Vì sao Kim Jong-un không dự lễ duyệt binh của Trung Quốc
Tuy là hai nước đồng minh, quyết định không đến Bắc Kinh dự lễ kỷ niệm của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cho thấy mối quan hệ “cơm chẳng lành canh chẳng ngọt” giữa hai bên.
Ông Choe Ryong-hae (trước, phải) là đại diện của Triều Tiên đến dự lễ kỷ niệm tại Bắc Kinh. Ảnh: Reuters
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Minh hôm 25/8 thông báo Triều Tiên sẽ cử Bí thư Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên Choe Ryong-hae đến Bắc Kinh dự lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến II ở châu Á. Khoảng 30 lãnh đạo thế giới dự kiến tham gia sự kiện, trong đó có Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye.
Quan hệ ngày càng trắc trở
Trước đó từng có suy đoán rằng ông Kim sẽ tới Bắc Kinh vì ông đã hủy chuyến thăm Moscow, dự lễ kỷ niệm 70 năm Thế chiến II kết thúc ở châu Âu hồi tháng 5. Ông Kim tháng trước còn gửi vòng hoa đến nghĩa trang liệt sĩ Quân đội tình nguyện nhân dân Trung Quốc ở tỉnh Pyongan Nam, để tưởng niệm các binh sĩ Trung Quốc đã chiến đấu cho Triều Tiên trong chiến tranh liên Triều. Đây được xem là động thái hòa giải với Trung Quốc.
Jeon Hyun-joon, chuyên gia phân tích về Triều Tiên tại Seoul, nói rằng quyết định vắng mặt của ông Kim phản ánh mối quan hệ Trung – Triều ngày càng trắc trở.
Video đang HOT
“Có thể ông Kim muốn nhận được sự đón tiếp đặc biệt từ Trung Quốc trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên và nhận thấy rằng Trung Quốc không đáp ứng mong mỏi đó”, ông Jeon nói.
Ông Jeon cho rằng quan hệ cá nhân giữa lãnh đạo hai quốc gia đồng minh này đã căng thẳng từ lúc ông Kim lên lãnh đạo đất nước vào cuối năm 2011. Ông Jeon nói rằng ông Tập Cận Bình cảm thấy không thoái mái với Kim Jong-un.
Quan hệ Trung – Triều lạnh nhạt đi sau khi Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử hạt nhân thứ ba vào đầu năm 2013, bất chấp phản đối từ Bắc Kinh. Mối quan hệ càng xấu đi sau khi ông Kim Jong-un xử tử người chú rể Jang Song Thaek, vốn có quan hệ gần gũi với Bắc Kinh.
Một số nhà phân tích suy đoán Trung Quốc và Triều Tiên có thể sẽ tận dụng lễ duyệt binh tuần tới để cải thiện quan hệ. Một vài người cho rằng quyết định để ông Choe Ryong Hae dự lễ duyệt binh cũng có thể là một nỗ lực để tiến hành việc này. Ông Choe hồi tháng 5/2013 từng đến Bắc Kinh và gặp ông Tập.
“Ông Kim chọn ông Choe có thể vì ông ấy là một trong những phụ tá thân cận nhất có quen biết với các lãnh đạo Trung Quốc”, giáo sư Yang Moo-jin ở Đại học Nghiên cứu Triều Tiên tại Hàn Quốc nhận xét.
Giáo sư Kim Heung-gyu từ Đại học Aju, Hàn Quốc cũng cho rằng Kim Jong-un đã chọn ông Choe như là đặc sứ đại diện cho mình. Có thể ông Choe sẽ trao thư cá nhân của ông Kim cho ông Tập, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết phải giữ quan hệ đồng minh mạnh mẽ giữa hai nước”, giáo sư bình luận.
Đối tác mới
Thay vì tập trung vào quan hệ Trung – Triều, Trung Quốc đang tìm cách tiếp cận gần gũi với Hàn Quốc. Ban đầu, Seoul chỉ nói rằng Tổng thống Park Geun-hye sẽ đến Bắc Kinh dự lễ kỷ niệm, nhưng không nói rõ có dự lễ duyệt binh hay không. Văn phòng của bà hôm 26/8 thông báo bà sẽ dự lễ duyệt binh, nơi Bắc Kinh sẽ phô diễn sức mạnh quân sự với những vũ khí mới. Bà Park là tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc làm việc này.
Người phát ngôn Nhà Xanh cho biết bà Park đã cân nhắc mối quan hệ với Trung Quốc và quyết định dự lễ duyệt binh với hy vọng Bắc Kinh sẽ tiếp tục đóng góp cho nỗ lực hòa bình và thống nhất trên bán đảo Triều Tiên.
Giáo sư Shin Sang-jin ở Đại học Kwangwoon, Hàn Quốc, nhận định Tổng thống Park có thể đã nhìn “vai trò ngày càng quan trọng của Trung Quốc trong việc đối phó với Triều Tiên, cũng như kế hoạch thống nhất hai miền Triều Tiên trong tương lai”.
Hồng Vân
Theo VOA
Dễ xử trong khó xử
Ngày 3.9, Trung Quốc sẽ tổ chức lễ duyệt binh quy mô nhất từ trước đến nay với mục đích chính thức là kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến 2.
An ninh được tăng cường trên quảng trường Thiên An Môn ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc trước thềm lễ duyệt binh - Ảnh: Reuters
Theo thông báo của Trung Quốc, các vị đứng đầu nhà nước và chính phủ của khoảng 30 quốc gia sẽ tham dự sự kiện này, trong đó Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon cũng thông báo sẽ có mặt.
Trong khi đó, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và lãnh đạo các nước phương Tây không tới dự. Giống như sự kiện tương tự được Nga tổ chức vài tháng trước, việc tham dự các nghi lễ kỷ niệm và lễ duyệt binh rất nhạy cảm về chính trị và ngoại giao.
Phương Tây phải công nhận vai trò quyết định của Liên Xô trong Thế chiến 2, nhưng vì đang vướng mắc với Nga nên đã tẩy chay nước này. Họ không muốn đề cao Trung Quốc nên cũng không đến Bắc Kinh. Việc Thủ tướng Abe không góp mặt cũng không khó hiểu. Tất cả đều không bị khó xử như bà Park Geun-hye và ông Ban Ki-moon.
Quyết định của Tổng thống Park đã giúp ông Ban Ki-moon thoát khỏi tình thế khó xử. Ông là người Hàn Quốc nên dù hiện là Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc nhưng nếu bà Park cũng tẩy chay Trung Quốc như các nước phương Tây và Nhật Bản thì ông Ban Ki-moon dẫu cá nhân có muốn cũng sẽ không thể tới Bắc Kinh để tham dự lễ duyệt binh.
Một khi Tổng thống Park Geun-hye đã quyết định góp mặt thì ông Ban lại không thể không đi. Chuyện khó xử mà rồi lại thành dễ xử bởi không phải lập luận có trước quyết định mà quyết định hướng nào thì sẽ có lập luận kiểu ấy.
La Phù
Theo Thanhnien
Trung Quốc cấm xe, đóng cửa nhà máy trước lễ duyệt binh lớn Xe cộ bị cấm hoạt động, 10.000 nhà máy bị đóng cửa, máy bay mô hình bị cấm bán để chuẩn bị cho lễ kỷ niệm kết thúc Thế chiến II quy mô lớn của Trung Quốc. Một cảnh sát bán quân sự mặc thường phục canh gác tại quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh hôm 27/8. Ảnh: Reuters Theo Xinhua,...