Vì sao kinh nguyệt chậm trễ sau khi ngưng uống thuốc tránh thai?
Ngay cả khi vừa ngưng dùng thuốc tránh thai, bạn không áp dụng biện pháp bảo vệ nào trong lần “quan hệ” tiếp theo thì khả năng có thai vẫn có thể xảy ra.
Em mới lập gia đình và cả 2 vợ chồng đều chưa muốn có em bé ngay. Vì thế nên em đã lựa chọn biện pháp tránh thai là uống thuốc tránh thai hàng ngày.
Sau hơn 1 năm tránh thai, vợ chồng em quyết định có em bé nên em đã dừng thuốc. Tính đến nay, em đã dừng uống thuốc được 2 tháng. Nhưng điều em lo lắng là cho tới giờ em vẫn chưa có kinh nguyệt trở lại. Trước đây, kể cả khi dùng thuốc tránh thai, kinh nguyệt của em rất đều, không có gì đặc biệt.
Bác sĩ cho em hỏi, liệu em có bị làm sao không? Bình thường, sau khi ngưng uống thuốc tránh thai bao lâu sẽ có kinh nguyệt trở lại. Nếu em bị chậm kinh như thế này thì có em bé được không? Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn! (Hà Minh)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Hà Minh thân mến,
Thông thường, sau khi ngưng dùng thuốc tránh thai hàng ngày, chị em sẽ thấy kinh nguyệt xuất hiện sớm vào tháng tiếp theo. Tuy nhiên, thời gian kinh nguyệt xuất hiện trở lại cũng khác nhau tùy người, có người thấy sớm, có người lại thấy muộn.
Sau khi bạn ngừng uống thuốc tránh thai 2-3 tháng mà kinh nguyệt vẫn chưa xuất hiện trở lại thì cũng là bình thường. Bởi vì hiện tượng kinh nguyệt bị chậm trễ sau khi dừng thuốc tránh thai là khá phổ biến vì những lý do sau:
Video đang HOT
Ngay cả khi vừa ngưng dùng thuốc tránh thai, bạn không áp dụng biện pháp bảo vệ nào trong lần “quan hệ” tiếp theo thì khả năng có thai vẫn có thể xảy ra. Ảnh minh họa
- Thuốc tránh thai mà bạn dùng là loại thuốc có chứa cả estrogen và progesterone. Điều này giúp ngăn chặn sự rụng trứng bằng cách duy trì mức hormone kích thích tố. Bằng biện pháp này, chúng sẽ ngăn chặn một trứng phát triển, hoặc rụng trong những ngày rụng trứng. Khi đó, thời kỳ kinh nguyệt vẫn diễn ra như bình thường nhưng do bị giảm hàm lượng hormone đột ngột trong thời gian rụng trứng nên chị em sẽ không mang thai.
Do chu kì nguyệt san của họ được kiểm soát bởi những viên thuốc tránh thai nên các phụ nữ sẽ thường có chu kỳ nguyệt san đều đặn hơn so với trước khi không sử dụng thuốc.
- Khi bạn ngưng uống thuốc tránh thai hàng ngày hoàn toàn, mức hormone này sẽ bị giảm sút và ngừng hẳn. Cơ thể bạn sẽ bắt đầu sản xuất hormone riêng của mình và đôi khi nó có thể cần một thời gian để lấy lại nhịp điệu bình thường của nó. Khi ấy cơ thể cũng đã có vài trăm ngàn trứng trong buồng trứng sẵn sàng để trưởng thành nhưng chúng có thể cần một số thời gian trước khi rụng trứng để tạo thành chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau khi ngưng uống thuốc.
Do đó, nhiều phụ nữ sau khi ngừng uống thuốc tránh thai trung bình phải mất 1-3 tháng để bắt đầu rụng trứng một lần nữa và có kinh nguyệt trở lại. Đôi khi sự rụng trứng có thể xảy ra sớm hơn hoặc có thể chậm hơn.
Tuy nhiên, bạn cũng nên kiểm tra xem mình có bầu hay không, bởi vì ngay cả khi vừa ngưng dùng thuốc tránh thai, bạn không áp dụng biện pháp bảo vệ nào trong lần “quan hệ” tiếp theo thì khả năng có thai vẫn có thể xảy ra.
Vì vậy, bạn nên kiểm tra xem mình có thai hay không. Nếu bạn không có thai mà sau nhiều tháng vẫn không thấy có kinh nguyệt trở lại thì bạn nên đi khám sớm.
Chúc bạn vui, khỏe!
Theo VNE
Một số sai lầm trong chăm trẻ sơ sinh
Theo bác sĩ Võ Đức Trí, Phó khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), nhiều phụ huynh thường mắc phải các sai lầm đáng tiếc trong chăm sóc trẻ sơ sinh.
Cần cẩn thận khi chăm trẻ sơ sinh - Ảnh: Shutterstock
Nhầm tưởng vàng da ở trẻ sơ sinh là vàng da sinh lý
Nhiều cha mẹ khi thấy trẻ sơ sinh có biểu hiện vàng da thì cho rằng chỉ là vàng da sinh lý và có tâm lý đợi sau một tuần nếu không khỏi mới đưa đi điều trị. Tuy nhiên, bệnh vàng da ở trẻ nếu để quá một tuần thì nguy cơ tử vong rất lớn hoặc các trường hợp chất bilirubin tăng gây tổn thương não dẫn tới nguy cơ tàn tật, bại não ở trẻ.
Do đó, hằng ngày cha mẹ và gia đình phải đưa trẻ ra những chỗ nhiều ánh sáng mặt trời để quan sát ngực, bụng, tứ chi. Nếu thấy vàng da quá rốn, vàng da xuống chân hoặc vàng da kèm bú kém, lơ mơ thì phải đưa trẻ đi nhập viện gấp.
Việc điều trị bệnh vàng da chỉ hiệu quả trong tuần đầu của bệnh, nếu để chậm trễ sẽ gây ra hậu quả nặng nề thậm chí có thể tử vong.
Mẹ và trẻ sơ sinh nằm phòng tối sau khi sinh
Nhiều người quan niệm, bà mẹ sau sinh và trẻ phải nằm phòng kín để tránh gió, trẻ đang yếu ớt nên nằm phòng tối sẽ ấm hơn. Thực tế, phòng tối thường không thoáng khí và thiếu ánh sáng khiến việc theo dõi cơ thể của trẻ gặp khó khăn. Nếu trẻ bị vàng da, việc nằm phòng tối sẽ làm cho trẻ bệnh nặng hơn khi gia đình khó quan sát đúng bệnh.
Ngoài ra, có nhiều bà mẹ còn nằm than hay hơ trẻ sơ sinh trên than gây nhiễm trùng da, viêm mô tế bào. Bệnh viện Nhi đồng 1 từng tiếp nhận những trường hợp trẻ bị phỏng tay, bàn chân, lưng do nằm than.
Băng kín rốn
Có một số phụ huynh quan niệm không để rốn hở ra vì sợ vi khuẩn bay vào gây bệnh cho trẻ. Tuy nhiên, việc bịt kín rốn lại dễ gây nhiễm trùng, hôi thối rốn. Có trường hợp còn đắp sái thuốc phiện làm trẻ chướng bụng, ngưng thở. Vì vậy, cần phải biết cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh. Có thể dùng ancol 70 độ hoặc dung dịch muối phù hợp để rửa rốn cho trẻ.
Sớm thay sữa bình
Nhiều bà mẹ không ý thức được vai trò của sữa mẹ đối với sự phát triển của trẻ nhỏ nên dễ dàng thay sữa mẹ bằng sữa bình. Đó là chưa kể việc kiêng khem quá mức khiến mẹ không đủ chất dinh dưỡng để nuôi trẻ.
Khẩu phần ăn của người mẹ sau sinh phải tăng thêm lượng thức ăn hằng ngày. Đồng thời, trong khẩu phần ăn phải đảm bảo đủ tinh bột, đạm và phải uống đủ nước, ăn nhiều rau, trái cây. Đối với trẻ nhỏ, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng hàng đầu.
Đưa con đi cắt lễ
Khi thấy trẻ bị bệnh, nhiều bà mẹ đưa trẻ đi cắt lễ. Điều này rất nguy hiểm vì dễ gây ra những biến chứng khó lường như xuất huyết, nhiễm trùng, nhiễm HIV. Vì vậy, khi trẻ có bệnh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán đúng và có cách can thiệp hợp lý.
Theo VNE
Nhau cài răng lược: Chậm trễ rất nguy! Nhau cài răng lược là tình trạng nhau bám chặt vào thành tử cung, không tróc tự nhiên sau khi em bé đã được sinh ra. Đây là tình trạng nguy hiểm, cần được chẩn đoán chủ động để kịp thời xử trí sớm nhằm hạ thấp khả năng ảnh hưởng sức khoẻ của mẹ, cũng như khả năng mang thai lần sau....