Vì sao lại nói xây nhà hướng Nam ‘không làm cũng có ăn’?
Hướng Nam là hướng tượng trưng cho sự cao quý và phát đạt, vì thế phong thủy nhà ở hướng Nam giúp bạn gặp nhiều điều may mắn và thành công trong cuộc sống.
Từ xa xưa, ông bà ta có rất nhiều câu nói liên quan đến đến việc chọn làm nhà hướng Nam như: “Lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam”, hay “Nhà hướng Nam không làm cũng có ăn”… Vậy tại sao làm nhà hướng Nam lại là tốt nhất?
Theo các chuyên gia phong thủy, xây nhà hướng Nam sẽ giúp luồng không khí lưu thông trong căn nhà luôn được đảm bảo ở tình trạng tối ưu nhất, sẽ mang lại sự thịnh vượng cho gia chủ. Ở hầu hết các vùng miền thì hướng Nam là hướng thuận lợi nhất để xây dựng nhà cửa, vừa lưu thông gió tốt, lại đón được đầy đủ ánh sáng tự nhiên. Đặc biệt, nhà hướng Nam có ưu điểm tránh được ánh nắng chói phía Đông vào buổi sáng, không bị nắng chiếu gay gắt từ phía Tây vào buổi chiều tà. Với khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng của Việt Nam, xây nhà hướng này tránh được gió nóng từ phía Tây thổi tới và không bị ảnh hưởng bởi gió lạnh từ phương Bắc tràn về.
Video đang HOT
Còn theo Tiên thiên bát quái, hướng nam được coi là hướng của bậc đế vương vì có có tượng là quẻ Càn (trời, vua…). Theo Hậu thiên bát quái, hướng Nam là biểu tượng của ánh sáng và lửa, thường gắn với vận mệnh cao quý, quyền uy của con người. Cũng chính vì lẽ đó các bậc vua chúa thời xưa thường tọa Bắc nhìn Nam để hướng về lẽ sáng, mong muốn sẽ anh minh cai trị thiên hạ.
Mặc dù xây nhà hướng Nam có rất nhiều ưu điểm nhưng không phải ai cũng có điều kiện cũng như hợp mệnh để xây nhà hướng này. Theo lý luận của phong thủy phái Bát trạch, hướng Nam lại chỉ thích hợp với mệnh Đông tứ trạch. Phong thủy có câu: “Nhất vị, nhị hướng”, Người mệnh Tây tứ trạch vẫn có thể làm nhà hướng Nam với điều kiện biết vận dụng vật phong thủy như gương bát quái khắc phục.
Nếu không xây được nhà hướng chính Nam, gia chủ có thể xây nhà hơi nghiêng về hướng Đông hoặc hướng Tây cũng không có vấn đề gì. Bên cạnh đó, có thể mở nhiều cửa sổ ở hướng Nam hoặc xây giếng trời, tăng thêm ánh sáng, khí ấm, hoặc trồng nhiều cây ở hướng Bắc để bù đắp.
Bài viết mang tính tham khảo
Hình ảnh: Minh họa
Mãi chưa giàu vì nhà có quá nhiều cửa sổ
Cửa sổ liên quan đến vấn đề phong thủy nên bất cứ gia chủ nào khi thiết kế, xây dựng nhà cũng quan tâm. Tuy vậy, lại có nhiều quan điểm hiểu sai về cửa sổ, ví dụ như càng bố trí nhiều cửa sổ càng tốt.
Cửa sổ được ví von như 'đôi mắt' cho ngôi nhà, đóng vai trò quan trọng trong phong thủy toàn ngôi nhà và lưu thông không khí, ánh sáng. Tuy nhiên, những ai đang có ý định xây nhà hoặc đang ở trong ngôi nhà có nhiều cửa cần hết sức lưu ý vì ngôi nhà nhiều cửa sổ không những chẳng nhận được hiệu quả lấy ánh sáng và thông gió như mong muốn mà ngược lại, còn bởi vì vi phạm nguyên tắc phong thủy học khoa học mà chuốc vào thân nhiều hệ lụy.
Tại sao nhà không nên có quá nhiều cửa sổ?
Cửa sổ là thông đạo giao lưu giữa cuộc sống riêng tư của mọi thành viên trong gia đình với thế giới bên ngoài, có chức năng thông ánh sáng tự nhiên và không khí vào nhà. Theo phong thủy, số lượng cửa sổ trong nhà nên vừa phải, không nhiều quá cũng không nên ít quá. Nhiều cửa sổ sẽ sản sinh dòng khí đối lưu mạnh hoặc rối loạn trường khí không có lợi cho cơ thể người, lại làm cho nhà ở bị cắt làm đôi dẫn tới ảnh hưởng tới tình cảm của những người sống trong nhà, dòng chảy tài lộc tiêu tán, thất thoát. Trên cùng một dãy mà xây 3 - 4 chiếc cửa sổ, sẽ làm luồng khí tản mạn hết. Ngược lại, nhà có quá ít cửa sổ cũng không tốt do nhà sẽ không thể loại bỏ khí cũ nạp khí mới, khiến gia chủ dễ sinh bệnh.
Bên cạnh đó, kích thước của cửa sổ cũng phải tương quan với kích thước của của chính và diện tích của căn phòng. Cửa không nên quá rộng hoặc quá nhỏ so với diện tích. Cửa sổ quá rộng dễ dẫn đến sự mất cân đối trong việc đón nhận khí vận trong ngoài, khiến quan hệ giữa các thành viên trong gia đình bất hòa. Gia chủ cũng cần lưu ý không mở cửa sổ đối diện trực tiếp với cửa chính vì như thế, luồng khí từ ngoài đi vào phòng qua cửa sổ sẽ thoát ngay qua cửa chính mà không được luân chuyển trong phòng. Chiều cao của khung cửa sổ tốt nhất nên nằm trong phạm vi chiều sâu của căn phòng, mép dưới cửa sổ so với nền phải cao hơn 83cm trở lên, nhưng không quá 2,2m.
Số lượng cửa sổ bao nhiêu là hợp lý?
Theo nguyên tắc phong thủy học, cửa sổ không nên quá nhiều vì cửa là nơi nạp khí, gọi là miệng khí (khí khẩu), cửa nhiều khí bị tạp. Mà một căn nhà, ngoài cửa chính ra vào, còn có các cửa phía trong như cửa phòng ngủ, cửa phòng sách, cửa gian bếp, cửa buồng vệ sinh. Vì vậy gia chủ cần hết sức lưu ý khi lựa chọn xây bao nhiêu cửa sổ. Ví dụ với những ngôi nhà có diện tích 100m2, số cửa không nên vượt quá 5 chiếc. Một điểm cần chú ý nữa là cửa nách chỉ nên có một cái, không nên xây nhiều hơn. Vì nếu xây nhiều của nách thì trạch khí (khí của nhà) vào lỗ hà (vào một cửa) ra lỗ hổng (ra cửa kia).
Bài viết mang tính chất tham khảo
Vì sao nhà giàu thích tích trữ muối ở góc nhà? Biết lý do bạn sẽ muốn làm theo ngay Bạn nên đặt bát ở những nơi tiếp xúc với không khí. Tránh những không gian kín như tủ, chạn bát,... Theo phong thủy, muối là khoáng chất có tính chất làm sạch mạnh. Từ xa xưa chúng đã được sử dụng trong các nghi lễ tẩy rửa và liệu pháp thanh lọc cơ thể. Muối có thể hấp thụ năng lượng thấp,...