Vì sao làng Cù Lần ở Lâm Đồng thu hút rất đông khách du lịch?
Tọa lạc dưới chân núi Lang Biang cách Đà Lạt hơn 20km, làng Cù Lần là điểm du lịch thu hút rất đông du khách trong nước và quốc tế bởi nơi đây được ví như một thiên đường xanh với tiếng suối chảy, tiếng thông reo, tiếng hót réo rắt của chim rừng.
Đây là một ngôi làng nhỏ rộng khoảng 30 ha, nằm ở thôn Suối Cạn, huyện Lạc Dương, lọt thỏm giữa rừng nguyên sinh hoang dã. Ngôi làng tồn tại từ thập niên 60. Cái tên “Cù Lần” được đặt theo loài cây cù lần mọc xen kẽ trong rừng thông, cũng là nơi sinh sống của động vật có “đôi mắt to tròn đẹp nhất thế gian” – con cù lần.
Khi đó cư dân K’Ho của làng ngoài việc canh tác, săn bắt, hái lượm, còn khai thác cây cù lần, và khéo léo chế tác thành con Cù Lần trừu tượng, mang ra Hồ Xuân Hương bán cho du khách.
Người K’Ho lúc bấy giờ cũng vào rừng “nhặt” con Cù Lần về nuôi hoặc bán cho du khách phương xa. Cù Lần là loài động vật hiền lành chủ yếu sống về đêm, khi gặp bất kỳ sự nguy hiểm nào thì Cù Lần nằm cuộn tròn lại dùng hai tay che kín đôi mắt quý giá của mình. Ngày nay, Cù Lần được liệt vào loại động vật quý hiếm trong Sách Đỏ.
Cũng có ý kiến cho rằng, xưa kia có một chàng trai ở đồng bằng lên núi, vào rừng với ước mơ nhặt đá xây dựng một thiên đường giữa rừng để tặng cho người mình yêu. Với ước mơ và cách làm khác người khờ dại ấy đã khiến người đời gọi anh ta là “thằng Cù Lần”. Choáng ngợp với vẻ đẹp lộng lẫy của thiên nhiên núi rừng hoang dã, cảm động trước tình yêu chân thành của anh, cô gái đã ở lại cùng Cù Lần xây tổ uyên ương, lập làng sương khói bên bờ suối vắng, giữa những đồi xanh, rừng hoa dại. Từ đó người đời đặt tên làng là Cù Lần.
Làng Cù Lần là khu du lịch sinh thái văn hóa đầu tiên và có tính hoạch định cụ thể rõ ràng nhất ở vùng đất Lạc Dương. Làng này được UNESCO công nhận là địa điểm du lịch văn hóa, góp phần thay đổi diện mạo du lịch của tỉnh Lâm Đồng.
Video đang HOT
Loại cây chủ đạo được trồng dọc hai bên lối đi vào làng là cây cù lần xen với hoa kim châm vàng rực. Trên đường đi là những ngôi nhà sàn với mái tranh, trụ gỗ đế trống vách.
Khu du lịch mở cửa từ năm 2011. Tới đây du khách có thể trải nghiệm thiên nhiên hoang sơ, cắm trại giữa rừng, tour xe jeep khám phá rừng nguyên sinh, cưỡi ngựa, bắn cung, câu cá, trải nghiệm văn hóa bản địa… Du khách có thể đến tham quan nhà Rông, Bảo tàng Tượng gỗ Tây Nguyên, đồi Giữ Lửa, chợ Chồm Hổm hay Hội quán Cù Lần để hiểu thêm về văn hóa và nghệ thuật của dân tộc K’Ho.
Một trải nghiệm rất thú vị là du khách có thể tự tay kết bè tre hay dùng thuyền độc mộc rồi chèo ngang hồ thiên nhiên rộng lớn, tận hưởng những làn gió nhè nhẹ, ngắm nhìn những hàng cây rủ bên hồ.
Khu du lịch Làng Cù Lần ở Lâm Đồng bị tạm dừng hoạt động để phục vụ điều tra sau sự việc 4 du khách Hàn Quốc (2 nam và 2 nữ) bị lũ cuốn tử vong khi tham quan tại khu du lịch trên ngày 24/10.
Con suối nơi chiếc xe chở 4 du khách Hàn Quốc gặp nạn nằm ở thung lũng, phía trên là đồi cây, nước sâu 30-40 cm. Sau khi mua vé 150.000 đồng, khách được ôtô chở quãng đường hơn 8km băng qua nhiều địa hình kể cả dưới dòng suối.
Đồi cỏ dại ngả vàng thành điểm chụp ảnh đẹp ngất ngây ở Đà Lạt
Đồi cỏ cháy gần khu vực chợ Cầu Đất (Xuân Trường, Đà Lạt, Lâm Đồng) đang thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.
Đồi cỏ ngả màu vàng nâu và khô dần, vô tình tạo nên bối cảnh chụp ảnh đồng quê lạ mắt cho du khách.
Ngoài biển mây bồng bềnh sớm bình minh, những vườn hồng chín rực hay các cánh đồng hoa muôn màu sắc, những ngày trung tuần tháng 10, Đà Lạt (Lâm Đồng) còn có một "đặc sản" để du khách thích thú tìm tới săn ảnh, đó là những đồi cỏ cháy.
Mới đây, những bức ảnh tại đồi cỏ cháy gần khu vực chợ Cầu Đất (Xuân Trường, Đà Lạt, Lâm Đồng) thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Theo nhiếp ảnh gia kiêm hướng dẫn viên du lịch tự do tại Đà Lạt - anh Đồng Ngô, người thực hiện bộ ảnh, khu vực này là đồi cỏ dại, không phải điểm khai thác du lịch. Khi Đà Lạt chuyển thu, bãi cỏ ngả màu vàng nâu và khô dần, vô tình tạo nên bối cảnh chụp ảnh đồng quê lạ mắt cho du khách.
Anh Đồng Ngô cho biết, thời điểm đẹp nhất để chụp ảnh đồi cỏ dại này là 7h30-10h sáng, khi trời có nắng nhẹ, thời tiết mát mẻ hoặc lúc sắp hoàng hôn. "Du khách có thể chọn những bộ đồ mang chút phong cách cổ điển vintage hay retro. Nếu du khách thích bộ ảnh cá tính, chất riêng thì đây cũng là bối cảnh hoang dã đáng trải nghiệm", anh Đồng Ngô cho hay.
Khu vực này hiện chưa có nhiều người biết tới nên không đông đúc, khá riêng tư và yên tĩnh. Du khách tới đây tham quan, chụp hình không mất chi phí, tuy nhiên cần chú ý giữ gìn và bảo vệ cảnh quan môi trường, thiên nhiên xung quanh.
Quanh khu vực đồi cỏ cháy là khu vực săn mây đồi chè Cầu Đất, cánh đồng điện gió, một số trang trại, quán cà phê khá xinh để du khách kết hợp trải nghiệm. Trên đường từ đồi cỏ cháy quay lại trung tâm thành phố, du khách có thể kết hợp rẽ qua các vườn hồng đang bắt đầu vào mùa chín rộ. Thời điểm này, quả hồng đang ngả sang màu cam rồi đỏ, lá cũng đổi màu, tạo khung cảnh bắt mắt.
Theo anh Đồng Ngô, du khách cũng có thể kết hợp tham quan khu tổ hợp cắm trại (camping), ăn uống và nhiều tiểu cảnh sống ảo tại xã Xuân Thọ (Đà Lạt, Lâm Đồng). Thời điểm này tại đây đang có những bãi cỏ lau, cỏ đuôi chồn đẹp mắt.
Khám phá thủy điện cổ nhất Việt Nam Ankroet là nhà máy thủy điện đầu tiên ở Việt Nam, do người Pháp xây dựng năm 1942 với vật liệu chủ yếu bằng đá. Là công trình thủy điện được xây dựng đầu tiên tại Việt Nam, thủy điện Ankroet thuộc địa phận xã Lát (huyện Lạc Dương, Lâm Đồng), do người Pháp thi công trong nhiều năm mới hoàn thành trong...