Vì sao kỷ luật phó chủ tịch, nguyên phó chủ tịch và 2 giám đốc Sở ở Bình Thuận?
Cả bốn người đều có trách nhiệm liên quan đến các dự án mà Cơ quan điều tra Bộ Công an đang điều tra tại Bình Thuận.
Ngày 24-6, nguồn tin của PLO cho biết liên quan đến việc Ban Chấp hành Đảng bộ Bình Thuận quyết định thi hành kỷ luật đối với một phó chủ tịch, một nguyên phó chủ tịch UBND tỉnh và hai giám đốc Sở, Tỉnh ủy Bình Thuận cũng đã công khai các sai phạm của những cá nhân này.
Cụ thể ngày 17-6, Ban Chấp hành Đảng bộ Bình Thuận quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với các ông: Nguyễn Văn Phong, Tỉnh ủy viên, Ủy viên Ban Cán sự đảng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Đức Hòa, nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng UBND tỉnh, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Mai Kiều, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở NN&PTNT.
Đồng thời, kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Xà Dương Thắng, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Bắc Bình, nguyên giám đốc Sở Xây dựng Bình Thuận.
Cơ quan điều tra Bộ Công an khám xét nhà ông Lương Hải, nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Bình Thuận hôm 10-2. Ảnh: PĐ
Theo đó, trong thời gian giữ chức vụ Tỉnh ủy viên nhiệm kỳ 2015-2020, Giám đốc Sở Tài chính (tháng 6-2016 đến tháng 4-2019), Giám đốc Sở KH&ĐT (tháng 4-2019 đến tháng 4-2021), ông Nguyễn Văn Phong chịu trách nhiệm chính, trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Sở Tài chính, Sở KH&ĐT.
Cùng với đó là chịu trách nhiệm trực tiếp, trách nhiệm cá nhân trong việc ký một số văn bản vi phạm các quy định của pháp luật về đất đai, đầu tư tại Dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết.
Ông Phong cũng buông lỏng lãnh đạo, thiếu kiểm tra để cấp phó của mình là Ngô Hiếu Toàn, Phó Giám đốc Sở Tài chính Bình Thuận, vi phạm pháp luật, bị khởi tố, bắt tạm giam.
Đối với ông Nguyễn Đức Hòa, trong thời gian giữ chức vụ Tỉnh ủy viên (nhiệm kỳ 2015-2020), Giám đốc Sở KH&ĐT (tháng 8-2013 đến tháng 12-2015); Ủy viên Ban Cán sự đảng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh (tháng 1-2016 đến tháng 7-2021) cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Cán sự đảng UBND tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021.
Ông Hòa chịu trách nhiệm chính, trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Sở KH&ĐT giai đoạn từ tháng 8-2013 đến tháng 12-2015; chịu trách nhiệm trực tiếp, trách nhiệm cá nhân trong việc ký một số văn bản vi phạm các quy định của pháp luật về đất đai, đầu tư tại một số dự án.
Đó là Dự án Khu liên hợp hồ điều hòa chỉnh trang đô thị và dịch vụ – thương mại tại phường Hưng Long, Phan Thiết và Khu tái định cư phường Phú Tài; Dự án Khu dịch vụ du lịch cộng đồng Biển Quê hương; Dự án trồng rừng, trồng cây lâu năm tạo môi trường sinh thái và phát triển du lịch dã ngoại phường Mũi Né, TP Phan Thiết.
Ông Mai Kiều chịu trách nhiệm chính, trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Sở NN&PTNT giai đoạn 2015-2020; chịu trách nhiệm trực tiếp, trách nhiệm cá nhân trong việc ký văn bản cùng thống nhất đề nghị UBND tỉnh cho phép sáp nhập hai dự án là Dự án trồng cây lâu năm tạo môi trường sinh thái tại phường Mũi Né và Dự án trồng rừng, trồng cây lâu năm tạo môi trường sinh thái phát triển du lịch tại phường Mũi Né không đúng quy định
Ông Kiều còn thiếu trách nhiệm, chưa chủ động đề xuất, tham mưu UBND tỉnh báo cáo, xin ý kiến Thủ tướng trước khi thi công đoạn kè 350 m tại xã Tiến Thành, Phan Thiết; thực hiện xây dựng đoạn kè 350 m nêu trên không đúng vị trí, trái chỉ đạo của Thủ tướng.
Video đang HOT
Đoạn kè tại Tiến Thành. Ảnh: PĐ
Ông Mai Kiều cũng buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra để Công ty cổ phần Rạng Đông xây dựng trái phép trên diện tích 3,778 ha đất lâm nghiệp, nông nghiệp với mục đích nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái.
Việc này là trái mục đích sử dụng đất, trái mục tiêu Dự án Bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh, trồng và phát triển thực vật rừng dầu, một số loài động vật quý, hiếm và thông thường.
Khu rừng dầu Hồng Liêm.
Đối với ông Xà Dương Thắng, trong thời gian giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc phụ trách Sở Xây dựng (tháng 3-2015 – 10-2015), Giám đốc Sở Xây dựng (tháng 11-2015 – tháng 02-2021), chịu trách nhiệm chính, trách nhiệm người đứng đầu về vi phạm, khuyết điểm của Sở Xây dựng.
Đồng thời chịu trách nhiệm trực tiếp, trách nhiệm cá nhân trong việc ký một số văn bản thiếu chặt chẽ, vi phạm các quy định của pháp luật về đất đai, đầu tư tại bốn dự án.
Gồm, dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết; Dự án Lấn biển, bố trí sắp xếp dân cư và chỉnh trang đô thị phường Đức Long, TP Phan Thiết; Dự án Khu liên hợp hồ điều hòa, chỉnh trang đô thị và dịch vụ – thương mại tại phường Hưng Long, Phan Thiết và Khu tái định cư phường Phú Tài; Dự án Khu dịch vụ du lịch cộng đồng Biển Quê hương.
'Kỳ án' ông Võ Tê bị oan sai: Vì sao 40 năm mới tìm ra hung thủ
'Kỳ án' ông Võ Tê bị oan sai vừa được Công an tỉnh Bình Thuận và Viện KSND tỉnh này công khai xin lỗi do đã khởi tố, bắt giam oan cách đây 42 năm.
Vì sao thời gian rất dài nhưng không tìm ra được hung thủ?
'Kỳ án' ông Võ Tê bị oan sai bắt đầu từ vụ án "giết người, cướp của" xảy ra từ ngày 31.7.1980 ở thôn 3, xã Tân Minh, H.Hàm Tân, tỉnh Thuận Hải (nay là xã Tân Phúc, H.Hàm Tân, Bình Thuận). Nạn nhân bị giết, bị cướp 1,6 lượng vàng 24k là bà Phan Thị Khanh, tại rẫy bắp của bà ở xã Tân Minh, H.Hàm Tân.
Ngày 9.9.1980, Phòng Cảnh sát hình sự thuộc Ty Công an Thuận Hải di lý "nghi can Võ Tê" từ H.Hàm Tân ra Phan Thiết để điều tra theo thẩm quyền.
Tuy nhiên, tại Cơ quan điều tra tỉnh Thuận Hải, ông Võ Tê đã thay đổi lời khai, phủ nhận mình đã giết chết bà Phan Thị Khanh.
Rất nhiều cơ quan báo chí truyền thông theo dõi, đưa tin về vụ án oan sai của ông Võ Tê ở Bình Thuận.
Căn cứ tài liệu điều tra và kết quả khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, Cơ quan CSĐT Công an Thuận Hải đã không đủ chứng cứ để kết luận ông Võ Tê giết người, cướp tài sản.
Do vậy, ngày 30.12.1980, Phòng Cảnh sát hình sự Công an Thuận Hải đã ban hành "Lệnh tha số 05", tạm tha ông Võ Tê. Thời điểm này ông Võ Tê đã bị tạm giam 5 tháng. Kể từ đó, ông Võ Tê mang trên mình "án tích bị can", cho đến khi qua đời.
Đại tá Đinh Kim Lập, Phó giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận đại diện cho Cơ quan điều tra (cũ) bắt tay xin lỗi ông Võ Ngọc, con trai người bị bắt giam oan Võ Tê. Ảnh T.D
'Bế tắc' quá trình truy tìm hung thủ?
Theo báo cáo của Công an tỉnh Bình Thuận, từ năm 2019, quá trình đi tìm hung thủ thực sự trong vụ án ly kỳ này rất phức tạp. Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận căn cứ từ nhiều nguồn tin, chứng cứ, đã xác định ông Trương Đình Chi (sinh ngày 10.11.1956) còn có các tên gọi khác là Trương Đình Khôi hay Lê Minh Sơn (trú thôn 3, xã Tân Minh, H.Hàm Tân, tỉnh Thuận Hải, nay là tỉnh Bình Thuận) là hung thủ của vụ án.
Theo điều tra, đầu năm 1980, Trương Đình Chi cùng một số người ở xã Tân Minh, bỏ địa phương này đến cư trú ở ấp Giồng Giữa, xã Hải Tú, huyện Long Phú, tỉnh Hậu Giang để làm thuê.
Quá trình sinh sống và làm thuê tại đây, gia đình xảy ra mâu thuẫn, nên ngày 27.7.1980, vợ chồng ông Trương Đình Chi (và vợ là Võ Thị Bung) về lại xã Tân Minh để sinh sống. Khi về Tân Minh, vợ chồng ông Chi mang theo 30 kg phân bón đến ở nhà ông Phan Thanh (là anh em cột chèo với Chi).
Các con ông Võ Tê đem di ảnh cha đến hội trường nơi tổ chức xin lỗi công khai cha mình. Ảnh TUẤN DUY
Khi vợ chồng Trương Đình Chi về đây sinh sống, ông Phan Thanh có cho đất làm rẫy. Đến ngày 31.7.1980, khi vụ án sát hại bà Khanh xảy ra, chính Chi cũng vào lo mai táng cho nạn nhân.
Trong thời gian này, con của Chi bị bệnh nên ngày 20.8.1980, vợ chồng Chi nói đi Cam Ranh để bán phân bón kiếm tiền chữa bệnh cho con. Tuy nhiên, theo nhân chứng Phan Đình Bảo (sinh năm 1942, cùng địa phương) thì sau khi trở lại Tân Minh sinh sống được 8 ngày, Chi vào một căn nhà bỏ trống, đây là nhà của bà Soạn, sát vách nhà ông Bảo nên ông này biết.
Ông Nguyễn Thận (phải), nguyên Chủ tịch UBND xã Tân Minh thời điểm vụ án xảy ra đã cùng với gia đình bị hại tố cáo hung thủ thực sự của vụ án. Ảnh DUY TUẤN
Tại căn nhà này, vợ chồng Trương Đình Chi lén lút nói chuyện với nhau nên ông Bảo xé vách lá căn nhà ra nghe trộm được. Ông Bảo thấy vợ chồng Chi đếm tiền mặt có 300 đồng, thêm 2 chiếc cà rá, một dây chuyền đã bị đứt khúc.
Thấy được sự việc trên, ông Bảo đem câu chuyện này đi kể cho ông Huỳnh Ca Ký (cùng xóm) nghe. Thời gian sau đó, vợ chồng Chi mua một chiếc xuồng giá khoảng 1.400 đồng.
Công an đã tiến hành xác minh chi tiết này từ những người hàng xóm từng ở gần với Chi. Tất cả họ đều nói gia đình vợ chồng Trương Đình Chi khó khăn về kinh tế, lấy tiền đâu mà mua sắm xuồng để làm ăn (xuồng giá 1.400 đồng lúc đó giá trị rất lớn).
Tuy nhiên, Cơ quan CSĐT đến Hậu Giang xác minh thì không tìm được Trương Đình Chi. Trong khi các tài liệu công an thu thập được đều là tài liệu gián tiếp (nghe người nọ kể lại từ người kia). Theo cơ quan CSĐT Công an Thuận Hải lúc đó thì vụ án đi vào bế tắc từ đây.
Ông Nguyễn Thận và anh Đỗ Thanh An (con trai bị hại Phan Thị Khanh) tại Cơ quan CSĐT Bộ Công an phía nam. Ảnh NGUYỄN THẬN
Cơ quan CSĐT Công an Bình Thuận nhận định gì ?
Sau này, khi phục hồi điều tra vụ án, Cơ quan CSĐT Công an Bình Thuận cho rằng Trương Đình Chi có nhiều nghi vấn liên quan vụ án.
Chi tiết 'bế tắc' là ở chỗ từ khoảng thời gian 16 giờ ngày 31.7.1980 đến 17 giờ cùng ngày, không ai biết Trương Đình Chi ở đâu, làm gì, cùng với ai.
Mặt khác, Công an nhận định gia đình Chi khó khăn, con bệnh đau không có tiền chữa trị thì ngay sau khi vụ án xảy ra, Trương Đình Chi lại mua được cái xuồng giá tới 1.400 đồng (?).
Hơn nữa, quá trình sống chung xóm làng, nhiều khả năng Chi biết được bà Phan Thị Khanh có nhiều vòng vàng và lại đeo theo người khi đi thu hoạch bắp ở rẫy. Đặc biệt, kể từ khi vụ án xảy ra (31.7.1980) Trương Đình Chi 'biến mất' khỏi địa phương và thay tên, đổi họ như tố cáo của gia đình bị hại (anh Đỗ Thanh An con trai bị hại Phan Thị Khanh đứng ra tố cáo).
Hung thủ thực sự của vụ án là Trương Đình Chi, tức Trương Đình Khôi hay Lê Minh Sơn không phải chịu trách nhiệm hình sự do vụ án đã xảy ra cách đây 42 năm, không còn hiệu lực truy tố trước pháp luật. Ảnh NGUYỄN THẬN
Trong khi việc khởi tố ông Võ Tê đã được Cơ quan điều tra thời điểm đó xác định là không đủ cơ sở, chứng cứ nên đã tạm đóng hồ sơ.
Sau này, quá trình điều tra, bằng các chứng cứ và nghiệp vụ, Cơ quan CSĐT đã khẳng định, chính Trương Đình Chi, tức Trương Đình Khôi hay Lê Minh Sơn là một người và là hung thủ đã sát hại bà Phan Thị Khanh để cướp 1,6 lượng vàng của nạn nhân. Đây chính là một phần nội dung mà Công an tỉnh Bình Thuận đã báo cáo lên Văn phòng Cơ quan CSĐT Bộ Công an về 'kỳ án' ông Võ Tê bị oan sai, vừa được công khai xin lỗi hôm 17.6.2022 vừa qua.
Kỳ án ông Võ Tê bị oan sai: Công an Bình Thuận từng báo cáo gì cho Bộ Công an? Liên quan kỳ án ông Võ Tê bị khởi tố, bắt giam oan sai mà Công an Bình Thuận vừa tổ chức xin lỗi công khai ngày 17.6, Cơ quan CSĐT đã có báo cáo Văn phòng Cơ quan CSĐT Bộ Công an từ năm 2019. Báo cáo của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận (số 1103), do Phó thủ trưởng...