Vì sao lãnh đạo quận 1 ngưng xuống đường “giải cứu” vỉa hè?
Trách nhiệm dẹp vỉa hè được giao lại cho Ủy ban nhân dân 10 phường thực hiện.
Lãnh đạo các phường của Quận 1 sẽ đảm trách nhiệm vụ tổ chức lại trật tự đô thị, giải tỏa lấn chiếm vỉa hè
Những ngày vừa qua, một số báo đưa tin UBND Q.1 ra văn bản yêu cầu ông Đoàn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch Q.1 tạm dừng xuống đường dọn dẹp trật tự lòng lề đường. Tuy nhiên lãnh đạo Q.1 cho biết không có chuyện này, Q.1 vẫn tiếp tục triển khai các chiến dịch “giải cứu” vỉa hè quyết liệt. Báo Giao thông đã trao đổi với ông Lâm Ngô Hoàng Anh, Chánh văn phòng UBND Quận 1 về vấn để này.
Không có chuyện cho thuê vỉa hè
Ông có thể cho biết vì sao những ngày vừa qua không thấy lãnh đạo Q.1 xuống đường cùng đội quản lý trật tự đô thị dẹp lấn chiếm vỉa hè?
Trong những ngày trước và sau lễ 30/4 và 1/5, dự báo tình hình an ninh chính trị tại Q.1 có thể diễn biến phức tạp, lãnh đạo Quận ủy và UBND Q.1 đã chỉ đạo tạm dừng việc ra quân lập lại trật tự đô thị của Đoàn liên ngành cấp quận để tập trung lực lượng cho việc đảm bảo tình hình an ninh chính trị trên địa bàn quận nếu có tình huống phát sinh.
Thực tế, công tác tổ chức lại trật tự đô thị vẫn tiếp tục thực hiện trên địa bàn quận. Song chương trình này được giao lại cho UBND 10 phường thực hiện nhằm nâng cao tính chủ động trong hoạt động quản lý trật tự đô thị của lãnh đạo cấp cơ sở.
Vậy có hay không chuyện Q.1 lấy lại vỉa hè rồi cho thuê như tin đồn thưa ông?
Việc cho thuê lại vỉa hè như một số báo đưa tin là không đúng. Việc cấp Giấy phép sử dụng tạm thời vỉa hè được UBND Q.1 thực hiện đúng theo quy định tại Quyết định 74/2008/QĐ-UBND ngày 23/10/2008 của UBND TP.HCM ban hành Quy định về quản lý và sử dụng lòng đường, vỉa hè trên địa bàn thành phố.
Lệ phí được thể hiện trên giấy phép là lệ phí thu khi cấp giấy phép sử dụng tạm thời vỉa hè theo quy định tại Quyết định 964/QĐ-UB ngày 24/12/1991 của UBND TP về việc điều chỉnh giá biểu thu lệ phí khai thác đất công, chợ, đường phố, bến bãi, cảng… Lệ phí này được UBND Q.1 nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước thông qua tài khoản của Chi cục Thuế Q.1. Do vậy, UBND Quận 1 khẳng định đây không phải là cho thuê lại vỉa hè mà là thực hiện theo quy định pháp luật.
Quận 1 hỗ trợ người dân chuyển đổi ngành nghề
Khoảng vài tuần trở lại đây, trên địa bàn quận xảy ra tình trạng tái chiếm vỉa hè, Quận 1 đã chỉ đạo thế nào để chấn chỉnh tình hình này?
Video đang HOT
Công tác lập lại trật tự đô thị đã được UBND Quận giao lại cho UBND của 10 phường chủ động thực hiện. Hiện nay, đa số các tuyến đường trên địa bàn quận đã có các tổ giám sát tình hình trật tự đô thị. UBND Q.1 đã chỉ đạo UBND 10 phường yêu cầu các tổ giám sát tăng cường kiểm tra, giám sát, báo cáo và xử lý dứt điểm tình trạng tái lấn chiếm trên tuyến đường phụ trách như một số báo đưa tin.
Vậy, tới đây Quận 1 có giải pháp gì để quản lý vỉa hè đi vào chiều sâu, tránh hình thức, phong trào?
Chúng tôi sẽ thực hiện nhiều biện pháp vừa mang tính chất tuyên truyền, giáo dục ý thức vừa đảm bảo an sinh xã hội, vừa thể hiện sự kiên quyết, chấp hành nghiêm pháp luật.
Các phường tiếp tục có cơ chế hỗ trợ, sắp xếp với các hộ nghèo, cận nghèo đang buôn bán hàng rong theo hướng đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, vận động chuyển đổi nghề nghiệp; Giới thiệu lao động phổ thông vào làm việc tại các doanh nghiệp. Đề xuất tái bố trí buôn bán hàng rong tại các khu buôn bán tập trung. Các trường hợp không sắp xếp được vị trí buôn bán, Quận sẽ rà soát, đề xuất trợ cấp trong khoảng thời gian nhất định để họ tìm kiếm việc làm.
Bên cạnh đó, sẽ bố trí lực lượng thường xuyên chốt giữ chống tái lấn chiếm vỉa hè, giao các Chi hội Cựu Chiến binh, Chi hội Phụ nữ, Chi đoàn Khu phố đảm nhận xây dựng các tuyến đường xanh – sạch – đẹp – văn minh. Ứng dụng công nghệ thông tin, hệ thống camera giám sát, quản lý và xử lý ở những địa bàn phức tạp (VD: đường Hoàng Sa, Phạm Ngũ Lão…).
UBND Quận yêu cầu các cơ quan, đơn vị, trường học sắp xếp, bố trí khu vực nhà xe, nơi đưa đón học sinh trong khuôn viên, không cho dừng, đậu xe dưới lòng đường. Thử nghiệm miễn phí xe đưa, rước học sinh bằng nguồn kinh phí xã hội hóa đảm bảo an toàn cho các em, giảm ùn tắc giao thông.
Cảm ơn ông!
Khai trương khu ẩm thực “hàng rong” cuối tháng 5 UBND thành phố đã cho phép UBND Q.1 thực hiện Đề án khu ẩm thực thí điểm kinh doanh có thời gian trên tuyến đường Nguyễn Văn Chiêm và tại Công viên Bách Tùng Diệp… Hiện tại, UBND Q.1 đã thống nhất sắp xếp các hộ nghèo, cận nghèo đang buôn bán hàng rong trên địa bàn phường Bến Nghé buôn bán tại hai khu vực trên, dựa trên cơ sở đề xuất của UBND phường. Đồng thời đã tổ chức khám sức khỏe và tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm, phân loại rác thải tại nguồn, giao tiếp ứng xử phổ biến cách thức hoạt động, nội quy hoạt động và cho ký bản cam kết tại Trung tâm Y tế dự phòng Q.1 cho các hộ dân dự kiến bố trí kinh doanh tại khu ẩm thực trên. UBND Q. 1 đang chỉ đạo các đơn vị hoàn tất công tác chuẩn bị để khai trương khu ẩm thực vào cuối tháng 5/2017.
Theo Yên Trang (Báo Giao thông)
Quận 1 đề xuất 'nhường' một phần vỉa hè cho người bán hàng rong
Đường Nguyễn Văn Chiêm, Chu Mạnh Trinh và Công viên Bách Tùng Diệp được lựa chọn để thí điểm mô hình phố hàng rong tại quận 1.
Chiều 20/3, UBND quận 1 báo cáo với UBND TP.HCM về các đề án kinh doanh vỉa hè trên địa bàn.
Ông Trần Thế Thuận (Chủ tịch UBND quận 1) cho biết sau 2 tháng triển khai, chiến dịch lập lại trật tự vỉa hè đã có nhiều chuyển biến tích cực. Hiện nay, quận 1 đang bước vào giai đoạn duy trì trật tự vỉa hè một cách bền vững. Trong đó, giải pháp căn cơ là tổ chức lại cuộc sống cho người lao động.
Phối cảnh phố hàng rong đường Nguyễn Văn Chiêm. Ảnh: H.H.
Theo Chủ tịch quận 1, có 2 đối tượng lấn chiếm vỉa hè. Với đối tượng là những hộ kinh doanh mặt đường, phải tuyên truyền vận động và xử lý nghiêm nếu tái phạm.
Tuy nhiên, với những người bán hàng rong, quận 1 hết sức trăn trở. "Việc buôn bán trên vỉa hè là cuộc sống của nhiều người lao động. Do đó, quận 1 phối hợp với sở ngành đề xuất xây dựng mô hình phố hàng rong", ông Thuận nói.
Theo đề án, quận 1 sẽ thí điểm phố hàng rong trên vỉa hè tuyến đường Nguyễn Văn Chiêm, Chu Mạnh Trinh và Công viên Bách Tùng Diệp.
Dự kiến có 20 hộ được tham gia buôn bán hàng rong trên tuyến phố Nguyễn Văn Chiêm có chiều dài 40 m. Phần vỉa hè cho người đi bộ sẽ còn khoảng 2 m.
Tại Công viên Bách Tùng Diệp, có 15 hộ kinh doanh từ 6-9h sáng. Còn đường Chu Mạnh Trinh bố trí cho 35 hộ kinh doanh. Các hộ kinh doanh hàng rong chủ yếu là ẩm thực. Quận 1 khuyến khích đồ ăn được sơ chế tại nhà.
Nhiều vỉa hè ở quận 1 đang bị chiếm dụng, đẩy người đi bộ xuống lòng đường. Ảnh: Lê Quân.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến cho rằng trong điều kiện TP hiện nay, phải chấp nhận hình thức quá độ, dành một phần vỉa hè làm nơi kinh doanh cho người dân. Dĩ nhiên, các phương án sắp xếp chưa thể đảm bảo cho tất cả bà con bán hàng rong. Tại các khu vực chưa thí điểm, ông Tuyến đề nghị quận 1 bố trí các khu vực kinh doanh khác, đảm bảo trật tự.
"Ẩm thực vỉa hè là một nét đặc sắc của TP. Vì vậy, mình có thể chọn những bà con kinh doanh vỉa hè có thương hiệu để đưa vào những nơi kinh doanh của thành phố. Trách nhiệm của chính quyền là phải đảm bảo bà con không bị đói, phải đi vay nặng lãi, trẻ con không phải bỏ học", ông Tuyến nói.
Phó chủ tịch UBND TP cũng lưu ý lãnh đạo quận 1: "Chấn chỉnh vỉa hè là việc phải làm, nhưng phải nắm được đời sống của người dân".
Chợ phiên Bạch Đằng là điểm nhấn du lịch TP HCM
Cũng trong chiều 20/3, sau khi nghe UBND quận 1 báo cáo đề án kinh doanh vỉa hè (thí điểm chợ phiên cuối tuần Công viên Bạch Đằng), Phó chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến yêu cầu "đề án cần hoàn chỉnh hơn" vì nơi dự định tổ chức đang có lưu lượng giao thông lớn, dễ ùn tắc vào giờ cao điểm.
Theo ông Tuyến, đây là mô hình chợ hoạt động tạm do thành phố có quy hoạch đề án ngầm khu vực Công viên Bạch Đằng. Khi đề án này hoạt động, chợ phiên sẽ dừng.
"Chợ sẽ không có lều bạt che mất cảnh quan, đảm bảo giao thông thông suốt. Đặc biệt, quận 1 phải đảm bảo cho hoạt động tàu thủy và buýt thủy ở cầu cảng trên sông Sài Gòn. Những người bán hàng ở chợ phải chú ý đến trang phục, cần biết ngoại ngữ", ông Tuyến chỉ đạo.
Chợ phiên dự kiến ở Công viên Bạch Đằng. Ảnh: Hữu Công.
Trước đó, Chủ tịch UBND quận 1 Trần Thế Thuận cho biết quận đã nghiên cứu những chợ phiên trong, ngoài nước và đề xuất chợ phiên cuối tuần tại Công viên Bạch Đằng, xây dựng theo mô hình hiện đại.
"UBND quận 1 mong muốn chợ phiên cuối tuần và phố đi bộ Nguyễn Huệ sẽ là điểm nhấn về du lịch của TP HCM. Chợ phiên sẽ là điểm tham quan mua sắm của người dân thành phố và du khách", ông Thuận nói.
Theo đề án, chợ phiên cuối tuần nhằm mục đích quảng bá xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch, đảm bảo an ninh trật tự của quận 1 và TP HCM. Chợ phiên này nằm gần phố đi bộ Nguyễn Huệ và các trung tâm mua sắm nên thuận lợi cho du khách di chuyển đến tham quan.
Chợ gồm 4 khu quy tụ những gian hàng giới thiệu các sản phẩm của Việt Nam, khu vực ẩm thực đặc trưng... dự định được tổ chức định kỳ vào cuối tuần và những dịp lễ tết, thời gian hoạt động là ngày thứ 7 và chủ nhật hàng tuần. Các đơn vị kinh doanh ở chợ phải cam kết về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Dự kiến có 20 nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp thường xuyên có mặt trong chợ kết hợp với công an phường, dân phòng... để đảm bảo an toàn cho du khách. Ngoài ra, chợ được bố trí màn hình tại nhà điều hành, lắp wifi miễn phí. Nếu được UBND thành phố thông qua, chợ phiên Công viên Bạch Đằng sẽ hoạt động ngay trong quý 2.
Tại buổi làm việc, ông Tuyến còn nghe UBND quận 1 báo cáo đề án khu ẩm thực thí điểm kinh doanh có thời gian trên một số tuyến đường quận 1 và đề án phố đi bộ Bùi Viện.
Trần Vũ (Tổng Hợp)
Theo NTD
TP HCM thí điểm cho kinh doanh ăn uống trên vỉa hè Việc thí điểm nhằm mục đích sắp xếp cho người có hoàn cảnh khó khăn đang kinh doanh lấn chiếm vỉa hè vào khu vực thí điểm để quản lý, hỗ trợ. UBND quận 1 cho biết, từ cuối tháng 3 quận sẽ thí điểm tổ chức khu vực kinh doanh ăn uống trên lề đường Nguyễn Văn Chiêm (đoạn từ Hai Bà...