn nhìn thấy cảnh lính Mỹ lượn lờ ở ngay sát sườn của mình.
Chính quyền Triều Tiên sụp đổ, dân tình hỗn loạn tràn qua biên giới Trung Quốc là một viễn cảnh khác mà Trung Quốc tìm mọi cách để ngăn chặn.
Ông Fisher cũng nhận định Trung Quốc luôn muốn dùng Triều Tiên để gây áp lực với Hàn Quốc và Nhật Bản.
Trung Quốc chống lưng cho chính quyền Triều Tiên, Mỹ thì không thể làm gì nhiều Trung Quốc. Một lệnh cấm vận của Mỹ lên Triều Tiên trong bối cảnh như thế sẽ không thể phát huy hiệu quả như Mỹ mong đợi.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Mỹ, Nhật, Hàn tăng cường hợp tác quân sự đối phó Triều Tiên
Các quan chức quân sự hàng đầu Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc hôm qua nhất trí tăng cường chia sẻ thông tin và phối hợp nỗ lực an ninh để đối phó với mối đe dọa tên lửa và hạt nhân ngày càng tăng từ Triều Tiên.
Hình ảnh vụ phóng tên lửa ngày 7/2 của Bình Nhưỡng trên kênh truyền hình Triều Tiên KRT. Ảnh: Reuters.
Tướng thủy quân lục chiến Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, găp trực tiếp Đô đốc Katsutoshi Kawano, đứng đầu Các lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, tại Trân Châu Cảng, Hawaii. Tướng Lee Sun-jin, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc, họp trực tuyến từ xa với hai quan chức trên, Reuters đưa tin.
Ba quan chức ra thông báo chung sau cuộc họp, gọi việc Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ 4 ngày 6/1 và "phóng tên lửa tầm xa" ngày 7/2 là vi phạm trực tiếp các nghị quyết Liên Hợp Quốc, "khiêu khích nghiêm trọng cộng đồng quốc tế". Họ nhất trí đáp trả cứng rắn với Bình Nhưỡng thông qua "chia sẻ thông tin ba bên" và "phối hợp an ninh hơn nữa để tăng cường hòa bình và ổn định trong khu vực".
Đây là cuộc gặp thứ hai giữa quan chức quốc phòng cấp cao Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc từ tháng 7/2014, theo Đại úy hải quân Mỹ Greg Hicks, người phát ngôn của tướng Dunford. Ông Lee quyết định ở lại Seoul để "duy trì tình trạng sẵn sàng" trên bán đảo sau những hành động gần đây của Triều Tiên.
Ba quan chức dự kiến gặp nhau một lần nữa trước cuối năm và xem xét tăng cường tham gia tập trận quân sự cùng các hoạt động khác để thắt chặt quan hệ an ninh, một quan chức Mỹ hiểu tình hình cho biết thêm.
Triều Tiên phóng tên lửa tầm xa đưa vệ tinh lên quỹ đạo ngày 7/2 và vấp phải sự lên án mạnh mẽ từ Mỹ và một số quốc gia khác trên thế giới, cho rằng đây là hành động che đậy việc phát triển công nghệ tên lửa đạn đạo.
Mỹ và Hàn Quốc ngay sau đó thông báo sẽ bắt đầu đối thoại chính thức về điều động hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) đến bán đảo Triều Tiên "vào thời điểm sớm nhất có thể".
Như Tâm
Theo VNE
Triều Tiên bị nghi tái khởi động lò phản ứng plutonium Quan chức tình báo hàng đầu Mỹ cho biết Triều Tiên đã tái khởi động một lò phản ứng plutonium, chất có thể sử dụng để chế tạo bom hạt nhân. Giám đốc NSA James Clapper (trái) trong buổi điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ hôm 9/2. Ảnh: AFP Theo James Clapper, giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc...