Vì sao Kpop liên tục khiến fan quốc tế tức giận?
Giơi chuyên gia cho răng đê thâu tom thi trương quôc tê, công ty giai tri va nghê si Kpop cân tim hiêu nhiêu nên văn hoa, lich sư khac nhau.
Kpop đang mở rộng sức ảnh hưởng ra thị trường quốc tế và lượng người hâm mộ vì thế cũng đa dạng hơn bao giờ hết. Nội dung do các ca sĩ và công ty sản xuất được đông đảo khán giả trên khắp thế giới theo dõi, đánh giá.
Giờ đây, nghệ sĩ Hàn Quốc đứng trước áp lực phải có kiến thức sâu rộng hơn về các bối cảnh lịch sử và văn hóa. Tuy nhiên, những tranh cãi gần đây cho thấy nền công nghiệp âm nhạc Hàn Quốc vẫn còn một chặng đường dài nhiều thử thách phía trước nếu thực sự muốn nâng tầm ảnh hưởng ra thế giới.
Kpop liên tục vướng tranh cãi
Nhiều tranh cãi về nhận thức văn hóa và lịch sử đã gây xôn xao thị trường âm nhạc Kpop trong 12 tháng qua. Cách đây ít ngày, trưởng nhóm của GFriend là Sowon đã gửi lời xin lỗi công chúng vì chia sẻ những bức ảnh được cho là phản cảm. Trong hình, nữ ca sĩ ôm eo một ma nơ canh mặc trang phục người lính Đức Quốc xã.
Trước đó, vào tháng 7/2020, MV How You Like That của nhóm nhạc nữ BlackPink bị chỉ trích vì sử dụng tượng thần Ganesha – một vị thần Hindu đầu voi mình người – mà không hiểu ý nghĩa quan trọng của nó đối với người hâm mộ Ấn Độ. Vấp phải những tranh cãi, công ty quản lý YG Entertainment quyết định chỉnh sửa MV và xóa bỏ cảnh có bức tượng vị thần Ganesha.
Sowon phải xóa bỏ hình ảnh gây tranh cãi.
2 tháng trước đó, Big Hit Entertainment – công ty quản lý của BTS – cũng đưa ra lời xin lỗi vì lấy đoạn lời của Jim Jones đưa vào bài hát What Do You Think? của rapper Suga.
“Ngày nay, Kpop không chỉ dành cho người Hàn Quốc. Các ngôi sao và công ty đang hướng tầm nhìn ra thị trường toàn cầu, vì vậy họ nên lắng nghe tiếng nói từ những người thuộc các nền văn hóa khác nhau”, Lee Gyu Tag, giáo sư nhân chủng học văn hóa tại Đại học George Mason Hàn Quốc, nói với The Korea Times .
“Họ cần tìm hiểu về nhiều nền văn hóa, điều cấm kỵ và lịch sử khác nhau để hiểu rõ hơn người hâm mộ của mình”, giáo sư cho biết thêm.
Giải pháp cho những tranh cãi
Quan điểm của Lee Gyu Tag nhận được sự đồng tình của nhà phê bình văn hóa nhạc pop Kim Hern Sik. Kim Hern Sik tin rằng các công ty quản lý Kpop nên thành lập các phòng ban hoặc đội ngũ để xử lý những vấn đề liên quan đến lịch sử, văn hóa.
“Ví dụ: các video ca nhạc thường do nhà sản xuất ngoài công ty thực hiện. Nhưng mỗi công ty cần thành lập một nhóm và để nhân viên của mình kiểm tra kỹ lưỡng xem nội dung Kpop của họ có thể gây khó chịu cho một số đối tượng khán giả hay không”, ông nói.
“Họ nên cảnh giác hơn vì một cuộc tranh cãi liên quan đến các vấn đề văn hóa hoặc lịch sử có thể làm hoen ố danh tiếng của ca sĩ ở mức độ lớn. Điều quan trọng là phải nhanh chóng hành động – chẳng hạn như đưa ra lời xin lỗi – nếu một công ty phát hiện ra có điều gì không ổn trong sản phẩm âm nhạc”, Kim nhận định.
BlackPink chỉnh sửa MV sau khi bị chỉ trích.
Trở lại trường hợp Sowon, trong khi rất nhiều người hâm mộ quốc tế khó chịu vì hành động của nữ ca sĩ, một số khán giả Hàn Quốc lại bênh vực cô. Họ cho rằng đó “chỉ là một sự nhầm lẫn”. Theo Kim, đôi khi, sự khác biệt về văn hóa khiến người hâm mộ bản địa có quan điểm trái chiều so với những khán giả ở quốc gia khác.
“Nhưng tôi tin người hâm mộ Kpop trong nước nên cố gắng hiểu cảm xúc và nỗi đau của những người theo dõi quốc tế. Họ không nên nhắm mắt làm ngơ khi khán giả quốc tế tìm kiếm sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau”, ông Kim nhấn mạnh.
Kim chỉ ra những khán giả Hàn Quốc nên đặt mình vào vị trí của người hâm mộ toàn cầu khi đề cập đến những vấn đề văn hóa, lịch sử… “Các ngôi sao Kpop và công ty quản lý có thể tìm hiểu về văn hóa và lịch sử nếu có nguồn tài liệu tốt. Nhưng hiện tại, không có đủ tài liệu tham khảo cho họ”, ông nói.
Jennie được fan quốc tế bênh sau phát ngôn "mở đường" cho Kpop gây tranh cãi trong khi Cnet mỉa mai, so sánh với BTS vì không khiêm tốn
Fan quốc tế và cư dân mạng Trung Quốc có phản ứng khác nhau một trời một vực sau phát ngôn gây tranh cãi của Jennie.
Mới đây, Jennie đã trở thành tâm điểm của cuộc "hỗn chiến" trong cộng đồng fan Kpop sau phát ngôn của cô tại chương trình radio SOFLO Morning Show. Thành viên BLACKPINK cho biết: "Đã có những nghệ sĩ ra nước ngoài hoạt động như những gì chúng tôi đang làm... Chúng tôi xem họ mà trưởng thành, ước rằng có thể trở thành nhóm nhạc mở ra cánh cửa cho những nghệ sĩ khác để truyền bá âm nhạc của họ, vì âm nhạc không chỉ gói gọn trong quốc gia của bạn".
Câu trả lời phỏng vấn gây tranh cãi của Jennie
Cứ ngỡ đây chỉ là ước muốn đơn thuần của Jennie, thế nhưng câu trả lời của cô lại gây tranh cãi vì fan của các nhóm nhạc khác cho rằng trước đó đã có những nghệ sĩ Hàn Quốc mở đường, đưa Kpop ra thế giới. Đây cũng là cách BLACKPINK nhận lấy cơ hội vươn ra toàn cầu.
Nhiều người còn nói thẳng BTS mới là người mở đường cho Kpop và phát ngôn của Jennie chẳng khác gì phủi sạch công sức của các chàng trai. Do đó, không ít fan quá khích còn "khủng bố" tài khoản Instagram của nữ idol, hỏi "xoáy" rằng BLACKPINK mở ra cánh cửa nào trong khi họ đã được người khác trải đường sẵn.
Jennie bị "ném đá" thậm tệ sau phát ngôn gây ý kiến trái chiều
Dù vậy, Jennie vẫn nhận được sự ủng hộ của nhiều fan quốc tế. Theo họ, nữ ca sĩ không hề cố ý phủ nhận công sức của bất kì nghệ sĩ Kpop nào. Bản thân BLACKPINK cũng làm việc chăm chỉ để có thể đạt thành công hiện tại và cố gắng đem lại sức ảnh hưởng đến cho người khác. Tranh cãi nổ ra phần lớn đến từ cách hiểu và phiên dịch tiếng Anh mà thôi.
"Chúng tôi không nói BLACKPINK mở đường, thay vào đó chúng tôi tuyên bố BLACKPINK tự mở đường cho chính họ."
"Không ai nói BLACKPINK mở đường cho Kpop toàn cầu. Bỏ qua danh hiệu 'đầu tiên' và 'duy nhất' vì mọi người kiểu gì chẳng phủ nhận họ. Nhưng BLACKPINK tự mở cánh cửa cho chính mình và đang chậm rãi mở đường cho những nghệ sĩ Kpop khác như BTS từng làm."
"Điều này làm tôi bực tức, vì các cô gái chẳng nói gì xấu xa nhưng fandom chúng ta đang vượt qua giới hạn khi spam bình luận với câu 'BTS mở đường', mọi chuyện đi quá xa rồi đó."
"Cưng à, những nghệ sĩ đó không cập nhật nhóm nào nhận giải thưởng phương Tây đầu tiên đâu, vv... Nếu nhà báo nói gì với họ ở phỏng vấn thì đó là sự thật, vì họ không biết thành tích của mọi nhóm. Hi vọng bạn hiểu ý mình."
"Không muốn bị cuốn vào fanwar nhưng mọi người đang phẫn nộ vì 1 cái clip bị cắt xén. Jennie nói 'Chúng tôi có những nghệ sĩ hoạt động ở thị trường quốc tế nhưng chúng tôi đang làm... Chúng tôi lớn lên mà xem họ, ước trở thành nhóm nhạc mở ra cánh cửa cho nhiều nghệ sĩ hơn'. Hãy chấm dứt thị phi đi."
"Tôi chẳng hiểu điều này có gì là xúc phạm với một số người, cô ấy có phủ nhận ai đâu."
Những người bênh vực Jennie còn cho rằng cách nói "mở đường" có nghĩa là tạo nên sự tiến bộ và khiến mọi thứ dễ dàng hơn cho những người khác. Một số ARMY (fan của BTS) cũng bênh vực cô nàng và cho là lời nói của nữ idol đã bị suy diễn bởi những người quá khích.
Thế nhưng khi sự việc nổ ra, đa số cư dân mạng Trung Quốc lại không "bao dung" như fan quốc tế. Trên diễn đàn Douban, nhiều người đã mỉa mai BLACKPINK, cho rằng nhóm "thùng rỗng kêu to" khi chưa thể tự sản xuất âm nhạc nhưng đã muốn mở đường cho nghệ sĩ khác. Họ còn so sánh BLACKPINK với BTS và cho rằng nhóm nhạc đến từ Big Hit Entertainment dù có nhiều thành tựu ở thị trường quốc tế hơn nhưng chưa dám "nổ" như 4 cô gái.
BLACKPINK lại bị dân mạng xứ Trung mỉa mai, "ném đá"
Không chỉ có vậy, không ít cư dân mạng còn chế nhạo BLACKPINK là nhận vơ lời chúc mừng của nhà báo khi người này gọi 4 cô gái là nhóm nhạc Kpop đầu tiên chiến thắng tại lễ trao giải MTV Video Music Awards (MTV VMAs). Khi được chúc mừng, nhóm đã reo hò và thể hiện biểu cảm vui mừng. Thực tế thì H.O.T mới là nhóm nhạc Kpop đầu tiên giành giải ở MTV VMAs năm 1999.
Phản ứng của BLACKPINK khi nhà báo nói họ là nhóm Kpop đầu tiên nhận giải ở VMAs
Cư dân mạng Trung Quốc bình luận:
- "Trước hết cứ tự sản xuất cái đã mấy cô em nhà giàu ơi".
- "Khi bị hỏi về kinh nghiệm sáng tác thì nhìn ngang ngó dọc. Noi nhung cau nay co phai hoi tham lam roi khong".
- "Nhóm Kpop đầu tiên nhận giải VMAs, cười chết mất".
- "BTS và fan cũng chưa dám nói thế này, BLACKPINK có vẻ 'nổ' gớm nhỉ".
- "Cô ấy nói là 'ước', có nghĩa là chưa có cánh cửa nào mở, và họ muốn mở đường... Câu này có chút gây ồn ào".
- "Ở bức ảnh đầu tiên, rõ là đường đã được mở mà vẫn còn nói là 'ước'. Phủ nhận sự thật rồi nhắc đến bản thân à. Bức ảnh thứ 2 thì không biết có thật không nên tôi không nói".
2 bức ảnh được nhắc đến trên Douban, bức ảnh này là phát biểu của Jennie: "Chúng tôi ước rằng có thể trở thành nhóm nhạc mở ra cánh cửa cho những nghệ sĩ khác để truyền bá âm nhạc của họ, vì âm nhạc không chỉ gói gọn trong quốc gia của bạn."
Bức ảnh thứ 2 có câu hỏi là ai là nghệ sĩ Kpop đầu tiên nhận giải ở VMAs, nhóm trả lời là BLACKPINK
- "Tôi xem video thì là ông nhà báo ở góc phải phía trên nói. Họ có vẻ rất vui khi nghe chuyện đó, có hơi xấu hổ nhỉ".
- "Ngại thế nhỉ, đến BTS cũng chưa dám nói như vậy. Vụ VMAs còn xấu hổ nữa, sao tự nhiên lúc ấy lại không hiểu tiếng Anh thế".
- "Càng nghĩ càng thấy ớn. BTS chỉ tung vài bài hát cổ vũ và chữa lành những người đang trải qua thời gian khó khăn, hi vọng đem lại sức mạnh cho mọi người. Cô trưởng nhóm Jennie thì lại hô hào tôi độc nhất vô nhị, đàn ông sẽ mất máu vì tôi. Không biết còn truyền đạt thông tin gì hữu ích. Có đáng để so sánh với BTS không? Có thể đóng luôn cánh cửa của các người lại luôn không?".
Kpop liên tiếp bị fan nước ngoài chỉ trích vì nhạo báng văn hóa: Một "hạt sạn" cũng làm hỏng cả sản phẩm tốt? Các sản phẩm âm nhạc Kpop trong thời gian gần đây thường xuyên bị netizen cho rằng thiếu tôn trọng văn hóa nước ngoài gây nhiều xôn xao. Thời gian vừa qua Kpop đã dần trở lại nhịp sôi động sau thời điểm cao trào của dịch bệnh Covid-19, liên tục các sản phẩm mới được ra mắt, thậm chí BTS và BLACKPINK...