Vì sao lá cây rụng và chuyển vàng vào mùa thu?
Vào mùa thu, do ít ánh sáng Mặt Trời, cây sẽ kích hoạt quá trình rụng lá để giữ nước và bảo toàn năng lượng.
Đế chế La Mã cổ đại bị tiêu diệt bởi núi lửa?
Các nhà khoa học vừa cho biết một vụ phun trào núi lửa ở Alaska có thể là một phần nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của đế chế La Mã cổ đại.
Một sự kiện núi lửa phun trào cách đây 2.500 năm đã gây ra một cú sốc khí hậu toàn cầu dẫn đến nạn đói lan rộng vào năm 43 trước Công nguyên.
Cụ thể, vụ phun trào núi Okmok trên đảo Alaska là một sự kiện được các học giả gọi là Okmok II. Nó được cho là đã dẫn đến việc phun tro bụi che phủ hành tinh khỏi bức xạ mặt trời và làm mát mọi thứ.
Các nhà khoa học nghĩ rằng điều này gây ra một trong những mùa hè Địa Trung Hải lạnh nhất trong hai thiên niên kỷ qua.
Sự kiện này xảy ra cùng thời điểm với vụ ám sát nhà lãnh đạo La Mã Julius Caesar vào năm 44 trước Công nguyên. Các văn bản từ thời gian này cũng đề cập đến thời tiết lạnh bất thường, mùa màng hạn hán, nạn đói, bệnh tật và bất ổn.
Với tất cả những bằng chứng thu được, các nhà nghiên cứu mới đây đã đưa ra tuyên bố tất cả các yếu tố này dẫn đến sự sụp đổ của đế chế La Mã.
Hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn đang dựa trên nghiên cứu về tro núi lửa cũ, còn được gọi là mạt vụn núi lửa được tìm thấy trong lõi băng lấy từ Bắc Cực.
Tiến sĩ Gill Plunkett, một nhà khảo cổ học tại Đại học Queen ở Belfast, cho biết: "Chúng tôi đã so sánh dấu vết được tìm thấy trong băng với mạt vụn từ núi lửa được cho là đã phun trào vào thời điểm đó. Rõ ràng nguồn gốc của bụi năm 43 trước Công nguyên trong băng là vụ phun trào Okmok II".
Trước đó, các nhà sử học đã nghi ngờ trong một thời gian dài rằng một ngọn núi lửa chịu trách nhiệm cho đợt rét cực độ được đề cập trong các văn bản cổ đại nhưng cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng.
Năm ngoái, một nhóm nghiên cứu đã tìm thấy một lớp băng cổ được bảo quản tốt ở Bắc Cực và quyết định điều tra. Phân tích hóa học được sử dụng để xác định hai vụ phun trào, một là sự kiện Okmok II. Phân tích sâu hơn cũng đã được thực hiện, chẳng hạn như nghiên cứu các vòng cây để thử và xác minh những phát hiện của họ.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng, trong hai năm sau vụ phun trào, người cổ đại đã trải qua mùa hè và mùa thu lạnh hơn khoảng 7 độ C so với bình thường. Điều kiện cũng được cho là cực kỳ ẩm ướt.
Tất cả những yếu tố này phù hợp với các thông tin cổ xưa từ thời đó và núi lửa thậm chí còn là nguyên nhân có thể gắn với các hiện tượng khí quyển kỳ lạ đã được mô tả.
Nghiên cứu mới nhất này đã mang lại cho các nhà nghiên cứu nhiều thông tin có thể giúp chúng ta hiểu về thời gian khó hiểu trong lịch sử La Mã.
Đâu là nguyên nhân khiến nền cộng hòa La Mã cổ đại sụp đổ? Các nhà khoa học cho rằng sự kiện núi lửa phun trào cách đây 2.500 năm đã gây ra thảm họa khí hậu toàn cầu dẫn đến nạn đói tràn lan vào năm 43 trước Công nguyên. Các nhà khoa học cho rằng đã xác định được một vụ núi lửa phun trào thời cổ đại. Sự kiện núi lửa Okmok trên một...